140-2020 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư24-6-2020
Đối đầu Mỹ - Trung
nguy hiểm hơn chiến
tranh lạnh Mỹ - Liên Xô
Dù căng thẳng hơn 40 năm, quan hệMỹ - LiênXô thực tế lại ổn định hơn
quan hệMỹ - Trung vốn đang diễn biến theo chiều hướng đáng lo ngại.
VĨ CƯỜNG
N
gày 22 - 6 , Cố vấn
thương mại Nhà Trắng
Peter Navarro tuyên
bố thỏa thuận thương mại
Mỹ - Trung ký vào tháng 1
“đã kết thúc” doWashington
rất bất bình cách Trung Quốc
(TQ) xử lý dịch COVID-19,
theo đài
CNN
.
Cùng ngày, trợ lý ngoại
trưởng Mỹ David Stilwell
nói tới đây sẽ có bốn đơn vị
truyền thông TQ hoạt động ở
Mỹ bị siết chặt quản lý. Các
đơn vị này bao gồmĐài truyền
hình trung ương TQ (
CCTV
),
Tân Văn Xã, Nhân Dân Nhật
Báo
Hoàn Cầu Thời Báo
.
Đây là các diễn biến mới
nhất trong chuỗi căng thẳng
nguy hiểm của quan hệ Mỹ -
Trung. Nhiều ý kiến cảnh báo
nếu không có biện pháp giải
nhiệt, khó tránh khỏi bùng
nổ một cuộc đối đầu với quy
mô còn lớn hơn cuộc chiến
tranh lạnh Mỹ - Liên Xô hồi
thế kỷ 20.
Đối đầu Mỹ - Trung
khác gì căng thẳng
Mỹ - Liên Xô?
Trong bài viết mới đây trên
đài
RT
, GS quan hệ quốc tế
ArtyomLukin thuộc ĐHLiên
bang Viễn Đông (Nga) chỉ ra
ba diễn biến chính trong mâu
thuẫn giữa Mỹ và TQ.
Đầu tiên, sự trỗi dậy mạnh
mẽ của TQ trên một loạt lĩnh
vực vốn từng là sân nhà của
Mỹ như kinh tế, công nghệ,
quân sự khiếnWashington lo
BắcKinh đang ngày càng tiệm
cận khả năng soán ngôi đầu
thế giới của nước này. Thứ hai,
quan hệ giữa phương Tây và
TQ đang rất phức tạp quanh
chuyện đại dịch COVID-19.
Thứ ba, sức nóng kỳ bầu cử
tổng thống Mỹ sắp tới đang
tạo áp lực buộc Tổng thống
Donald Trump phải có hàng
loạt động thái rắnvớiTQnhằm
củng cố vị thế trongmắt cử tri.
Về cấu trúc an ninh, quan
hệ Mỹ - Trung đang dần
chuyển mình sau hàng chục
nămcạnh tranh toàn diện sang
đối đầu tổng lực. Trong khi
đó, theo GS Lukin, dù Mỹ
và Liên Xô kẹt trong cuộc
chiến tranh lạnh kéo dài hơn
40 năm, quan hệ hai bên về
cơ bản tương đối ổn định và
chỉ xảy ra một số diễn biến
có thể xếp vào loại đối đầu
nguy hiểm như khủng hoảng
tên lửa Cuba năm 1962.
Theo ông, toàn cầu hóa yêu
cầucácquốcgiaphải phụ thuộc
lẫn nhau để cùng đạt sự thịnh
vượng chung. Tuy nhiên, sự
phụ thuộc này cũng làm gia
tăng nguy cơ bùng phát mâu
thuẫn nếu các bất đồng trong
quá trình hợp tác không được
giải quyết ổn thỏa.
Về mặt địa chính trị, chiến
tranh lạnh Mỹ - Liên Xô chủ
yếu diễn ra ở châu Âu cùng
một phần châu Á. Trong khi
đó, đối đầu Mỹ - Trung mở
rộng ra toàn khu vực Tây
Thái Bình Dương. Lợi thế địa
chiến lược của Washington
và Moscow khi đó được định
hình rõ ràng và có giới hạn
cụ thể. Ngược lại, đến nay
vẫn chưa thể xác định được
điểm dừng và lợi thế của đối
đầu Mỹ - Trung nằm ở đâu.
Đáng ngại hơn cả, thời gian
gần đâyMỹ và TQ đều không
ngần ngại điều khí tài quân
sự đến hoạt động ngay sát lực
lượng của bên kia ở Tây Thái
BìnhDươngnói chungvàBiển
Đông nói riêng. Những động
thái này về lâu dài sẽ là mồi
lửa châm ngòi cho một cuộc
khủng hoảng thật sự với hậu
quả không thể lường trước.
Xung đột ý thức hệ
sẽ quay trở lại?
Theo GS Lukin, phần lớn
quan điểm vẫn cho rằng đối
đầu Mỹ - Trung chủ yếu là về
vấn đề tranh giành quyền lực
chứkhôngmangmàu sắc xung
đột ý thức hệ nhưng diễn biến
thời gianqua cho thấygóc nhìn
này không còn phù hợp nữa.
Đơn cử, Bắc Kinh gần đây
đang đẩy mạnh quảng bá mô
hình quản trị đủ khả năng thay
thế mô hình quản trị của Mỹ
và phươngTây. Các giá trị mà
Bắc Kinh hiện đang theo đuổi
cũng trái ngược hoàn toàn với
các giá trị của phương Tây.
“Đây là điểmkhá nguyhiểm
vì lịch sử cho thấy những cuộc
xung đột ý thức hệ, đấu tranh
cho những giá trị chung lại
có sức tàn phá khủng khiếp.
Hiện ôngTrump làmột vị tổng
thống thuần kinh tế nhưng
mọi chuyện có thể thay đổi
khi một tổng thống khác lên
thay” - GS Lukin nhận định.
Ông Joe Biden làmột chính
trị gia chuyên nghiệp nên chắc
chắn sẽ xem trọng vấn đềmâu
thuẫn ý thức hệ hơn. Theo GS
Lukin, nếu ông Biden đắc
cử, khả năng ông sẽ tiếp tục
duy trì các chiến lược nhằm
đảm bảo vị thế cường quốc
số một toàn cầu và có thể sẽ
làm gia tăng nguy cơ đối đầu
với TQ. Cần nhớ, ông Biden
từng phục vụ dưới quyền
của cựu tổng thống Barack
Obama, người đã tiến hành
chiến dịch tái cân bằng châu
Á - Thái Bình Dương để kìm
hãm ảnh hưởng của TQ.•
Đối đầuMỹ - Trung thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp hơn khi kỳ bầu cử tổng thốngMỹ đến gần.
Ảnh: THE FINANCIAL TIMES
Căng thẳngMỹ -TQ là trường
hợpđiểnhìnhchothấytoàncầu
hóa không phải là con đường
trải hoa hồng đưa thế giới đến
kỷ nguyên hòa bình lâu dài.
Thực tế, đây là con dao hai lưỡi
có thể khiến quan hệ các quốc
gia căng thẳng hơn.
GS
ARTYOM LUKIN
Tiêu điểm
Chiến tranh lạnh
Mỹ - Liên Xô chủ
yếu diễn ra ở châu
Âu cùng một phần
châu Á, trong khi
đó, đối đầu Mỹ -
Trung mở rộng ra
toàn khu vực Tây
Thái Bình Dương.
9.210.002
là số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tính tới 5
giờ chiều 23-6 (giờ Việt Nam), tăng hơn 149.000
ca so với ngày trước đó, theo số liệu từ trang
thống kê
Worldometer
. Số ca tử vong toàn cầu là
474.799, tăng hơn 3.800 ca so với ngày trước. Đã có
4.957.024 ca hồi phục. Hiện còn 3.778.179 ca còn
điều trị, trong đó 3.720.276 ca ổn định và 57.903 ca
nguy kịch.
ĐĂNG KHOA
Nganói không thể kéo
TrungQuốc vào
đàmphánhạt nhân
Cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và
Nga diễn ra tại Vienna (Áo) ngày 22-6, theo đài
RT
. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Đặc phái viên Mỹ
Marshall Billingslea. Dẫn đầu phái đoàn Nga là
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov.
Mục tiêu của cuộc đàm phán này là giúp gia
hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới
(New START) sẽ hết hạn vào tháng 2-2021.
Tuy nhiên, đây chỉ là ý muốn đơn thuần phía
Nga, còn Mỹ muốn New START được thay
thế bằng một hiệp ước mới bao gồm cả Trung
Quốc (TQ). Phần mình, TQ luôn bác bỏ viễn
cảnh sẽ tham gia một hiệp ước ba bên với Mỹ
và Nga.
Mỹ đã thể hiện ý muốn này bằng cách sắp xếp
một hàng cờ TQ trên một khu vực bàn đàm phán.
Đặc phái viên Mỹ Billingslea đưa hình ảnh hàng
cờ TQ lên Twitter cùng câu chê trách Bắc Kinh
đang lẩn trốn. Nguồn tin ngoại giao Nga cho biết
các đại diện Nga phản đối ý tưởng sắp xếp cờ TQ
lên bàn đàm phán nhưng phía Mỹ đã cố tình xếp
cờ TQ lên để chụp ảnh rồi lấy xuống trước khi
cuộc đàm phán diễn ra.
Dĩ nhiên hành động của phía Mỹ gặp phản ứng
mạnh từ phía TQ. Phái đoàn TQ ở Vienna chế
nhạo dòng tweet của ông Billingslea là “nghệ
thuật trình diễn”. Còn ông Fu Cong, người đứng
đầu cơ quan về kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại
giao TQ, nói thẳng: “Chúc may mắn với việc gia
hạn New START!”.
Trước cuộc đàm phán, Thứ trưởng Ryabkov
nói với đài
NBC News
rằng Nga không muốn
và không thể ép TQ tham gia đàm phán, nếu
Mỹ lo lắng về hoạt động hạt nhân của Bắc Kinh
thì tùy ý vận động.
Ông Ryabkov cũng nói Nga có thể đưa một
số hệ thống vũ khí hạt nhân nước này phát
triển gần đây mà Mỹ e ngại vào trong hiệp
ước. Đổi lại, Mỹ cũng đưa một số hệ thống vũ
khí mới của mình vào hiệp ước, trong đó có
các hệ thống tên lửa phòng thủ tiên tiến vốn
làm Nga bất an trong những năm gần đây. Tuy
nhiên, ông Ryabkov cũng nói Nga không có
niềm tin Mỹ sẽ gia hạn New START. Mỹ đã
rút khỏi một số hiệp ước kiểm soát vũ khí với
Nga từ sau khi ông Donald Trump nhậm chức
tổng thống.
Nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia cảnh báo
việc Mỹ khăng khăng TQ phải tham gia đàm
phán có thể sẽ cản trở việc gia hạn New START
- hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất còn lại
giữa Mỹ và Nga, thậm chí có thể kích thích một
cuộc chạy đua hạt nhân mới.
Theo bà Lynn Rusten, Phó Chủ tịch Chương
trình chính sách hạt nhân toàn cầu của Mỹ,
việc lôi kéo TQ vào cuộc đàm phán kiểm soát
vũ khí là một thách thức lớn, đặc biệt trong bối
cảnh căng thẳng hai nước tăng cao nguy hiểm
khi Washington liên tục chỉ trích Bắc Kinh về
COVID-19.
THIÊN ÂN
Lựa chọn của châu Á -
Thái Bình Dương
Trong bài viết vào đầu tháng 6 cho tạp chí
Foreign Affairs
,
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định các quốc gia
khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đứng trước tình thế
tiến thoái lưỡng nan. Nhiều quốc gia trong khu vực phụ
thuộc kinh tế chặt chẽ vào TQ nhưng lại được Mỹ đảm bảo
an ninh quốc phòng, chính trị.
Trong bối cảnh rối ren này, các chính phủ cần phải linh
hoạt để thay đổi chính sách tiếp cận nhằm tránh thiệt hại,
tránh bị dồn về một phía.
“Điều cần thiết là các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương
phải ý thức được rằng mỗi cái bắt tay, mỗi thỏa thuận kinh
tế đều ẩn chứa một lập trường chính trị. Nếu không cẩn
thận, khả năng làm phật ý một trong hai siêu cường trên là
rất cao ” - theo Thủ tướng Lý.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook