140-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư24-6-2020
Danh, tiếp tục kê biên để đảm bảo
nghĩa vụ thi hành án.
Về giải quyết hậu quả vụ án, đại
diện VKS cho rằng đây là vụ án
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản do bà Phấn và các đồng phạm
thực hiện. Bà Phấn đã thâu tóm
và chỉ đạo toàn bộ hội đồng quản
trị thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật.
Bị cáo Phấn phải hoàn trả toàn
bộ số tiền đã gian dối chiếm đoạt
để bồi thường cho NH CB. Việc
buộc ông Danh (người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan - PV) trả tiền
cho hành vi vi phạm của bà Phấn là
trái pháp luật.
Việc chuyển giao cổ phần giữa
hai nhóm cổ đông Phú Mỹ và Thiên
Thanh đã được Thủ tướng Chính
phủ và NH Nhà nước chấp nhận.
Sau đó, ông Danh đã tất toán toàn
bộ số tiền mua cổ phần và các tài
sản đi kèm NH.
Việc HĐXX sơ thẩm tuyên trả
cho bà Lý Kim Chi 17 bất động sản
ở Bình Dương là không có căn cứ.
Do đó, 17 bất động sản này phải
tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa
vụ thi hành án của ông Danh.
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX sửa
bản án sơ thẩm, buộc bị cáo Phấn
phải trả tiền, công nhận 114 bất động
sản là của Tập đoàn Thiên Thanh,
chấp nhận kháng cáo của ông Danh
về khoản tiền 901 tỉ đồng.
Về số tiền lãi phạt 768 tỉ đồng
và kháng cáo có sáu bất động sản
thì ghi nhận ý kiến của ông Danh
và Công ty TNHH Tập đoàn Thiên
Thanh xử lý theo thủ tục giám đốc
thẩm. Do sáu bất động sản (đứng
tên Lâm Kim Dũng, tương đương
20.000 m
2
đất tại phường An Phú,
quận 2, TP.HCM) đã được đề cập
ở bản án Phạm Công Danh giai
đoạn 1.
Ngân hàng nợ ông Danh
7.800 tỉ đồng?
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp choTập đoànThiênThanh
và ông Danh cho rằng NH CB còn
đang có nghĩa vụ trả nợ cho Tập
đoàn Thiên Thanh hơn 7.800 tỉ đồng
cả gốc và lãi.
Một trong những nội dung kháng
cáo của ôngDanh vàTập đoànThiên
Thanh chính là các tài sản liên quan
đến quá trình chuyển giao cổ phần
NH Đại Tín giữa hai nhóm cổ đông
Phú Mỹ (do bà Phấn đại diện) và
nhóm cổ đông Thiên Thanh (do ông
Danh đại diện).
Bản án phúc thẩm tháng 12-2018
vụ án ông Danh và đồng phạm thì
NH CB có trách nhiệm phải hoàn
trả cho ông Danh, các cổ đông cá
nhân của Tập đoàn Thiên Thanh
4.500 tỉ đồng.
Đây là số tiền ông Danh và các
cổ đông Thiên Thanh đã nộp vào
NH để tăng vốn điều lệ từ 3.000
HOÀNGYẾN
N
gày 23-6, TAND Cấp cao
tại TP.HCM mở phiên phúc
thẩm đại án Hứa Thị Phấn
giai đoạn 2 gây thiệt hại 1.338 tỉ
đồng tại Ngân hàng (NH) TMCP
Đại Tín (TRUSTBank). Phiên tòa
bước vào phần tranh luận.
Đề nghị Hứa Thị Phấn
trả tiền
Đại diện VKS đề nghị HĐXX
chấp nhận kháng nghị của VKSND
TP.HCM, không chấp nhận kháng
cáo của ba bị cáo và Công ty Tân
Đông Hiệp.
Bà Phấn phải bồi thường toàn
bộ số tiền đã chiếm đoạt và giao
114 bất động sản cho Phạm Công
Ông PhạmCôngDanh không cómặt tại phiên xử do vấn đề về sức khỏe. Ảnh: HY
Đềnghị giao
114bất động
sảnchoPhạm
CôngDanh
VKS đề nghị công nhận 114 bất động
sản là của Tập đoànThiênThanh, chấp
nhận kháng cáo của PhạmCông Danh về
khoản tiền 901 tỉ đồng.
tỉ đồng lên 7.500 tỉ đồng vào năm
2014. Tuy nhiên, sau đó NH Nhà
nước không thông qua việc tăng
vốn nên khoản tiền này vẫn là
tài sản của ông Danh và nhóm
cổ đông.
Theo nguyên tắc, tại thời điểm
NH Nhà nước không chấp thuận
choNHVNCB (nay là NHCB) tăng
vốn thì NH phải hoàn trả ngay số
tiền này cho “khổ chủ” nhưng đến
nay vẫn không trả.
Cộng với khoản tiền lãi do chậm
trả tiền, tổng số tiền mà CB đang
nợ Thiên Thanh và ông Danh là
7.800 tỉ đồng.
Về số tiền lãi phạt 756 tỉ đồng mà
án sơ thẩm buộc ông Danh và Tập
đoàn Thiên Thanh phải trả cho NH
CB 29 khoản vay để nhận lại 97 bất
động sản trong vụ án, luật sư cho
rằng đây là tính lãi chồng lên lãi.
Khi ông Danh nhận quyền chuyển
giao các tài sản thì cũng phải nhận
trách nhiệm đối với các khoản vay
này. Bản án xác định dư nợ của
các khoản vay đến tháng 10-2012
là 3.581 tỉ đồng (bao gồm cả gốc
và lãi). Khoản tiền gốc này, ông
Danh và nhóm cổ đông Thiên
Thanh đã thanh toán nhưng tiền
lãi thì chưa trả. •
Đề nghị không giảm án cho bị cáo Phấn
Theo VKS, nguyên nhân dẫn đến sai phạm gây thiệt hại cho NH Đại
Tín chính là do bà Phấn chiếm đoạt tiền của NH. Mức án 20 năm tù mà
bản án sơ thẩm tuyên là phù hợp. VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận
kháng cáo của bị cáo Phấn.
Bùi Thị Kim Loan và Huỳnh Thị Xuân Dung là những đồng phạm giúp
sức cho bị cáo Phấn. Hình phạt cấp sơ thẩm tuyên là phù hợp nên không
có căn cứ giảmnhẹ cho hai bị cáo.“Mức án sơ thẩm tuyên đã là nhân đạo
đối với bị cáo” - VKS nhấn mạnh.
VKS cho rằng bị cáo
Phấn phải hoàn trả toàn
bộ số tiền đã chiếm đoạt
để bồi thường cho NH
CB, việc buộc PhạmCông
Danh trả tiền cho hành vi
vi phạm của bị cáo Phấn
là trái pháp luật.
Tuyênánnhómbị can cưa song sắt vượt ngục nhưphim
Nguyễn Viết Huy (tức Huy “nấmđộc”) nhờ đàn emgửi cưa sắt vào phòng giam rồi cùngmột bị can khác cưa song sắt, vượt ngục như phim.
Sáng 23-6, TAND TP Phan Thiết, Bình Thuận xét xử
Nguyễn Viết Huy (tức Huy “nấm độc”), Nguyễn Văn
Nưng và Nguyễn Minh Hoàng về tội trốn khỏi nơi giam.
Theo hồ sơ, tháng 6-2019, Huy bị tạm giam về tội tàng
trữ trái phép chất ma túy cùng buồng giam với Nưng (bị
tạm giam về tội giết người) tại buồng giam số 05, dãy nhà
B, khu B thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh Bình Thuận.
Khi bị tạm giam, Huy và Nưng đã liên tục thuê điện
thoại di động từ Võ Ngọc Thiện (đang là phạm nhân tự
giác) với giá 5-7 triệu đồng để sử dụng trong khoảng thời
gian từ 17 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
Huy đã liên lạc ra ngoài với nhiều người, trong đó có
Hoàng (một đàn em của Huy), nhờ mua cưa sắt ném vào
trong trại tạm giam để Huy cưa song sắt trốn trại.
Huy cũng nói vị trí đang bị tạm giam để Hoàng ném cưa
sắt vào trại và nhờ Thiện nếu có người ném bịch đồ vào
thì nhặt và chuyển giúp cho mình.
1 giờ ngày 29-6-2019, Hoàng mang bịch nylon đen
bên trong có một cây chả, một cây nem (trong chả, nem
có nhét giấu bốn đoạn lưỡi cưa một mặt cắt và hai đoạn
lưỡi cưa hai mặt cắt), một sạc dự phòng, một dây sạc điện
thoại, một hộp quẹt gas… đến gặp một người tên V. (nhà
cạnh trại tạm giam). Hoàng nói là bịch đồ ăn và nhờ V.
ném vào trong.
Huy và Nưng nhờ Thiện tìm lấy giùm bịch đồ đưa vào
buồng giam, rồi lấy các đoạn lưỡi cưa để cưa song sắt cửa
thông gió phía trước buồng giam.
Cả hai thay nhau cưa, đến giờ điểm danh và đưa cơm
thì giấu cưa trên cửa thông gió, dùng kem đánh răng màu
xanh trét vào các mối cưa để tránh bị phát hiện.
Đến rạng sáng 30-6-2019, Huy và Nưng cưa đứt sáu vị
trí trên ba thanh sắt, tạo thành một lỗ trống trên cửa thông
gió buồng giam để chui ra ngoài. Sau đó, cả hai trèo qua
tường trại giam trốn ra ngoài.
Khi ra đến đường, hai bị can được Hoàng và một người
không rõ lai lịch đón bằng xe máy đưa đến đường Hùng
Vương (TP Phan Thiết), lên taxi chờ sẵn đưa đi. Khi đến
TP.HCM, Nưng tách riêng đi trốn, còn Huy và Hoàng đi
hướng khác.
Đến ngày 4-7-2019, Hoàng bị bắt tại huyện Hóc Môn
(TP.HCM) về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Hôm
sau, Huy bị bắt tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang) và Nưng cũng
bị bắt sau đó vài ngày ở Lâm Đồng.
Tại tòa, cả ba bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội.
HĐXX đã tuyên phạt Huy năm năm sáu tháng tù, cộng
với 20 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tổng
hợp hình phạt chung là 25 năm sáu tháng tù.
Nưng bị phạt bốn năm sáu tháng tù, cộng với 12 năm tù
về tội giết người, tổng hợp hình phạt chung là 16 năm sáu
tháng tù.
Hoàng bị phạt ba năm sáu tháng tù, cộng với ba năm
sáu tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tổng hợp
hình phạt chung là bảy năm tù.
Đối với người giúp ném bịch đồ vào trại giam, do V.
không biết trong đó có lưỡi cưa sắt nên hành vi của V.
không đồng phạm trong vụ án. Thiện đang bị điều tra, xử
lý trong một vụ án khác.
Về phần dân sự, đại diện Trại tạm giam Công an tỉnh
Bình Thuận không yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại
tài sản trong vụ án.
PHƯƠNG NAM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook