147-2020 - page 9

9
Báo cáo Thủ tướng về cháy rừng
liên tiếp tại Nghệ An, Hà Tĩnh
Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo nhanh gửi Thủ tướng
về tình hình cháy rừng tại Nghệ An, Hà Tĩnh trong đợt
nắng nóng cuối tháng 6 vừa qua.
Theo đánh giá ban đầu, khu vực ven biển miền Trung
trong 12 ngày cuối tháng 6 đã xảy ra nắng nóng liên tục,
với nhiệt độ có nơi nhiệt lên tới 43
o
C. Nhiệt độ cao kết
hợp với độ ẩm dưới 30% gây khô nóng nên từ ngày 26
đến 28-6, các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra
cháy rừng với tổng diện tích cháy hơn 70 ha thông, keo.
Trong các vụ cháy này, sự việc xảy ra ở xã Diễn Lợi,
Diễn Châu, Nghệ An đe dọa tính mạng, tài sản của 50
hộ dân ngay sát đó. Các lực lượng chức năng đã kịp thời
khống chế điểm cháy, ngăn chặn hậu quả xấu.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hai
đoàn kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
tại khu vực Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ. Qua đó
có yêu cầu lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh làm rõ
nguyên nhân gây cháy để xử lý theo quy định của pháp
luật, nhanh chóng đánh giá mức độ thiệt hại để đề xuất
phương án phù hợp khôi phục diện tích rừng bị cháy.
ĐẮC LAM
Lào Cai xuất hiện vết nứt gây sụt lún
ở lưng đồi xã Xuân Hòa
Ngày 1-7, thông tin từ Văn phòng thường trực Ban
chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết
tại xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang xuất
hiện những vết nứt, gây sụt lún ở khu lưng đồi.
Các vết nứt xuất hiện rải rác khắp khu vực. Trong đó,
vết nứt dài nhất khoảng 100 m, chiều rộng 0,5 m, chiều
cao khoảng 35-40 m tính từ chân đồi lên đến vết nứt.
Hiện khối lượng đất, đá ở khu vực vết nứt vào khoảng
10.000 m
3
.
Theo báo cáo, hiện đang có sáu hộ dân với 38 người
sinh sống quanh khu vực vết nứt. Để bảo đảm, cơ quan
chức năng địa phương đang tiến hành sơ tán, di dời các
hộ dân đến nơi an toàn.
AN HIỀN
ĐÀOTRANG-PHANCƯỜNG
S
ở GTVT TP.HCM vừa
trình UBND TP báo cáo
đề án phát triển hạ tầng
giao thông TP.HCM đến năm
2030. Theo đề án, TP.HCM
với vai trò là một đô thị đặc
biệt cần phải tạo được những
chuyển biến trên các lĩnh vực
của nền kinh tế. Trong đó giao
thông được xem là mạch máu
của nền kinh tế, cần được ưu
tiên phát triển. Do vậy, tại đề
án này, Sở GTVT đã kiến nghị
UBND TP nhiều nội dung
quan trọng.
Nguồn vốn khổng lồ
Về cơ chế vốn thực hiện
các dự án, Sở GTVT xác định
trong giai đoạn 2021-2030,
tổng kinh phí dự kiến để đầu
tư hạ tầng giao thông TP là
904.293 tỉ đồng. Trong đó,
vốn ngân sách TP là 438.776
tỉ đồng. Các nguồn vốn khác
(trung ương, xã hội hóa đầu
tư, vốn vayODA...) là 465.517
tỉ đồng.
Đối với các dự án đầu tư hạ
tầng quan trọng đã được phê
duyệt thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách trung ương trên địa
bàn TP như vành đai 3, 4, cao
tốc TP.HCM - Mộc Bài,... Sở
kiến nghịThủ tướng chấp thuận
chophépTPsửdụngngân sách,
các nguồn lực tài chính khác
hoặc huy động theo phương
thức đối tác công tư để sớm
hoàn thành dự án.
Ngoài ra, Sở cũng đề nghị
UBND TP sớm hoàn thiện cơ
chế phân cấp quản lý ngân
sách. Đồng thời phân cấp
nguồn thu, xây dựng nguyên
tắc, định mức phân bổ ngân
sách cho phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, xác
định tỉ lệ điều tiết các khoản
thu phân chia ngân sách hợp
lý trình Quốc hội. Việc này sẽ
tạo điều kiện cho TP có nguồn
lực để thực hiện đề án này.
Bên cạnh đó, cần triển khai
đồng bộ, hiệu quả các chính
sách thu hút chuyên gia, nhà
khoa học trong và ngoài nước,
nguồn nhân lực chất lượng cao
tham gia công tác quản lý.
“Do đề án có tác động đến
Ngành đường sắt chạy lại đôi tàu
Thống Nhất SE9/10
Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp hè
2020, Công ty CPVận tải đường sắt Sài Gòn vừa cho biết sẽ
tổ chức chạy thêm tàu đi Hà Nội và Quy Nhơn.
Cụ thể, công ty cho chạy hằng ngày đôi tàu SE9/SE10
(tuyến TP.HCM - Hà Nội) và tàu SQN1/SQN2 (tuyến
TP.HCM - Quy Nhơn) từ ngày 9-7. Bên cạnh đó, công ty
cũng cho điều chỉnh hành trình tàu SQN2 (tuyến TP.HCM -
Quy Nhơn) từ ngày 11-7. Theo đó, tàu SQN2 xuất phát tại ga
Sài Gòn lúc 18 giờ 20 phút, đến Quy Nhơn lúc 8 giờ 6 phút.
Tuy nhiên, trong các ngày 16, 17, 23, 24, 30 và 31-7, tàu
sẽ chạy theo hành trình cũ. Trong đó, hành khách lưu ý tàu
SQN1/SQN2 không đỗ, nhận trả khách tại ga Phú Hiệp.
Trước đó, Công ty CPVận tải đường sắt Sài Gòn cũng
thực hiện chương trình giảm giá 10%-50% cho vé tàu dịp hè
2020. Cụ thể, đối với các đôi tàu khách Thống Nhất SE3/4,
SE7/8 (TP.HCM - Hà Nội) có cự ly vận chuyển trên 900 km
và SE21/22 (TP.HCM - Đà Nẵng) có cự ly vận chuyển trên
600 km, hành khách mua vé trước từ 20 ngày trở lên được
giảm giá 20%-40% (trừ vé giường nằm khoang bốn tàu SE3).
Các tuyến có cự ly ngắn hơn sẽ được giảm giá vé thấp hơn
và nhiều chương trình dành cho hành khách mua vé tập thể.
Thời gian áp dụng từ ngày 1-7 đến hết 16-8. Hành khách
có nhu cầu mua vé tàu có thể liên hệ các nhà ga, đại lý của
ngành đường sắt; website
, vetau.com.vn; ứng
dụng ví điện tửMomo, ViettelPay hoặc gọi tổng đài bán vé
19001520 (TP.HCM), 19000109 (Hà Nội).
THY NHUNG
Vết nứt
gây sụt
lún ở khu
lưng đồi xã
XuânHòa,
huyện
Bảo Yên,
Lào Cai.
Ảnh: PCTT
Công trường đoạn 3, dự án đường vành đai 2 đã thi công nhiều nămnhưng chưa “hẹn ngày” khép kín.
Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Cần hơn 900.000 tỉ cho
giao thông TP.HCM
10 năm tới
900.000 tỉ đồng được xem là nguồn vốn đầu tư khổng lồ, tác động lớn
đến người dân và cần nhiều hình thức huy động vốn, sự quyết liệt của
các cơ quan chức năng.
Theo TS Võ Kim
Cương, nếu đặt mục
tiêu phải xây dựng
tám tuyến metro,
phát triển các tuyến
đường xuyên tâm,
vành đai trong thời
gian tới thì số tiền
đầu tư rất lớn và có
thể chiếm gần hết
900.000 tỉ đồng này.
Chú trọng đầu tư nhiều dự án
Theo đề án, trong nămnăm tới, TP ưu tiên các dự án gồmcao
tốc như TP. HCM - Mộc Bài, TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và
TP. HCM-Trung Lương (mở rộng). Đồng thời, tập trung các tuyến
quốc lộ 1, 13, 22, 50 và tập trung các dự án xây dựng các tuyến
vành đai 2 và vành đai 3. Giai đoạn này, TP cũng tập trung đầu
tư hoàn thành ba tuyếnmetro số 1 (BếnThành - Suối Tiên), số 2
(BếnThành -ThamLương) và số5 (Ngã tưBảyHiền - cầu Sài Gòn).
Đến năm 2025-2030, ưu tiên bốn tuyến metro số 3 (Bến
Thành - Bến xe Miền Tây), số 2 (đoạn Bến Thành - Thủ Thiêm)
và đoạn Tham Lương - Bến xe An Sương, số 4b (Công viên Gia
Định - Lăng Cha Cả), số 5 (Ngã tư Bảy Hiền - Bến xe Cần Giuộc).
Cũng trong giai đoạn này, đề án cũng đề xuất đầu tư năm
tuyến đường trên cao.
người dân và cần nguồn kinh
phí lớn, cần có sự quyết liệt
vào cuộc của hệ thống chính
trị, kiến nghị UBND TP báo
cáo Thành ủy, HĐND xem
xét, cho ý kiến đảm bảo cơ
sở triển khai và công bố cho
người dân được biết” - văn
bản Sở GTVT nêu rõ.
Cần tính toán nhu cầu
thực tế
Đại diện Sở GTVT TP cho
biết việc phát triển hệ thống
giao thông TP hiện đang rất
chậm so với quy hoạch dù có
nhiều dự án giao thông chuẩn
bị triển khai. Giai đoạn 2016-
2021 mới đầu tư được 12.600
tỉ đồng (đạt 27%) cho các công
trình giảm ùn tắc giao thông.
Nhiều dự án giao thông triển
khai chậm là do kinh phí giải
phóng mặt bằng, tỉ lệ điều tiết
ngày càng thấp, trước kia là
35%, nay còn 18%.
Hiện TP có bảy nhóm giải
pháp để giải quyết ùn tắc và
tai nạn giao thông, song với
tỉ lệ tăng cơ học về dân số và
phương tiện đòi hỏi phải có
giải pháp công trình. Trong
đó, ưu tiên phát triển tám tuyến
đường sắt đô thị. “Diện mạo
giao thông TP tới năm 2025
sẽ có sự thay đổi nhất định.
Cụ thể, tới năm 2025 nếu nỗ
lực có thể khép kín được vành
đai 2, hoàn thành, đưa vào vận
hành tuyến metro số 1 và số 2
sẽ góp phần vận tải lượng hành
khách lớn” - vị này cho biết.
TS Võ KimCương, nguyên
Phó Kiến trúc sư trưởng
TP.HCM, cho rằng TP đang
triển khai nhiều chương trình
đột phá về giảm ùn tắc giao
thông và phát triển đô thị. Để
kết hợp với nhu cầu thực tế,
TP cần tính toán nhu cầu thực
sự để phát triển giao thông và
đô thị là bao nhiêu. TS Cương
cho rằng lâu nay chúng ta vẫn
làm việc theo kiểu liệu cơm
gắp mắm nên không dám đặt
ra những phương án và cách
thức huy động vốn mạnh hơn.
Theo TS Võ Kim Cương,
nếu đặt mục tiêu phải xây
dựng tám tuyến metro, phát
triển các tuyến đường xuyên
tâm, vành đai trong thời gian
tới thì số tiền đầu tư rất lớn và
có thể chiếm gần hết 900.000
tỉ đồng này.
Ngoài các tuyếnmetro thì TP
cũng cần phát triển các tuyến
đường lớn mới đem lại hiệu
quả như các tuyến đường kết
nối với sân bay Long Thành,
sân bayTân SơnNhất cần được
mở rộng. Trên cơ sở đó mới có
cơ sở để tìm nguồn vốn thay
vì trông chờ vào trung ương.
TP có thể kêu gọi các nguồn
lực đầu tư từ nước ngoài để
khai thác kinh phí phát triển
đô thị mới mang lại hiệu quả
cao. “900.000 tỉ đồng là con
số lớn, TP cần tìm các phương
án đầu tư để đáp ứng nhu cầu
giao thông hiện nay” - TS Võ
Kim Cương bày tỏ.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook