145-2020 - page 8

8
Tiêu điểm
Bốn gói thầu của dự án
Dự án tuyến metro số 1 gồm bốn
gói thầu, đến nay toàn dự án đã hoàn
thành gần 74% tiến độ.
Trong đó, gói thầu CP1a đoạn ngầm
ga Bến Thành đến Nhà hát TP đã đạt
gần 71%.
Gói thầuCP1bđoạnngầmtừgaNhà
hát TP đến ga Ba Son đã hoàn thành
gần 85%.
Gói thầu CP2 đã thi công xong cầu
cạn phần dầm u lắp ghép và dầm 3
nhịp liên tục (còn lại dầmnhịpdẫn); đã
hợp longhết các cầuđặc biệt (5/5 cầu).
Gói thầu CP3, nhà thầu đang sản
xuất chế tạomột sốhạngmục như cột/
dầmOCS, bộphận của đầumáy toa xe,
tà vẹt,... và đang lắp đặt ray, hàn ray.
Các gói thầu nói trên đều dự kiến
hoàn thành trong năm 2021.
Gói thầu số CP4 là hệ thống công
nghệ thông tin cho vănphòng công ty
vận hành và bảo dưỡng. Dự kiến triển
khai thiết kế kỹ thuật và tổ chức đấu
thầu trong năm 2021.
Quyết liệt triển khai metro 2
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng những vướng
mắc của metro số 1 làm ảnh hưởng đến giao thông công cộng của TP.
“Sắp tới, chúng tôi mongmuốn các đồng chí giúp choTP đẩy nhanh tiến
độ để vận hành thương mại vào cuối năm 2021” - ông Phong nói.
Đối với tuyếnmetro số 2, công tác chuẩn bị giải phóngmặt bằng đã triển
khai rất thuận lợi, cố gắng hoàn thành sớm. Hiện các đơn vị chức năng
đang tập trung hoàn chỉnh để sau năm2021 sẽ khởi công tuyếnmetro số 2.
“Khâu giải phóng mặt bằng năm 2017 giá khác nhưng đến nay giá đã
khác rồi, chúng ta xác định không thể làm tăng tổng mức đầu tư, sẽ trình
HĐND để tái cơ cấu. Metro số 2 hiện đang triển khai, điều hành quyết liệt”
- ông Phong nhấn mạnh.
Trong trường hợp giải ngân hết
số vốn đã giao (3.676,695 tỉ đồng)
nhưng chưa hết số vốn ODA cấp
phát là 17,814 tỉ yen Nhật (tạm tính
tương đương 3.758 tỉ đồng, tỉ giá
quy đổi 1 JPY = 211 VND do Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam công
bố tháng 6), UBND TP sẽ đề xuất
Bộ KH&ĐT bổ sung trung hạn để
bố trí tiếp kế hoạch vốn trong năm
2020 cho dự án.
Việc hướng dẫn, xác định giá trị
vốn vay ODAcấp phát từ ngân sách
trung ương của dự án có thể làm
ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân
trong khoảng sáu tháng còn lại của
năm 2020.
Trong trường hợp giải ngân không
hết số vốn dự kiến bố trí trong năm
2020, kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ và các bộ, ngành trung ương
xem xét, hỗ trợ TP. Cụ thể là hỗ trợ
TP thực hiện thủ tục điều chuyển kế
hoạch vốn ODA cấp phát từ ngân
sách trung ương còn lại của kế hoạch
vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020
sang giai đoạn 2021-2025. Đây là cơ
sở bố trí kế hoạch vốn năm 2021 để
giải ngân cho dự án.
MAUR cũng kiến nghị Bộ Tài
chính sớm có hướng dẫn TP thủ tục
hoàn ứng ngân sách mà TP đã tạm
ứng trước đó; đồng thời, xem xét,
thẩm định hồ sơ cho vay vốn lại đối
với dự án để làm cơ sở ký các hiệp
định vay bổ sung vốn còn lại.
Do dịchCOVID-19 làmảnh hưởng
đến thủ tục nhập cảnh của các chuyên
gia nước ngoài làm việc tại dự án,
MAUR kiến nghị Chính phủ xem
xét cơ chế đặc biệt cho việc nhập
cảnh của các chuyên gia.
Cụ thể, đối với các chuyên gia đã
được quốc gia cư trú xác định âm
tính và được phép xuất cảnh, việc
cách ly 14 ngày theo quy định của
Bộ Y tế sẽ được thực hiện tại nơi cư
trú của chuyên gia gần công trường.
Việc cách ly này được thực hiện
dưới sự giám sát của cơ quan y tế
chuyên môn tại địa bàn, song song
với quá trình làm việc, giám sát thi
công, lắp đặt… của chuyên gia qua
các công cụ trực tuyến. Sau khi hoàn
tất cách ly 14 ngày, chuyên gia sẽ
sẵn sàng thực hiện công việc tại
công trường.
Giải quyết cho metro số 1
là rất cần thiết
Nhận định về kiến nghị củaMAUR,
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
cho rằng tỉ lệ giải ngân vốn ODA
của TP.HCM chiếm tỉ lệ lớn nhất.
Thời gian vừa qua, các cơ quan
chức năng đã phải điều chỉnh tổng
mức nguồn vốn đầu tư công, tăng
tổng mức đầu tư ODA lên. Dù tăng
ODA nhưng nguồn giải ngân lại rất
thấp nên việc này cũng cần được
giải quyết.
Một vướng mắc nữa cần tháo gỡ
là giải quyết cho chuyên gia quay trở
lại Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng,
vấn đề này cũng cần giải quyết ngay.
“TP.HCMcần chủ động để các nhà
đầu tư quay trở lại Việt Nam. Các
ĐÀOTRANG
S
áng 29-6, Phó Thủ tướng Phạm
Bình Minh trực tiếp đi kiểm
tra công trường dự án tuyến
metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Đi cùng Phó Thủ tướng có Chủ
tịch UBNDTP.HCMNguyễn Thành
Phong, PhóChủ tịchUBNDTP.HCM
Võ Văn Hoan và lãnh đạo các sở,
ngành liên quan.
Kiến nghị giải quyết
một số vướng mắc
Đầu tiên, đoàn thị sát tới ga Công
nghệ cao, quận 9 (đối diện Khu công
nghệ cao, quận 9). Tại đây, đoàn thị
sát đã đi tham quan khu vực bán vé,
hành lang lối lên xuống, khu vực tàu
dừng đỗ và đón khách.
Tiếp đến, đoàn di chuyển về ga
Ba Son, một trong ba ga ngầm của
tuyến metro số 1. Sau đó, đoàn thị sát
đi dọc đường tàu về ga Nhà hát TP.
Nói về vướngmắc của tuyếnmetro
số 1, Ban quản lý đường sắt đô thị
(MAUR) kiến nghị Chính phủ chấp
thuận giá trị vốn vay ODA cấp phát
từ ngân sách trung ương chưa giải
ngân cho dự án bằng tiền yen Nhật
(17,81 4 tỉ yen) và được quy đổi ra
tiền VND theo từng thời điểm thanh
toán. Từ đó làm cơ sở để bố trí bổ
sung kế hoạch vốn năm 2020, theo
đúng số liệu đề xuất của BộTài chính.
MAUR kiến nghị Chính phủ giao
Bộ KH&ĐT xem xét, phân bổ tiếp
vốnODAcấp phát trong hạnmức vốn
trung hạn giai đoạn 2016-2020 còn
lại chưa giao là 3.676,695 tỉ đồng.
PhóThủ tướngPhạmBìnhMinh
(thứba từphải)
cùngcác lãnhđạoTP.HCMthị sát tuyếnmetro số1 sáng29-6. Ảnh: ĐÀOTRANG
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh:
Sớm gỡ vướng cho metro số 1
PhóThủ tướng PhạmBìnhMinh cho rằng những vướngmắc củametro số 1 cần được tháo gỡ ngay
để thúc dự án về đích đúng như dự kiến.
chuyên gia có thể tự cách ly tại cơ sở
sản xuất” - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Vướng mắc tiếp theo là đồng tiền
yen hay VND, Phó Thủ tướng cho
biết Văn phòng Chính phủ đã có
công văn trả lời và xác định tổng số
tiền như TP đã nêu là tiền yen. Hiệp
định vay là tiền yen và sau này trả
lại cũng là tiền yen.
Về nguồn vốn tạm ứng, Phó Thủ
tướng chỉ đạo cơ quan chức năng
cần cố gắng trong đầu tháng 7 trả
lại nguồn vốn mà TP đã tạm ứng.
Phó Thủ tướng đánh giá việc giải
quyết cho dự án metro số 1 là rất cần
thiết và TP cũng đã có sự cấp thiết
để thúc đẩy cho dự án này. Dự kiến
dự án chạy thử kỹ thuật vào tháng
10-2020.•
Đề xuất mở lại đường bay quốc tế vào cuối tháng 7
Phó Thủ tướng đánh giá
việc giải quyết cho dự án
metro số 1 là rất cần thiết
và TP cũng đã có sự cấp
thiết để thúc đẩy cho dự
án này.
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có văn bản gửi
Bộ GTVT liên quan đến việc mở lại các đường bay quốc tế.
Theo Cục HKVN, các nước trên thế giới đang cân nhắc về
chương trình “Travel bubble” (di chuyển nội khối hoặc hành
lang di chuyển) để khởi động lại hoạt động đi lại quốc tế
trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Travel bubble được hiểu là hai hoặc nhiều quốc gia đã
kiềm chế thành công dịch COVID-19 thống nhất tạo ra một
khối, hành lang di chuyển. Những người sống trong khối có
thể đi lại tự do và tránh được yêu cầu kiểm dịch bắt buộc.
Chẳng hạn, Trung Quốc đang xem xét mở rộng “di chuyển
nội khối” của họ trên phạm vi bao phủ Trung Quốc đại lục
đến Đài Loan, Hong Kong, Ma Cau cũng như Hàn Quốc.
Cạnh đó, Israel đang lên kế hoạch để có được một thỏa
thuận về “di chuyển nội khối” với Hy Lạp và Cyprus.
Dựa vào các mô hình trên, Cục HKVN đề xuất có thể
nghiên cứu khôi phục các chuyến bay quốc tế thương mại
thường lệ đưa khách vào Việt Nam vào cuối tháng 7.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch
COVID-19 còn phức tạp, việc mở lại các đường bay quốc
tế phải tuân thủ hàng loạt điều kiện chặt chẽ. Cụ thể như
quốc gia đó không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng
trong 30 ngày liên tục; hoặc hành khách phải có mặt trong
nước ba ngày trước khi bay.
Cục HKVN cũng kiến nghị dứt khoát không chấp nhận khách
quá cảnh. Đặc biệt, khách phải có giấy chứng nhận âm tính với
COVID-19 được cấp trong vòng ba ngày trước lúc bay.
Khi đến Việt Nam khách phải được xét nghiệm nhanh
bằng bộ xét nghiệm. Chi phí xét nghiệm do hãng hàng
không chi trả. Hành khách nhập cảnh phải lưu trú tại các
địa điểm do UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc trung ương xác
định và có trả phí.
Tổ bay, nhân viên hàng không, nhân viên quản lý xuất nhập
cảnh, hải quan, kiểm dịch y tế phụ trách chuyến bay phải trang
bị đồ bảo hộ và không phải cách ly sau chuyến bay.
Để triển khai kế hoạch trên, Cục HKVN kiến nghị Bộ
GTVT báo cáo Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao trao đổi với
cơ quan ngoại giao các đối tác để thống nhất việc phối hợp
khôi phục một số đường bay quốc tế.
Trước đó, một số hãng hàng không trong nước cũng
khẳng định đã sẵn sàng để mở lại các đường bay quốc tế.
VIẾT LONG
Đô thị -
ThứBa30-6-2020
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook