145-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBa30-6-2020
Lý do Indonesia rắn
về chủ quyền biển
với Trung Quốc
ĐĂNGKHOA
G
iữa các diễn biến nóng gần
đây ở các vùng biển tranh
chấp, chính phủ Indonesia
đã thể hiện thái độ cứng rắn trước
Trung Quốc (TQ) về chuyện chủ
quyền biển.
Gần đây, dù không phải là nước
tham gia tranh chấp Biển Đông,
Indonesia đã hai lần gửi công
hàm lên Liên Hợp Quốc (LHQ)
phản đối thái độ TQ ở vùng biển
tranh chấp này.
Quyết liệt trong
“cuộc chiến công hàm”
Cụ thể, trong công hàmgửi ngày
26-5,Indonesiabácbỏbảnđồđường
lưỡi bò và tuyên bố chủ quyền theo
lịch sử củaTQvới gần như toàn bộ
Biển Đông. Kêu gọi TQ tuân thủ
toàn diện Công ước LHQ về Luật
Biển 1982 (UNCLOS) - công ước
mà TQ là thành viên.
Sau động thái này của Indonesia,
ngày 2-6, TQ gửi công hàm lên
LHQ phản đối công hàm của
Indonesia. Trong
công hàm này, TQ
có nói các “quyền
lịch sử” củamình ở
Biển Đông có thể
chồng lấnvùng đặc
quyềnkinhtế(EEZ)
của Indonesia. TQ
có mời Indonesia
thương lượng cái
mà Bắc Kinh cho là “các tuyên
bố quyền và quyền lợi hàng hải
chồng lấn” ở Biển Đông.
Họp báo ngày 4-6, Ngoại trưởng
Indonesia Retno Marsudi khẳng
định quan điểm của nước này về
vấn đề Biển Đông là rất rõ ràng và
nhất quán. BàMarsudi nói rõ trong
công hàm của mình là Indonesia
muốn lặp lại quan điểm nhất quán
của mình là “phản đối cái gọi là
đườngchínđoạnhayquyền lịchsử”.
Ngày 12-6, Indonesia tiếp tục
gửi lên LHQ công hàm thứ hai
phản đối công hàm ngày 2-6 của
TQ và tuyên bố thẳng thừng vùng
EEZ hay thềm lục địa của mình
không hề có sự chồng lấn nào với
các tuyên bố chủ quyền (trái phép)
của TQ ở Biển Đông. Công hàm
bác tuyên bố của TQ rằng mình có
quyền lịch sửởmột sốkhuvựcBiển
Đông vốn chồng lấn lên vùng EEZ
và thềmlục địa của Indonesia. Theo
Indonesia, nếu quyền này có tồn tại
trước đó thì nó cũng bị loại bỏ theo
các điều khoản trong UNCLOS.
Chưa hết, họp báo ngày 18-6,
Ngoại trưởng Marsudi tuyên bố
cứng rắn nước này “không có lý do
để thương lượng” với TQ về Biển
Đông. BàMarsudi khẳng định dựa
theoUNCLOS thì Indonesia không
có“tuyênbốchồng lấn”nàovớiTQ.
Đây không phải là lần đầu tiên
Indonesia gửi công
hàm lên LHQ liên
quan vấn đề Biển
Đông.Indonesiatừng
làm điều tương tự
vàonăm2010.Trong
cônghàmnăm2010,
Indonesia cũng nói
bản đồ đường chín
đoạn củaTQkhông
có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, trong
“cuộc chiến công hàm” lần này, có
thể thấy thái độ Indonesia với TQ
quyết liệt và cứng rắn hơn nhiều.
Góp phần làm lung lay
yêu sách TQ
Có thể thấy gì từ sự cứng rắn của
Indonesia với TQ trong chuyện chủ
quyền biển? Theo nhiều nhà phân
tích, Indonesia thấy cần thiết phải
tỏ rõ cho TQ thấy sự nhất quán của
mình trong bảo vệ chủ quyền biển.
Nhà phân tích an ninh và quốc
phòngYohanes Sulaiman thuộcĐH
JenderalAchmadYani (Indonesia)
cho rằng với tình hình hiện tại, theo
con đường ngoại giao là phương
pháp tốt nhất Indonesia có thể sử
dụng để khẳng định quan điểm
của mình. Theo chuyên gia quan
hệ quốc tế Teuku Rezasyah tại ĐH
Padjajaran(Indonesia),Jakartađãthể
hiện sự nhất quán này ở nhiều cấp
độ, từ đơn phương đến đa phương,
đến khu vực và cả toàn cầu.
Trongmột bài viết trên báo
South
ChinaMorning Post
, nhà khoa học
chính trị, nhà nghiên cứu cấp cao
Evan A. Laksmana tại Trung tâm
Nghiên cứu chiến lược và quốc tế
(CSIS - Mỹ, chi nhánh Indonesia)
nhận định chính sách Biển Đông
của Indonesia chủ yếu dựa vào luật
quốc tế và đa phương hóa.
Trongmột bài viết trên trangphân
tíchpháp lý
ModernDiplomacy
,TS
Ahmad Almaududy Amri tại Bộ
Ngoại giao Indonesia nhắc đến
việc gần đây không chỉ Indonesia
mà các nước trong khu vực và cả
Mỹ đồng loạt gửi công hàm lên
LHQ phản đối các yêu sách của
TQ. Theo ông, các nước có sự tự
tin nàymột phần lớn nhờ vào phán
quyết năm 2016 của Tòa Trọng
tài bác yêu sách chủ quyền đường
chín đoạn của TQ ở Biển Đông.
TS Armi cho rằng sự phản đối
đồng loạt và liên tục của các nước
sẽ làm suy yếu tính pháp lý trong
yêu sách của TQ ở Biển Đông. Có
thể chắc chắn điều này vì phản đối
của các nước dựa vào phán quyết
của Tòa Trọng tài vốn được thành
lập theo UNCLOS. Ngược lại,
yêu sách của TQ ở Biển Đông là
điều mà Tòa Trọng tài đã bác bỏ.
Một điểm lợi nữa, dựa vào luật
pháp quốc tế cho phép Indonesia
không phải đầu tư nhiều vào chiến
lược ngăn chặn quân sự, trong khi
vẫn có thể tách bạch, không để
cảm xúc chống TQ xen lẫn vào
các vấn đề chính trị nội địa.•
DùkhôngphảilànướctranhchấpBiểnĐôngnhưng
Indonesia thường xuyên xung đột vớiTQquanh khu
vực quầnđảoNatuna tiếpgiápBiểnĐông. Năm2016,
Indonesia từng xungđột vớiTQvề quyềnđánhbắt cá
ở quần đảo Natuna. Vì điều này mà sang năm 2017,
Indonesia đã đổi tên quần đảo này thành Biển Bắc
Natuna, một động thái được xem là nhằm bác bỏ
yêu sách đường chín đoạn của TQ.
Tháng 12-2019, TQ đưa tàu cá và tàu hải cảnh vào
vùng biển quần đảoNatuna. Ngoại trưởng Indonesia
Marsudi đã từngphải triệu tậpđại sứTQ tại Jakarta để
phảnđối. Indonesia cũngđã triểnkhai nhiều tàuchiến
vàmáy bay chiến đấu ra quần đảoNatuna nhưng tàu
TQ vẫn không rút đi. Saumột thời gian giằng co, đến
tháng 1, Tổng thống Indonesia JokoWidodo ra thăm
quầnđảonày và đến lúc đó các tàuTQmới chịu rút đi.
Hiện hải quân Indonesia có bốn tàu chiến ở vùng
biển quần đảo này. Không quân, lục quân Indonesia
cũng đang ở Natuna. Tuy nhiên, dù lo ngại các căng
thẳnggầnđâyởBiểnĐôngnhưngquânđội Indonesia
vẫn chưa quyết định triển khai thêm lực lượng ra
quần đảo Natuna.
Họ đã nói
ĐoànkếtvớicácthànhviênASEAN
sẽ khiến Indonesia và cả ASEAN
mạnh hơn.TQ sẽ phải suy nghĩ thận
trọng hơn nếu các nước Đông Nam
Á đoàn kết lại.
Nhà phân tích
YOHANES SULAIMAN
TQ không có quyền
lịch sử ở Biển Đông.
Nếu quyền này có
tồn tại trước đó thì
cũng bị loại bỏ theo
các điều khoản
trong UNCLOS.
14
ngưdân trênmột tàucácủaPhilippines
mất tích sau khi bị một tàu hàngTrung
Quốc đâm trúng rồi bỏ chạy hôm
28-6, trang tin
Rappler
cho hay. Hiện
nhà chức trách đã trục vớt được xác
tàu nhưng không thấy các ngư dân.
Công tác cứu hộ đang gặp khó khăn
do biển động mạnh.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Thời gian gần đây, Indonesia có thái độ quyết liệt và cứng rắn hơn nhiều
với Trung Quốc trong chuyện chủ quyền biển.
Tàu hải cảnh TQ
(xa)
và tàu tuần tra của hải quân Indonesia
(gần)
đụng độ nhau tại vùng biển quần đảoNatuna
hồi tháng 1. Ảnh: REUTERS
Biển Đông: Có mạch nước
ngọt dưới Đá Chữ Thập
Tờ
South China Morning Post
ngày 28-6 dẫn một nghiên cứu mới
đây của Viện Hải dương học Biển
Đông (Trung Quốc) cho biết các hoạt
động bồi đắp trái phép của Bắc Kinh
ở khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam đã đẩy
nhanh quá trình hình thành mạch nước
ngọt ở đây.
Nhóm nghiên cứu khẳng định mực
nước ngầm bên dưới Đá Chữ Thập
đang tăng lên với tốc độ khoảng 1 m
một năm, nhanh gấp hai lần so với
mạch nước ở các đảo tự nhiên.
Viện Hải dương học Biển Đông dự
đoán nếu mạch nước ngọt có thể hình
thành bên dưới Đá Chữ Thập thì nhiều
khả năng cũng sẽ hình thành được ở
các khu vực khác.
Nhiều ý kiến lo ngại Bắc Kinh sẽ
muốn lợi dụng việc phát hiện mạch
nước ngọt để chứng minh Đá Chữ
Thập có khả năng duy trì sự sống lâu
dài để đòi công nhận bãi đá này có
vùng đặc quyền kinh tế với 200 hải
lý và thềm lục địa bao quanh.
PHẠM KỲ
• Pakistan
: Ít nhất năm người thiệt
mạng trong vụ xả súng xảy ra tại trụ
sở một sàn giao dịch chứng khoán
ở TP Karachi hôm 29-6, hãng tin
Reuters
cho hay. Lực lượng an ninh
sau đó đã tiến vào tiêu diệt toàn bộ
bốn nghi phạm. Nhân chứng tại hiện
trường cho biết các tay súng khi tấn
công mặc đồ giống cảnh sát nên các
nạn nhân mất cảnh giác. Hiện chưa
có nhóm nào đứng ra nhận trách
nhiệm.
• Iran
: Hãng tin
Al Jazeera
ngày
29-6 cho hay giới chức Iran vừa ban
lệnh truy nã quốc tế đối với 36 cá
nhân có liên quan đến vụ ám sát Thiếu
tướng Qasem Soleimani hồi tháng 1,
trong đó có Tổng thống Donald Trump.
Nước này hiện cũng đã gửi yêu cầu
nhờ Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc
tế (Interpol) hỗ trợ. Nếu bị bắt, tất cả
những người bị Iran nhắm đến sẽ bị
truy tố tội giết người và khủng bố.
• Đài Loan:
Ngày 29-6, tờ
Taiwan
News
cho biết ẩu đả xảy ra tại Cơ quan
lập pháp Đài Loan sau khi các nghị sĩ
Quốc Dân đảng (KMT) thân Bắc Kinh
dựng hàng rào nhằm phản đối bà Thái
Anh Văn chuẩn bị bổ nhiệm một nhân
vật thân tín vào cơ quan giám sát chính
quyền. Ngay lập tức, các thành viên
đảng cầm quyền Dân Tiến đã xông vào
phá vòng vây và đánh nhau với người
đảng KMT. Sau vài giờ, đảng KMT
cũng chịu rút lui. Văn phòng của bà
Thái sau đó ra thông cáo lên án mạnh
mẽ hành động của đảng KMT.
PHẠMKỲ
Indonesia thường xung đột với Trung Quốc
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook