145-2020 - page 9

9
Nhiều phương án khi
Nội Bài và Tân Sơn Nhất
đóng 1 đường băng
Các đường băng sân bay Nội Bài và Tân SơnNhất sẽ lần lượt đóng cửa để
phục vụ công tác cải tạo, nâng cấp.
VIẾT LONG
S
áng 29-6, Bộ GTVT tổ
chức lễ khởi công dự án
cải tạo, nâng cấp đường
băng, đường lăn sân bay Nội
Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất
(TP.HCM).
Phải tính đến
phương án khẩn nguy
Theo đó, dự án cải tạo đường
băng sân bayNội Bài gồmnâng
cấp đường cất hạ cánh 11L/29R
(1A) và 11R/29L(1B), xâymới
ba đường lăn thoát nhanh và
nâng cấp các đường lăn hiện
hữu. Cạnh đó, dự án còn xây
dựng các công trình phục vụ
quản lý bay, đèn tín hiệu, hệ
thống thoát nước…Tổng mức
đầu tư dự án là 2.031 tỉ đồng,
hoàn thành vào tháng 12-2022.
Tại Tân Sơn Nhất, đơn vị thi
công sẽ cải tạo, nâng cấp đường
cất hạ cánh 25R/07L, xây mới
các đường lăn thoát nhanh và
nâng cấp các đoạn đường lăn
nối, công trình quản lý bay, đèn
tín hiệu... Tổng mức đầu tư dự
án là 2.015 tỉ đồng, hoàn thành
vào cuối năm 2021.
Các đường băng tại Nội Bài
và Tân Sơn Nhất sẽ được đóng
từng phần để đảm bảo thi công
và không làm gián đoạn hoàn
toàn hoạt động khai thác ở sân
bay. Đây là các dự án khẩn cấp
được Chính phủ cho phép rút
ngắn trình tự đầu tư và sử dụng
vốn ngân sách nhà nước do Bộ
GTVT làm chủ đầu tư.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng
thường trực Trương Hòa Bình
yêu cầu dự án phải đảm bảo
chất lượng, đúng tiến độ, chống
thất thoát, lãng phí, xử nghiêm
các vi phạm nếu có.
Bộ GTVT được giao nhiệm
vụ chỉ đạoCụcHàng khôngViệt
Nam (HKVN), Tổng Công ty
Cảng hàng không Việt Nam và
các đơn vị liên quan xây dựng
phương án khai thác, điều hành
hoạt động bay tại hai sân bay
một cách khoa học, bảo đảm an
toàn, an ninh hàng không suốt
quá trình xây dựng. “Trong đó,
nhà chức trách hàng không phải
tính đến các phương án khi có
tình huống khẩn nguy” - Phó
Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông Đinh Việt Thắng, Cục
trưởng Cục HKVN, cho biết
theo tính toán của đơn vị, khi
một trong hai đường băng Nội
Bài và Tân Sơn Nhất đóng cửa
để sửa chữa, năng lực khai
thác tại sân bay sẽ giảm xuống
30%-35%.
“Tân SơnNhất từ 44 chuyến/
giờ giảmxuống còn 32 chuyến/
giờ, Nội Bài từ 32 chuyến/giờ
xuống còn 29 chuyến/giờ. Tuy
nhiên, việc giảm tần suất khai
thác trên không ảnh hưởng
lớn đến hoạt động bay. Bởi
các đường bay quốc tế thông
thường chiếm 50% hoạt động
tại các cảng nhưng do dịch
COVID-19 đã dừng lại và nếu
hoạt động trở lại cũng chưa thể
đạt công suất 100%mà phải có
lộ trình…” - ôngThắng cho hay.
Cục trưởngCụcHKVNcũng
khẳng định đơn vị đã lên các
phương án khẩn nguy, trong
đó có phương án một đường
băng đóng cửa và một đường
băng còn lại gặp sự cố như ở
Tân Sơn Nhất vừa qua.
Khách cần đến sân
bay trước hai tiếng
Ông Tô Tử Hà, Phó Giám
đốc sân bay Nội Bài, cho biết
để chủ động ứng phó với các
tình huống phát sinh có thể xảy
ra trong thời gian tạm đóng cửa
một đường băng, đơn vị đã
tiến hành điều chỉnh phương
án khẩn nguy, cứu nạn, cứu
hộ, di dời máy bay. Cạnh đó,
đơn vị cũng quán triệt các lực
lượng liên quan tăng cường
phối hợp, đảm bảo tuyệt đối
an toàn bay.
Ngoài ra, để phục vụ công
tác sửa chữa đường băng, Cục
HKVN đã đưa ra phương án
đóng lần lượt từng đường băng
tại các cảng hàng không này từ
ngày1-7đếnhết năm.Tuynhiên,
để đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho mọi hoạt động bay trong
điều kiện vừa thi công vừa khai
thác, tần suất chuyến bay trong
một giờ sẽ giảmdomáy bay chỉ
cất và hạ cánh trên cùng đường
băng. Cụ thể, nhiều chuyến bay
trong khung giờ cao điểm từ 6
giờ đến 8 giờ và từ 12 giờ đến
14 giờ, từ 16 giờ đến 18 giờ sẽ
được giãnvào các giờ thấpđiểm.
“Trong thời gian thi công dự
án, hành khách đi máy bay cần
theo dõi chặt chẽ thông tin từ
hãng hàng không, chủ động
đến sân bay trước chuyến bay
ít nhất 2 giờ để hoàn thành thủ
tục hàng không, nhất là trong
các khung giờ cao điểm nêu
trên” - ông Hà khuyến cáo.•
Đường cất hạ cánh, đường lăn
hai sân bay xuống cấp nghiêm trọng
Từ năm 2017 đến nay, do phải khai thác vượt tần suất thiết
kế, tiếp nhận nhiều loại máy bay thế hệ mới với tải trọng lớn
nên hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài
và Tân Sơn Nhất xuống cấp nghiêm trọng.
Môt ly do nưa la hệ thống đường băng, đường lăn hiện hữu
tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất không đáp ứng được nhu
cầu khai thác đến 44 triệu hành khách/năm đối với Nội Bài và
50 triệu hành khách/năm đối với Tân Sơn Nhất vao năm 2025.
Do vậy, việc phải đầu tư cải tạo, nâng cấphệ thốngđườngbăng,
đường lăn của hai sân bay này là hết sức cấp bách.
CụcHàngkhông
đangxácminhbằng
lái của27phi công
Ngày 29-6, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), cho biết
qua rà soát đến ngày 25-6, có 27 phi công
người Pakistan được Cục HKVN cấp giấy phép
và năng định (chứng nhận về năng lực chuyên
môn của nhân viên hàng không) làm việc cho
các hãng HKVN thời gian qua.
Cụ thể, Vietnam Airlines có sáu phi công,
Vietjet có 17 phi công, Jetstar Pacific có bốn
phi công. Trong số 27 phi công nêu trên,
có 15 trường hợp hết hạn hợp đồng hoặc về
nước do dịch COVID-19. Về việc các hãng
hàng không trong nước đều phát thông cáo
báo chí khẳng định không sử dụng phi công
quốc tịch Pakistan, ông Thắng cho rằng có
thể các hãng chưa sử dụng hoặc không xếp
lịch bay cho các phi công này chứ không
phải không có.
Cục trưởng Cục Hàng không cũng khẳng
định theo quy trình, đơn vị sẽ cấp bằng lái cho
phi công nước ngoài trên cơ sở bằng gốc của họ
đã được nhà chức trách hàng không nước khác
cấp trước đó. Việc cấp bằng đều tuân thủ các
quy định trong nước và quốc tế.
“Bằng lái được cấp có thời hạn năm năm và
năng định có hiệu lực trong 12 tháng. Trong
thời gian đó, các phi công có quyền đăng ký
xin việc bình thường ở các hãng hàng không.
Trường hợp phi công chuyển sang nước khác
làm việc thì họ dùng bằng lái do Cục HKVN
cấp để báo cáo nhà chức trách hàng không
nước đó cấp bằng mới. Nhà chức trách hàng
không nước đó sẽ liên hệ với Cục HKVN để
xác minh trước khi cấp bằng lái cho phi công” -
ông Thắng lý giải.
Hiện Cục HKVN đã đề nghị nhà chức trách
hàng không Pakistan xác minh bằng lái của các
phi công quốc tịch Pakistan và họ sẽ có trách
nhiệm trả lời. Nếu bằng đó đảm bảo cấp đúng
quy định, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế thì phi
công đó được sử dụng bằng để hoạt động bình
thường.
“Trường
hợp có vi
phạm thì
Cục HKVN
sẽ thu hồi
bằng lái
đã cấp cho
phi công.
Cạnh đó,
phi công
gian lận
bằng cấp
có thể bị
xử phạt vi
phạm hành
chính…” -
ông Thắng
cho hay.
Trong
thời gian
chờ nhà
chức trách hàng không Pakistan xác thực bằng
lái của 27 phi công Pakistan, Cục HKVN cũng
tiến hành rà soát bằng lái toàn bộ phi công
nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo yêu cầu
của Bộ GTVT và báo cáo bộ trước ngày 31-7.
Việc tạm đình chỉ các phi công trên theo
ông Đinh Việt Thắng không ảnh hưởng đến
khai thác của các hãng HKVN vì hiện nay
lực lượng phi công không thiếu. Hiện Cục
HKVN vẫn tiếp tục yêu cầu các hãng tạm
đình chỉ phi công mang quốc tịch Pakistan.
Quyết định trên được đưa ra khi có thông
tin nhà chức trách hàng không Pakistan phát
hiện hơn 250 phi công nước này dùng bằng
lái máy bay giả.
PHÚ PHONG
Tiêu điểm
Theo Bộ GTVT, việc khởi công
các dự án vào thời điểm này là
cần thiết, vì tần suất khai thác
các chuyến bay tại hai cảng vẫn
thấp do ảnh hưởng của dịch
COVID-19. Sau khi hết dịch, nhu
cầu vận tải tăng cao, việc đóng
cửa đường băng để sửa chữa sẽ
rất khó khăn.
Cục khẳng định có,
hãng bảo không
Trong thông cáo phát đi ngày
28-6, các hãng HKVN đều cho
rằng không sử dụng phi công
mang quốc tịch Pakistan. Đáng
chú ý, Vietnam Airlines Group
(gồm Vietnam Airlines, Jetstar
Pacific và VASCO) khẳng định
toànbộphi côngnướcngoài của
các hãng khôngmang quốc tịch
Pakistanhoặc sửdụngbằng cấp,
chứng chỉ do Pakistan cấp. Tuy
nhiên, trong thông cáo phát đi
cùng ngày của Cục Hàng không
lại ghi nhận có một phi công
Pakistanđang làmviệc chohãng
Jetstar Pacific.
Đợt trước, các công nhân đã tiến hành trámvá
trên đường lăn S2 sân bay Nội Bài. Ảnh: VIẾT LONG
Cục trưởng Cục Hàng
không Việt Namkhẳng
định đơn vị đã lên các
phương án khẩn nguy,
trong đó có phương án
một đường băng đóng
cửa vàmột đường băng
còn lại gặp sự cố như ở
Tân SơnNhất
vừa qua.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook