140-2020 - page 9

9
Cầu Cần Giờ sẽ giúp
TP.HCM đột phá
về hướng biển
Dự án cầu CầnGiờ sẽ đưa huyện CầnGiờ phát triển về kinh tế - xã hội,
đặc biệt là du lịch, từ đó sẽ nâng cao đời sống cho người dân và làm thay đổi
diệnmạo CầnGiờ.
PHANCƯỜNG
T
hông tin dự án cầu CầnGiờ
(huyện CầnGiờ, TP.HCM)
sẽ được triển khai vào đầu
năm 2022 do ông Bùi HòaAn,
Phó Giám đốc Sở GTVT TP,
cho biết tại buổi tiếp xúc cử tri
giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân cùng các
đại biểu Quốc hội TP đơn vị
số 2 với cử tri huyện Cần Giờ
chiều 22-6. Đây không chỉ là
tin vui với người dân Cần Giờ
mà còn là tin vui với ngành du
lịch, giới kinh doanh bất động
sản sau nhiều năm chờ đợi.
Đấu thầu công khai
chọn nhà đầu tư
Trao đổi với PV báo
Pháp
Luật TP.HCM
ngày 23-6, ông
Bùi Hòa An cho biết theo kế
hoạch, đầu năm 2022 sẽ khởi
công xây cầu Cần Giờ. Vấn
đề hiện nay là hình thức đầu
tư cũng như lựa chọn nhà đầu
tư như thế nào.
Theo ôngAn, trước đây chủ
đầu tư đề xuất làm dự án cầu
Cần Giờ theo một trong hai
phương thức là hợp đồng xây
dựng - kinh doanh - chuyển giao
(BOT) hoặc xây dựng - chuyển
giao (BT).Theodựkiến, khoảng
tháng 9 hoặc tháng 10-2021 sẽ
khởi công dự án và cuối năm
2024 sẽ hoàn thành.
Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 9,
Quốc hội khóa XIV đã thông
qua Luật Đầu tư theo phương
thức đối tác công tư (PPP),
loại bỏ loại hình hợp đồng xây
dựng - chuyển giao (BT) ra
khỏi danh mục hợp đồng các
dự án thuộc phương thức đầu
tư PPP. Do đó, TP phải lùi lại
việc lựa chọn nhà đầu tư, thời
gian khởi công và thời gian
hoàn thành dự án.
“Chính vì vậy, cơ quan chức
năng sẽ làmviệc lại với chủ đầu
tư đề xuất làmdự án về các hình
thức đầu tư. Dự kiến sẽ đấu thầu
công khai trong nước và quốc
tế để chọn nhà đầu tư cho dự
án này” - ông An chia sẻ.
Tại buổi tiếp xúc cử tri chiều
22-6, ông An đã nói rằng cầu
Cần Giờ là chiến lược của
TP.HCM, của quốc gia về các
mặt như phát triển kinh tế - xã
hội, du lịch…nên rấtmongnhận
được sự ủng hộ của người dân
vì sự phát triển chung của TP
cũng như của huyện Cần Giờ.
Cần tính toán kỹ
phương án tài chính
Theo TS Võ Kim Cương,
nguyên Phó Kiến trúc sư
trưởng TP.HCM, về mặt hiệu
quả chắc chắn có cầu thì du
lịch, kinh tế - xã hội… được
nâng cao hơn so với trước. Do
vậy, việc làm cầu kết nối là
cần thiết nhưng cần tính toán
kỹ phương án tài chính. “Khi
làm cầu, giá đất Cần Giờ sẽ
tăng, dự án lấn biển ở huyện
này cũng được hưởng lợi, vì
vậy nên tính toán kỹ việc lấy
tiền ngân sách để làm cầu hay
cần sự chung tay của các thành
phần kinh tế được hưởng lợi nhờ
dự án” - TS Cương phân tích.
ÔngNguyễnHoàngViệt, Chủ
tịch HĐQT Son Viet Property
JSC (SVP) - một đơn vị phát
triển và phân phối bất động sản,
cho rằng thông tin khởi công
cầu Cần Giờ sẽ một lần nữa
đưa kỳ vọng về giá bất động
sản nơi đây lên cao. “Giá đất sẽ
tăng khi cầu hoàn thành là điều
chắc chắn bởi mặt bằng giá đất
thổ cư nơi đây hiện còn thấp so
với mặt bằng giá đất ở phía bên
kia cầu là xã Phú Xuân, huyện
Nhà Bè” - ông Việt nói.
Bên cạnh đó, ông Việt cũng
cho rằng việc kết nối Cần Giờ
với TPVũngTàu thông qua việc
đã đưa phà Cần Giờ vào vận
hành sẽ khiến khu đô thị lấn
biển tiềm năng này trở thành
một phiên bản mới và hiện đại
nếu được đầu tư nghiêm túc.
Ngoài ra, theo các chuyên gia
đô thị, việc tạo dựng một khu
đô thị lấn biển tương lai màThủ
tướng đã đồng ý điều chỉnh từ
600 ha lên 2.900 hamới đây với
tổng vốn 217.000 tỉ đồng cũng
sẽ giúp Cần Giờ trở thành một
điểm đến đầu tư mới, hấp dẫn
tại khu vực TP.HCM nói riêng
và miền Nam nói chung.•
Cầu CầnGiờ được thiết kế phác họa từ hình ảnh cây đước. (Ảnh do chủ đầu tư đề xuất dự án cung cấp)
Cầu Cần Giờ được thiết kế phác họa
từ hình ảnh cây đước
Cầu Cần Giờ được thiết kế là cầu dây văng với nét độc đáo là
một trụ tháp phác họa hình ảnh cây đước đặc trưng của huyện
này, lan can hình sóng biển và có hiệu ứng đèn chiếu sáng.
Cầu dài 3,4 km với bốn làn xe thay thế phà Bình Khánh hiện
hữu. Trụ cầu cao 230 m tính từ mặt nước, hai khoang hai bên
trụ rộng 215 m và 350 m, tĩnh không thông thuyền 55 m.
Dự án được UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho xây dựng
với tổng vốn dự kiến 5.300 tỉ đồng. Tháng 8-2016, Thủ tướng đã
đồng ý chủ trương này. Dự kiến điểmđầu cầu là tại nút giao giữa
đường 15B với đường số 2, khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè.
ĐiểmcuốikếtnốivàođườngRừngSáctạiđiểmcáchbếnphàBình
Khánh khoảng 1,8 km về phía nam thuộc xã Bình Khánh, huyện
CầnGiờ.Tổngchiềudàituyếnđườngnghiêncứukhoảng7,41km.
“Khi làm cầu, giá đất
Cần Giờ sẽ tăng, dự
án lấn biển ở huyện
này cũng được hưởng
lợi, vì vậy nên tính
toán kỹ việc lấy tiền
ngân sách để làm cầu
hay cần sự chung tay
của các thành phần
kinh tế được hưởng
lợi nhờ dự án” - TS
Cương phân tích.
Xử lýnghiêmgiámđốc
điện lực nếu tínhnhầm
hóađơnđiện
Điện lực Quảng Ninh đình chỉ trưởng phòng
kinh doanh vì hóa đơn điện của khách hàng
cao đột biến.
Ngày 23-6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) đã chỉ đạo các tổng công ty điện lực kiểm
điểm và xử lý kỷ luật nghiêm giám đốc đơn vị
và cá nhân liên quan việc ghi sai chỉ số công tơ.
Trước đó, báo chí phản ánh nhiều trường hợp
ghi sai chỉ số công tơ điện tại Hải Dương, Quảng
Bình, Quảng Ninh…
EVN yêu cầu các đơn vị kịp thời cung cấp
thông tin đến các cơ quan báo chí kết quả kiểm
tra, xử lý các ý kiến phản ánh sai chỉ số công tơ.
Đồng thời, nghiêm túc phúc tra 100% cho khách
hàng có sản lượng tăng đột biến từ 1,3 lần so với
tháng trước liền kề. Các trường hợp phát hiện sai
sót phải xử lý hóa đơn tiền điện cho khách hàng
đúng quy định.
Ngoài ra, EVN yêu cầu các công ty điện lực
nghiêm túc thực hiện lịch ghi chỉ số, gửi thông báo
tiền điện, hóa đơn tiền điện theo mẫu mới đến khách
hàng qua email, Zalo hoặc ứng dụng (app). Chăm
sóc khách hàng để khách hàng chủ động so sánh
việc sử dụng điện với các tháng trước và cùng kỳ
năm trước.
EVN cho rằng một số sai sót trong việc ghi chỉ
số tiêu thụ điện trong thời gian qua là những sai
sót cá nhân, hệ thống phần mềm quản lý chỉ số
điện năng của EVN hoạt động bình thường, hiệu
quả, góp phần giảm thiểu sự sai sót và can thiệp
của con người.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng ngày 22-6, EVN
đã tổ chức đoàn công tác với sự tham gia của các
đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Hội Bảo vệ
người tiêu dùng để kiểm tra, xác minh việc hóa đơn
tiền điện tăng trong thời gian qua.
Về tình hình sử dụng điện hai tháng gần đây,
EVN cho biết có tới hơn 3,1 triệu khách hàng sinh
hoạt trên tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng
điện sinh hoạt trên cả nước (khoảng 11,92% khách
hàng) có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn
30% so với tháng 4-2020. Đặc biệt trong số này
có tới gần 1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện
tăng 50%, thậm chí có tới hơn 215.000 khách hàng
có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4
trước đó. Dự kiến kỳ hóa đơn tháng 6 còn tăng cao
hơn do liên tiếp có các đợt nắng nóng gay gắt kéo
dài, nhiều khách hàng sử dụng điện tăng mạnh so
với tháng 5.
Cũng trong ngày 23-6, Công ty Điện lực Quảng
Ninh (PC Quảng Ninh) đã chỉ đạo Điện lực Vân
Đồn kiểm điểm tập thể, cá nhân, tạm đình chỉ trưởng
phòng kinh doanh để xem xét trách nhiệm liên quan
đến sai sót trong việc ghi chỉ số điện của khách hàng
Đào Thị Gái (huyện Vân Đồn).
Trước đó, chiều 21-6, Điện lực Vân Đồn nhận
được kiến nghị của gia đình bà Gái về việc hóa đơn
tiền điện của gia đình bà tăng cao đột biến tới hơn
89 triệu đồng. Điện lực Vân Đồn đã tiến hành kiểm
tra đồng hồ đo điện năng, kết quả cho thấy đồng
hồ hoạt động bình thường. Thời điểm kiểm tra, chỉ
số trên mặt công tơ là 1.893 kWh. Chỉ số cuối kỳ
tháng 5 là 1.649 kWh. Như vậy sản lượng thực tế
(38 ngày) của gia đình bà Gái là 244 kWh. Theo
tính toán, lượng điện sử dụng thực tế hộ bà Gái từ
ngày 15-5 tới 15-6 chỉ có 200 kWh với số tiền hơn
368.000 đồng.
PC Quảng Ninh thừa nhận đây là sai sót của
Điện lực Vân Đồn trong quá trình kinh doanh, ra
hóa đơn chốt chỉ số công tơ điện tử bằng thiết bị
cầm tay HHU. Theo đó, công tơ đo điện năng của
hộ bà Gái là công tơ điện tử đo xa, được chốt chỉ
số bằng thiết bị HHU. Tuy nhiên, ngày 15-6, khi
thực hiện chốt chỉ số trời có mưa giông, tín hiệu
không đảm bảo khiến việc cập nhật chỉ số không
chính xác.
T.PHƯƠNG - Đ.HOÀNG
Tiêu điểm
Ngày 12-6, Thủ tướng Chính
phủ đã đồng ý điều chỉnh diện
tích khu đô thị lấn biển Cần Giờ
từ 600 ha lên gần 3.000 ha với
tổngmứcđầu tư217.000 tỉ đồng.
Quyết địnhphêduyệt điềuchỉnh
chủ trương đầu tư mở rộng dự
án khu đô thị lấn biển Cần Giờ
với mục tiêu xây dựng khuđô thị
du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng,
hội thảo, hội nghị, đô thị thông
minh, dịch vụ công nghệ cao,
nhà ở, dịch vụ khách sạn.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook