145-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa30-6-2020
ÔngTrầnPhươngBình
bịđiềutrasaiphạm
ngàntỉ trongvụkhác
Bộ Công an đã có quyết định tách vụ án
hình sự liên quan đến sai phạm của ông
Trần Phương Bình cùng hai bị can để
xemxét, xử lý sau.
Ngày 29-6, TAND
TP.HCM tiếp tục phiên xử
ông Trần Phương Bình và
11 đồng phạm gây thiệt hại
cho Ngân hàng TMCP Đông
Á (DAB) hơn 8.800 tỉ đồng
(còn gọi là đại án DAB giai
đoạn 2).
Ông Bình đã chỉ đạo cấp
dưới và những người liên
quan cho các nhóm khách
hàng Hiệp Phú Gia, Đồng
Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng
vay tiền trái pháp luật, gây thiệt hại khoảng 8.827
tỉ đồng. Ông Bình còn chỉ đạo xuất quỹ sai nguyên
tắc, chiếm đoạt 75 tỉ đồng của DAB để trả nợ các
khoản vay và sử dụng cá nhân.
Tại tòa, đại diện nguyên đơn dân sự DAB đồng ý
với tất cả khoản thiệt hại mà cáo trạng VKSND Tối
cao xác định. Ngoài ra, đại diện DAB còn nêu chín
đề nghị, năm kiến nghị, qua đó yêu cầu HĐXX và
VKS xem xét, buộc ông Bình và các cá nhân chịu
trách nhiệm bồi thường nhiều khoản tiền khác mà
cáo trạng chưa đề cập tới.
Với phần kiến nghị của DAB, HĐXX sẽ xem xét
phần dân sự và áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo
Bình, không xem xét phần hình sự.
Cạnh đó, ông Bình và Nguyễn Đức Tài, Nguyễn
Thị Ngọc Vân (cựu phó tổng giám đốc, phó chủ
tịch HĐTD DAB) còn bị cho là có nhiều vi phạm
trong hoạt động tín dụng khi cho nhóm khách hàng
vợ chồng Lê Anh Tuấn - Nguyễn Thị Ngọ vay số
tiền lớn.
Theo hồ sơ, bà Ngọ chỉ đạo, điều hành ba công
ty và 30 cá nhân. Bà quen ông Bình từ những năm
1990 khi ông thành lập DAB (năm 1992) có mời bà
Ngọ góp vốn và về làm việc.
Bà Ngọ để cha chồng đứng tên cổ đông sáng lập,
đồng thời vợ chồng bà thành lập Công ty TNHH
Hoàng Lê kinh doanh phân bón, mua bán, xuất khẩu
gạo, thuốc bảo vệ thực vật. Từ năm 1992, Công ty
Hoàng Lê và cá nhân vợ chồng bà Ngọ bắt đầu vay
vốn tại DAB để kinh doanh, mua bán bất động sản.
Từ năm 2006 đến 2013, bà Ngọ sử dụng pháp
nhân các công ty do bà thành lập để vay và nhờ
các cá nhân đứng tên vay thấu chi tại DAB để kinh
doanh phân bón, đầu tư hoạt động giáo dục dạy học,
mua bán bất động sản và mua bán cổ phiếu.
Kết quả điều tra cho thấy tính đến ngày 24-12-
2018, nhóm khách hàng vợ chồng bà Ngọ còn dư nợ
tại DAB tổng số hơn 1.500 tỉ đồng gồm 905 tỉ đồng
gốc và gần 624 tỉ đồng lãi.
Tài sản đảm bảo gồm 32 bất động sản, 757.200
cổ phiếu PNJ, 4.590 cổ phần Công ty Thủy tinh Gò
Vấp, 200.000 cổ phần Công ty CP Bảo hiểm Viễn
Đông, 2.000 cổ phần Công ty Thốt Nốt.
Những tài sản này được DAB định giá tại thời
điểm cho vay là 337 tỉ đồng - không đủ trả nợ cho
ngân hàng. Phần dư nợ thiếu tài sản đảm bảo được
DAB cho vay tín chấp.
Để làm rõ thiệt hại liên quan đến nhóm khách
hàng vợ chồng bà Ngọ vay, cơ quan điều tra đã
trưng cầu hội đồng định giá trong tố tụng hình sự
TP.HCM đối với các tài sản đảm bảo tại DAB. Tuy
nhiên, hiện chưa có kết quả, chưa đủ căn cứ để kết
luận sai phạm của ông Bình và hai thuộc cấp.
Tháng 11-2019, Bộ Công an đã có quyết định tách
vụ án hình sự liên quan đến hành vi sai phạm của
ông Bình cùng hai bị can Vân và Tài ra, khi nào có
kết quả định giá tài sản trên sẽ tiếp tục xem xét, xử
lý sau.
Kết thúc phần xét hỏi, chủ tọa thông báo phiên tòa
sẽ tiếp tục vào ngày 2-7 tới với phần tranh luận
HOÀNG YẾN
Chưa có phán quyết
tài sản trong đại án
Hứa Thị Phấn
Sau khi bất ngờ quay lại phần xét hỏi, HĐXX vẫn chưa đưa ra
được phán quyết về đại án HứaThị Phấn và quyết định dừng
việc tuyên án.
HOÀNGYẾN
N
gày 29-6, TAND Cấp
cao tại TP.HCM không
tuyên án đại ánHứaThị
Phấn (cựu cố vấn cấp cao
HĐQT Ngân hàng TMCP
Đại Tín TRUSTBank) giai
đoạn 2 gây thiệt hại 1.338
tỉ đồng như dự kiến mà bất
ngờ quyết định quay trở lại
phần xét hỏi.
Xét hỏi lại các bất
động sản
Phần xét hỏi chủ yếu liên
quanđến17bấtđộngsản(BĐS)
được đề cập trong kháng nghị
củaVKSNDTP.HCMvà 2 ha
đất tại phườngAn Phú, quận
2 mà phía ông Phạm Công
Danh (bị án, người liên quan
trong vụ án - PV) và Tập đoàn
Thiên Thanh có kháng cáo.
Sau khi quay lại xét hỏi
xong các bên, chủ tọa cho
biết sẽ dừng lại việc tuyên
án. Việc mở lại phiên tòa sẽ
thông báo sau.
Tòa hỏi lại đại diện của ông
DanhvàTậpđoànThiênThanh
về nguồn gốc 2 ha đất quận
2. Đại diện Tập đoàn Thiên
Thanh đã trình bày nguồn gốc
của sáu lô đất đứng tên Lâm
Kim Dũng là nằm trong 9 ha
đất quận 2 mà nhóm cổ đông
Phú Mỹ (bà Phấn đại diện)
phải bàn giao cho nhóm cổ
đông Thiên Thanh (do ông
Danh làm đại diện).
Về lý do bản án giai đoạn
1 xử bà Phấn đã xem xét về
sáu lô đất này nhưng Tập
đoàn Thiên Thanh tiếp tục
yêu cầu xem xét ở giai đoạn
2, đại diện tập đoàn cho rằng
ở giai đoạn 1, Thiên Thanh
không hề biết đến việc xử
lý sáu lô đất, cũng không ai
mời tới tòa nên không thể
biết được việc xử lý thế nào.
Luật sư bào chữa cho bà
Phấn khẳng định với tòa sáu lô
đất trên nằm trong danh sách
tài sản bàn giaomà nhómPhú
Mỹ phải bàn giao cho nhóm
Thiên Thanh.
Trong giai đoạn 1 của vụ
án Hứa Thị Phấn, do sáu
thửa đất này không phải là
tài sản đảm bảo cho bất kể
khoản vay nào nên sau đó
tòa giao cho Ngân hàng Xây
dựng Việt Nam để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ thi hành
án của bà Phấn.
Do khi đó tòa xác định
toàn bộ tài sản mà bà Phấn
nhờ người đứng tên đều là tài
sản của bà Phấn và bà Phấn
phải thực hiện trách nhiệmbồi
thường nên đã tuyên như vậy.
Liên quan đến 17 BĐS ở
Bình Dương mà Tập đoàn
Thiên Thanh và Công ty Tân
Đông Hiệp đều khẳng định là
của mình, HĐXX tiếp tục hỏi
cả hai bên. Công ty Tân Đông
Hiệp khẳng định các BĐS
này nằm rải rác trong khu
công nghiệp ở Bình Dương
và mang tên công ty.
Trong khi đại diện của Tập
đoàn Thiên Thanh phản đối
và cung cấp chứng cứ thể
hiện 17 BĐS này vẫn đứng
tên nhóm cổ đông Phú Mỹ.
Do đó, nó không phải là của
Tân Đông Hiệp. Đại diện này
cũng khẳng định 17 BĐS nằm
trong danh sách các tài sản
thỏa thuận được bàn giao cho
nhóm cổ đông Thiên Thanh.
VKS đề nghị có lợi
cho ông Danh
Trong vụ án này, tại giai
đoạn phúc thẩm, bà Phấn giữ
nguyên kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt, ông Danh và
Tập đoàn Thiên Thanh muốn
lấy lại tài sản để đảm bảo thi
hành án.
Qua nhiều ngày xét xử,
VKS bảo lưu quan điểm bác
kháng cáo của bà Phấn, đề
nghị HĐXX chấp nhận kháng
nghị củaVKSNDTP.HCMvà
ý kiến luật sư phía ông Danh
và Tập đoàn Thiên Thanh.
Cụ thể, VKS đề nghị buộc
bị cáo Phấn phải chịu trách
nhiệm bồi thường số tiền hơn
901 tỉ đồng cho Ngân hàng
Thương mại TNHH MTV
Xây dựng Việt Nam (CB,
tiền thân là TRUSTBank sau
là VNCB, nguyên đơn dân
sự vụ án - PV) chứ không
buộc ông Danh và Tập đoàn
Thiên Thanh.
Đồng thời, VKS đề nghị
công nhận toàn bộ 114 BĐS
là quyền sử dụng đất đang thế
chấp tại CB để đảm bảo cho
29 khoản vay thuộc quyền
sử dụng của Tập đoàn Thiên
Thanh, bị án Danh.
Trong khi án sơ thẩm quyết
định kê biên 97/114BĐSđược
công nhận quyền sử dụng của
Tập đoàn Thiên Thanh và bị
án Danh để đảm bảo nghĩa vụ
thi hành án của ông.
Quan điểm của VKS với
sáu BĐS này là bản án sơ
thẩm vụ án PhạmCông Danh
và đồng phạm giai đoạn 1 đã
đề cập đến. Do vậy, VKS đề
nghị ông Danh và Tập đoàn
Thiên Thanh thực hiện các
thủ tục giám đốc thẩm.
Tháng 11, TANDTP.HCM
tuyên phạt bị cáo Phấn 20
năm tù, tổng hợp với các bản
án giai đoạn 1 là 30 năm tù.
Cấp dưới thân tín là Bùi Thị
Kim Loan (cựu kế toán Công
ty TNHH Phú Mỹ, phó giám
đốcCông tyTNHHĐầu tư địa
ốc Phúc Nguyễn) bị phạt bảy
năm tù. Tổng hợp với bản án
giai đoạn 1, bị cáo phải chấp
hành chung là 30 năm tù…•
BàHứa Thị Phấn
(trái)
và ông PhạmCôngDanh. Ảnh: H.Y
Ông Danh có thể khắc phục 100%
hậu quả?
Trước khi HĐXX nghị án vào hôm 24-6, ông Danh và Tập
đoàn Thiên Thanh khẳng định có đủ cơ sở khắc phục 100%
hậuquảnếutòachấpnhậncảbốnnộidungkhángcáocủahọ.
Đồng thời, Tập đoàn Thiên Thanh cũng ký văn bản kiến
nghị khẩn cấp gửi đến HĐXX đề nghị cơ quan thi hành án
dân sự tạmdừng việc bánđấugiá các lôđất tại quận 2 trên vì
đang cókháng cáoyêu cầuhoàn trả khuđất choThiênThanh
để đảm bảo quyền thi hành án liên quan đến ông Danh.
Trước đó, ngày 10-6, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã
ra thông báo bán đấu giá các lô đất trên.
VKS bảo lưu quan
điểm bác kháng
cáo của bà Phấn,
đề nghị HĐXX
chấp nhận kháng
nghị của VKSND
TP.HCM và ý kiến
luật sư phía ông
Danh và Tập đoàn
Thiên Thanh.
Ông Trần Phương Bình
tại tòa. Ảnh: HY
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook