140-2020 - page 10

10
Bất động sản -
Thứ Tư24-6-2020
bạch cho thị trường.
Không đồng tình ý kiến
trên, ông Nguyễn Văn Hậu,
Tổng giám đốc Công ty CP
BĐSAsian Holding, cho biết
một sản phẩmmuốn giao dịch
phải có giấy xác nhận của sàn
rất nhiêu khê về thời gian, đẻ
thêm thủ tục, thêm chi phí xin
cho. Ngoài ra, một sản phẩm
bán qua nhiều sàn, phải xin
lại giấy xác nhận giao dịch
của các sàn cũng rất mệt mỏi
cho người bán lẫn người mua.
“Giao dịch qua sàn thực ra
chỉ đẻ thêm thủ tục, tốn thêm
chi phí khiến sản phẩm bị đội
giá lên. Cuối cùng, khách
hàng là người chịu thiệt” -
ông Hậu nói.
Theo ông Hậu, quy định
hiện nay không bắt buộc giao
dịch qua sàn tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp lẫn người
mua nhà. Trong trường hợp
chủ đầu tư cho công ty môi
giới BĐS bán hàng thì công
ty môi giới ký hợp đồng hợp
tác đầu tư hoặc hợp đồng
phân phối rồi thực hiện bán
Hiện nay, một số công ty
phân phối dự án BĐS đã có
những giải pháp quản lý rất
hiệu quả bằng cách quản lý
nhân viên môi giới qua các
tài khoản. Nhờ vậy biết được
khách hàng mua sản phẩm ở
đâu và không thể trốn thuế
được. Các đơn vị này tiên
phong đưa mã số chứng chỉ
của nhân viên môi giới vào
các giao dịch. Khách hàng
có thể kiểm tra thông tin, từ
đó gia tăng tính minh bạch
và góp phần bảo đảm quyền
lợi khách hàng.
Theo TS Lê Bá Chí Nhân,
chuyên gia BĐS, trước khi
đề xuất bắt buộc giao dịch
phải qua sàn thì cần khảo sát
từ khi Luật Kinh doanh BĐS
có hiệu lực đến nay, việc bỏ
quy định trên có ảnh hưởng
tiêu cực đến tính minh bạch
thị trường hay không. Nếu
không thì đề xuất này là không
cần thiết.
TS Nhân cho rằng vấn đề
minh bạch thị trường là nằm
ở khâu quản lý. Để bán được
sản phẩm, chủ đầu tư phải đáp
ứng đầy đủ các điều kiện về
thủ tục, pháp lý dự án theo
quy định của pháp luật. Đối
với nhà cá nhân thì người
dân có toàn quyền lựa chọn
giao cho sàn bán hoặc tự bán.
TS Nhân cũng đồng tình
để quản lý thị trường trước
hết phải quản lý nhân viên
môi giới. Nhóm này phải có
chứng chỉ hành nghề môi giới
do Bộ Xây dựng cấp, phải có
đào tạo và thi tuyển bài bản.
Ở góc độ người mua, anh
TuấnHùng (quận 3, TP.HCM)
cho rằng trách nhiệm minh
bạch thị trường thuộc về cơ
quan quản lý nhà nước.
“Nếu mua qua sàn thì mất
thêmphí tưvấn, sàn sẽ tăng giá
bán để kiếm thêm lợi nhuận.
Nếu bắt buộc giao dịch qua
sàn mà không quản lý thì chỉ
làm rối thêm thị trường” - anh
Hùng chia sẻ.•
hàng. Sau đó, khách hàng sẽ
ký văn bản thỏa thuận đặt cọc
và hợp đồng chuyển nhượng
trực tiếp với chủ đầu tư.
Đại diện một công ty BĐS
có vai trò vừa là chủ đầu tư
vừa là đơn vị phân phối có
nhiều sàn giao dịch, ông Duy
Minh cho rằng việc giao dịch
bắt buộc qua sàn trước đây
đã có nhưng không mang lại
hiệu quả. Vì vậy, Luật Kinh
doanh BĐS 2014 đã bãi bỏ
quy định này. Hiện nay, Nhà
nước chỉ khuyến khíchmọi tổ
chức, cá nhân thực hiện giao
dịch BĐS thông qua sàn giao
dịch chứ không bắt buộc.
Theo ông Minh, nếu quay
trở lại bắt buộc giao dịch qua
sàn thì không hợp lý. Chủ đầu
tư không có sàn giao dịch sẽ
phải lo thêm khoản quan hệ
với sàn, làm tăng chi phí, tăng
giá sản phẩm. Người mua nhà
Để bảo vệ người
mua nhà, Nhà nước
cần quy định chặt
chẽ về điều kiện
của cá nhân được
cấp chứng chỉ hành
nghề môi giới BĐS.
phải gánh thêm thủ tục. Trong
khi đó, thời gian qua nhờ áp
dụng Luật Kinh doanh BĐS
2014, thị trường đã thanh lọc
được nhiều sàn giao dịch yếu
kém, giúp hình thành các sàn
chuyên nghiệp hơn, tạo uy tín
đối với khách hàng.
Cần chế tài đối với sàn,
nhân viên môi giới
Theo ôngNguyễnVănHậu,
một điều cần quan tâm lúc
này là sự chuyên nghiệp và
đạo đức của những người làm
nghềmôi giới BĐS. Để bảo vệ
người mua nhà, Nhà nước cần
quy định chặt chẽ về điều kiện
của cá nhân được cấp chứng
chỉ hành nghề môi giới BĐS.
Có như vậymới nâng cao chất
lượng, tính chuyên nghiệp và
đạo đức nghề nghiệp của các
tổ chức, cá nhân kinh doanh
dịch vụ này.
QUANGHUY
M
ới đây, Hội Môi giới
bất động sản (BĐS)
Việt Namđã kiến nghị
giao dịch BĐS phải qua sàn
nhằm giúp thị trường minh
bạch hơn. Tuy nhiên, theo ý
kiến nhà đầu tư, doanh nghiệp
lẫn chuyên gia thì việc này
sẽ làm tăng chi phí, thủ tục,
mất thời gian cho khách mà
cũng không giúp ích cho việc
quản lý thị trường.
Tốn chi phí,
mất thời gian
cho người mua nhà
Lý giải cho đề xuất gửi Bộ
Xây dựng về việc ban hành
lại quy định giao dịch các sản
phẩm BĐS phải qua sàn như
trước kia, ông Nguyễn Văn
Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi
giới BĐSViệt Nam, cho rằng
khi bánhàngqua sànbuộc phải
chuyên nghiệp hơn. Hàng đã
được đưa lên sàn phải cực tốt,
có kiểm chứng để đảm bảo
quyền lợi cho khách mua.
ÔngĐínhdẫn chứngvụviệc
Công ty Địa ốc Alibaba giao
dịch không qua sàn nên khách
hàngkhôngcócơsở thẩmđịnh,
kiểm tra thông tin về dự án,
khiến nhiều người tiềnmất tật
mang. Mục đích của đề xuất
này không nhằm tạo sự độc
quyền trong bán hàng củamôi
giới mà chỉ để tăng tính minh
Nhiều ý kiến cho rằng nếu quy
định bắt buộc giao dịch bất động
sản qua sàn có thể khiến giá nhà,
đất tăng thêm.
Giao dịch bất động sản
qua sàn: Đẻ thêm thủ tục
Tồnkhohơn100.000 tỉ đồng, đề xuất chongười nước ngoàimua condotel
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 30.000
cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 39.100 căn hộ du lịch
(condotel). Trong đó có 48 dự án bất động sản (BĐS) nghỉ
dưỡng đang triển khai xây dựng, với 18.549 căn hộ và
3.359 biệt thự đang triển khai xây dựng.
Báo cáo của 34 tỉnh, TP gửi về Bộ Xây dựng ghi nhận
trong quý I-2020 có năm dự án BĐS được cấp phép đầu
tư với 4.512 căn hộ du lịch và 476 biệt thự du lịch được
cấp phép. Loại hình căn hộ du lịch mới hình thành ở nước
ta nhưng đang phát triển rất nhanh, chủ yếu ở các vùng
ven biển.
Thời điểm này, thị trường cả nước đang chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi dịch COVID-19, giao dịch giảm mạnh so với
cùng kỳ năm trước. Tồn kho BĐS tăng mạnh, ước tính
giá trị tồn kho của các doanh nghiệp đã niêm yết lên sàn
tương đương 104.550 tỉ đồng. Lượng tồn kho BĐS chủ
yếu là căn hộ cao cấp, căn hộ du lịch.
Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, Bộ Xây
dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh BĐS,
Luật Nhà ở năm 2014 cho phép cá nhân, tổ chức nước
ngoài được mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại mỗi tòa nhà chung cư cần tăng số lượng
nhà ở mà cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép sở hữu.
Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cũng cho rằng nhu cầu
của các cá nhân nước ngoài với loại hình BĐS du lịch là rất
lớn nhưng nhóm đối tượng này chỉ được mua nhà ở. Vì vậy,
VNREA kiến nghị cho phép cá nhân nước ngoài mua các
loại hình sản phẩm khác như BĐS du lịch để thu hút vốn đầu
tư lớn. Việc quản lý có thể thông qua các quy định tương tự
như quy định khi người nước ngoài mua nhà ở.
Các chuyên gia cho rằng người nước ngoài có nhu cầu
mua các BĐS cao cấp nên việc cho phép họ mua BĐS du
lịch là phù hợp. Hơn nữa, dự án nghỉ dưỡng là đất thuê có
thời hạn. Kinh doanh căn hộ du lịch vẫn phải phụ thuộc
vào chủ đầu tư dự án, người nước ngoài chỉ mua căn hộ
để được chia lợi nhuận hoặc họ có tự cho thuê thì cũng
phụ thuộc vào quy định của chủ đầu tư. Vì vậy, cho phép
người nước ngoài mua BĐS du lịch không đáng lo ngại.
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills
Việt Nam, việc cho người nước ngoài mua BĐS du lịch
phải quản lý bằng các quy định về điều kiện, thủ tục
tương tự như quy định đối với nhà ở. Theo đó, người nước
ngoài không được sở hữu bao gồm các nhóm sản phẩm có
ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, an sinh xã hội.
MINH LONG
Một số khách hàngmuốn giao dịch qua sàn để được tư vấn kỹ hơn trước khi quyết địnhmua nhà.
Ảnh: QUANGHUY
Việc kiến nghị trở lại giao
dịch qua sàn sẽ tốn rất nhiều
thời gian từ khâu đưa vào dự
thảo, lấy ý kiến góp ý, trình cơ
quancóthẩmquyền…màchưa
chắc mang lại hiệu quả. Điều
cần có lúc này là một cơ quan
quản lý các sàn. Nếu sàn nào,
nhân viênmôi giới nào làm sai
quy định thì phải có chế tài xử
lý nghiêm.
TS
LÊ BÁ CHÍ NHÂN
,
chuyên gia BĐS
Họ đã nói
Bộ Xây dựng đề xuất cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được
mua bất động sản du lịch tại Việt Nam. Ảnh: TẤN LỘC
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook