140-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư24-6-2020
Ngày 23-6, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) mở phiên
tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tấn
Lương (38 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Phú Gia
Lương) ba năm tù về tội trốn thuế.
Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Lương
70 triệu đồng và yêu cầu Công ty TNHH Phú Gia Lương
phải nộp lại số tiền hơn 4,8 tỉ đồng mà công ty này đã
trốn thuế.
Theo cáo trạng, với vai trò chủ tịch hội đồng thành
viên kiêm giám đốc Công ty TNHH Phú Gia Lương
(đóng tại phường Tân Tiến, TP Biên Hòa), bị cáo
Lương đã có nhiều thủ đoạn để trốn thuế trong thời
gian dài.
Cụ thể, từ năm 2012 đến 2019, công ty đã ký hợp
đồng xây dựng với nhiều địa phương trong tỉnh để xây
dựng khoảng 20 công trình xây dựng. Tuy nhiên, trong
quá trình nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào
sử dụng, công ty không xuất hóa đơn giá trị gia tăng để
kê khai, báo cáo thuế hoặc có xuất hóa đơn giá trị gia
tăng nhưng giá trị trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế
công trình.
Cáo trạng xác định trong số 20 công trình mà công ty
này thi công có 11 công trình đơn vị này đã không xuất
hóa đơn để báo cáo thuế và chín công trình có xuất hóa
đơn nhưng giá trị thấp hơn thực tế gây thiệt hại trên 4,8 tỉ
đồng tiền thuế của Nhà nước.
Tại phiên tòa, HĐXX cũng xác định đối với các chủ
đầu tư có liên quan đến các công trình nêu trên đề nghị cơ
quan điều tra cần tiếp tục xác minh, xử lý vi phạm nếu có
theo quy định của pháp luật.
Trước đó, trong phiên tòa ngày 18-5, bị cáo Lương bị
phạt bốn năm tù về tội gây rối trật tự công cộng. Cùng vụ
án này bốn bị cáo khác cũng đã lãnh án, trong đó bị cáo
Giang “36” bị tuyên phạt bốn năm tù về tội gây rối trật tự
công cộng. Như vậy, tổng hợp hình phạt với bị cáo Lương
từ hai bản án là bảy năm tù.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, trưa 12-6-
2019, Trung tá Đinh Tú Anh và Trung tá Nguyễn
Quang Trường cùng với ông Huỳnh Bảo Hùng
(nguyên Trưởng phòng CSGT Đồng Nai, nguyên
Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ
TP Biên Hòa, đã nghỉ hưu) và ông Phạm Văn Hiền
(34 tuổi, ngụ huyện Định Quán) cùng ăn nhậu tại nhà
hàng Lam Viên (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa).
Sau khi nhậu, ông Hiền có ói trúng vào quần
của Lương dẫn đến xô xát. Sau đó, hai cán bộ
công an cùng với ông Hiền, Hùng lên ô tô rời
khỏi quán nhậu.
Tuy nhiên, Lương đã gọi điện thoại cho Ngô Đình
Giang (tự Giang “36”) đến giải quyết. Giang sau đó
gọi thêm nhóm giang hồ xăm trổ đến chặn xe của
hai cán bộ trên gây ách tắc giao thông trong thời
gian dài.
VŨ HỘI
Giámđốc gọiGiang“36” vây xe cảnh sát lãnhánvề tội trốn thuế
VKSND TP.HCM yêu cầu báo cáo
vụ xâm phạm chỗ ở
Các cơ quan tố tụng thể hiện sự vào cuộc để thống nhất xử lý vụ việc, trong khi các chuyên gia khẳng định
đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
NGÂNNGA- CÙHIỀN
N
gày 23-6, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Chánh văn phòng
VKSND TP.HCM Lê Ngọc
Tiến cho biết ông vừa ký văn
bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo
của lãnh đạoVKSNDTP, liên
quan đến vụ việc có dấu hiệu
xâm phạm chỗ ở tại quận 6.
Theo đó, lãnh đạoVKSND
TPđềnghịviệntrưởngVKSND
quận 6 kiểm tra vụ việc báo
nêu và báo cáo về Phòng 2
VKSNDTP trước ngày 25-6.
Trên cơ sở đó, Phòng 2 kiểm
tra, thammưu lãnh đạo viện,
báo cáo lãnh đạoVKSNDTối
cao phụ trách, Vụ 2 và Văn
phòngVKSNDTối cao trước
ngày 29-6.
Các ban, ngành vẫn
đang vào cuộc
Ngày 22-6,
Pháp Luật
TP.HCM
có bài phản ánh
ông Đinh Văn Hữu mua căn
nhà 111 Bà Hom (phường 13,
quận 6), đã làm xong thủ tục
đăng ký sang tên nhà, đất vào
tháng 6-2018. Hai bên mua
bán đã giao nhà, đất xong
xuôi nhưng sau đó một nhóm
người, trong đó có người là
họ hàng của bên bán nhà đã
đến bẻ khóa cửa, cổng rào,
chiếm giữ luôn nhà, đất đó
cho đến nay.
Ông Hữu đã nhiều lần vào
nhà để yêu cầu được nhận
lại nhà, đất của mình nhưng
nhóm người trên đã ngăn cản,
không cho ông vào. Ông Hữu
tố giác yêu cầu xử lý hình sự
vì hành vi có dấu hiệu phạm
tội xâmphạmchỗ ở của người
khác. Tuy nhiên, các cơ quan
tố tụng không truy cứu trách
nhiệm hình sự với lý do chủ
nhà chưa ở ngày nào.
Chiều 23-6, trao đổi với
PV, PhóViện trưởngVKSND
quận6 (TP.HCM)TrịnhHoàng
Nam cho biết vụ việc này
trước đây cơ quan điều tra đã
từng khởi tố vụ án. Sau đó,
VKSND quận đã thực hiện
các bước theo đúng quy định
của pháp luật là yêu cầu bổ
sung chứng cứ. Tuy nhiên,
cơ quan CSĐT công an cùng
cấp không bổ sung được mà
giữ nguyên quan điểm nên
địa phương đã tổ chức một
cuộc họp liên ngành.
Kết quả cuộc họp vẫn chưa
thống nhất được quan điểm
nên VKSND quận sau đó đã
xin ý kiến củaVKSNDTP. Cơ
quan CSĐT Công an quận 6
cũng xin ý kiến của Cơ quan
CSĐT Công an TP.HCM.
Cơ quan CSĐT Công an
TP.HCM đã có văn bản với
nội dung yêu cầu Công an
quận 6 tự hủy quyết định
khởi tố, VKSND quận 6 hủy
quyết định theo quy định tố
tụng hình sự. Sau đó tiếp tục
họp liên ngành tố tụng của
cấp thành phố và cấp quận
nhưng vẫn chưa thống nhất
được quan điểm giải quyết
vụ việc này.
Cũng theo ông Nam, Ban
Nội chính Thành ủy đã họp,
ông Dương Ngọc Hải có ý
kiến chỉ đạo tiếp tục hoàn tất
thủ tục xử lý hành chính, đồng
thời Công an quận 6 có báo
cáo về Công an TP xin ý kiến
chỉ thị của Bộ Công an. Được
biết, Bộ Công an đã tiếp nhận
những tài liệu này để cho ý
kiến chỉ đạo. Các ban, ngành
vẫn đang vào cuộc tiến hành
thực hiện bằng nhiều biện
pháp để xử lý hành chính và
có thể xử lý hình sự.
Đủ yếu tố xử lý hình sự
Luật sư (LS) Vũ Phi Long
(nguyên Phó ChánhTòa Hình
sự TAND TP.HCM) phân
tích: Khái niệmvề chỗ ở trong
BLHS mang phạm trù rộng
lớn hơn nhiều so với các luật
chuyên ngành khác như Luật
Cư trú, Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
Theo đó, chúng ta phải hiểu
chỗ ở bao gồm cả chỗ làm
việc, nơi đặt làm văn phòng
giao dịch… chứ không nhất
thiết cứ phải là chỗ để ăn,
ngủ. Đây là không gian mà
chủ sở hữu hoặc người quản
lý có quyền định đoạt công
việc của họ chứ không nhất
thiết phải ở đó.
“VKSND quận 6 cho rằng
người mua nhà chưa ở ngày
nào để từ chối phê chuẩn quyết
định khởi tố của cơ quan điều
tra cùng cấp là hiểu không
đúng về quy định của pháp
luật” - LS Long nhấn mạnh.
Còn theo LS Nguyễn Văn
Phước (nguyên Chánh án
TAND tỉnh Khánh Hòa),
không cần thiết phải có yếu
tố chủ sở hữu đang ở mà chỉ
cần có hành vi chiếmgiữ, xâm
nhập trái pháp luật hoặc cản
trở trái pháp luật không cho
chủ sở hữu được vào nhà ở
của họ là cấu thành tội xâm
phạm chỗ ở của người khác.
Trong trường hợp này, ông
Hữu đã mua nhà, đất và làm
xong thủ tục đăng ký sang
tên nhà, đất. Tuy nhiên, một
nhóm người khác có hành vi
gây rối, bẻ khóa cửa, cổng
rào, chiếm giữ luôn là đã đủ
dấu hiệu cấu thành tội xâm
phạm chỗ ở của người khác.
Việc ông Hữu chưa ở ngày
nào trong căn nhà đó như cơ
quan tố tụng đưa ra không
phải là yếu tố loại trừ trách
nhiệm hình sự.•
Nhà, đất tại 111 BàHom, quận 6, TP.HCM. Ảnh: CÙHIỀN
Chưa hiểu đúng tinh thần của BLHS
Theo Điều 22 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở
của người khác nếu không được người đó đồng ý. Ngoài
pháp luật dân sự thì BLHS là công cụ để bảo vệ quyền con
người khỏi sự xâm phạm khỏi những hành vi nguy hiểm
đáng kể cho xã hội.
Điều 158 BLHS 2015 quy định tội xâm phạm chỗ ở của
người khác quy định: Người nào thực hiện một trong các
hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh
thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác
phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
c) Dùngmọi thủ đoạn trái pháp luật nhằmchiếm, giữ chỗ
ởhoặc cản trở trái phép, không cho người đangởhoặc quản
lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được
sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
Như vậy, quy định của pháp luật đã khá cụ thể nhằmbảo
vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người dân. Tuy
nhiên, xuất phát từ nhiều lý do mà các cơ quan có thẩm
quyền lại có quan điểm khác nhau trong việc xử lý. Trong
vụ này hành vi cố ý phá khóa, vào chiếm giữ chỗ ở thuộc
quyền sở hữu của người khác đã thỏa mãn cấu thành tội
phạm theo Điều 158 nói trên. Do đó, VKSND quận 6 cho
rằng hành vi nêu trên chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm
do chủ sở hữu hợp pháp chưa vào ở ngày nào là hiểu chưa
đúng tinh thần của BLHS.
Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể, nội dung vụ việc
cũng đã rõ ràng nhưng người có thẩmquyền xử lý lại cứ đùn
đẩy tráchnhiệmchonhau, khiếnngười bị hại phải chịu thiệt.
LS-TS
NGUYỄN HỮU THẾ TRẠCH
,
Đoàn LS TP.HCM
NGÂN NGA
ghi
Theo đó, lãnh đạo
VKSND TP đề nghị
viện trưởng VKSND
quận 6 kiểm tra
vụ việc báo nêu và
báo cáo về Phòng 2
VKSND TP trước
ngày 25-6.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook