149-2020 - page 9

9
VIẾT LONG
B
ộ GTVT đang lấy ý kiến
lần hai dự thảo Luật
Giao thông đường bộ
sửa đổi. Điểm đáng chú ý
trong dự luật lần này là việc
bỏ quy định xe máy phải bật
đèn cả ban ngày.
Chỉ bật đèn khi
trời tối, sương mù
Thay vào đó, Điều 27
của dự luật chỉ quy định:
“Phương tiện tham gia giao
thông vào ban đêm (từ 19
giờ ngày hôm trước đến 5
giờ ngày hôm sau), hoặc khi
trời tối hoặc khi có sương
mù, thời tiết xấu bị hạn chế
tầm nhìn phải bật đèn…”.
Các đèn được đề xuất bật
gồm: Đèn chiếu xa hoặc đèn
chiếu gần, đèn sương mù
(đối với xe có trang bị đèn
sương mù theo thiết kế của
nhà sản xuất), đèn chiếu hậu
và đèn tín hiệu nhận diện
được trang bị theo thiết kế
của nhà sản xuất.
Các phương tiện cũng
được yêu cầu phải tắt đèn
chiếu xa và bật đèn chiếu
gần trong trường hợp lưu
thông qua khu vực dân cư
có bố trí hệ thống chiếu
sáng đang hoạt động, hoặc
chuẩn bị vượt xe phía trước,
để không chói mắt người
điều khiển xe theo chiều
ngược lại.
Đại diện Bộ GTVT cho
rằng quy định xe máy bật
đèn nhận diện (đèn position
light hay gọi là đèn đờ mi)
cả ngày được áp dụng theo
khoản 6 Điều 32 Công ước
Vienna về giao thông đường
bộ. Trong đó, nước ta cam
kết thực hiện các quy định
chung của công ước. Vì vậy,
quan điểm xây dựng dự luật
giao thông đường bộ phải nội
luật hóa các luật chung này.
Quy định này cũng nhằm
nâng cao an toàn khi các
phương tiện bật đèn sẽ dễ
dàng nhận diện cho người
điều khiển giao thông khác.
Việc bật đèn nhận diện khi
tham gia giao thông cũng
không ảnh hưởng lớn tới
xã hội do các phương tiện
đều được trang bị đèn. “Tuy
nhiên, tiếp thu ý kiến của
người dân, dự thảo đã được
chỉnh lý như trên” - đại diện
Bộ GTVT cho hay.
Bỏ quy định bật đèn
xe máy ban ngày
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đã bỏ quy định bắt buộc
xe máy bật đèn cả ngày.
Các phương tiện chỉ phải bật đèn vào ban đêmhoặc sươngmù, thời tiết xấu. Ảnh: HOÀNG GIANG
“Tuy nhiên, tiếp thu
ý kiến của người
dân, dự thảo đã được
chỉnh lý như trên”
- đại diện Bộ GTVT
cho hay.
Đèn xanh không được đi nếu…
Khoản 1 Điều 13 về tín hiệu đèn giao thông của dự luật có
quy định:“Đèn xanh là báo hiệu được đi, trừ trường hợp hướng
định đi tới đang bị ùn tắc nếu tiến vào nút giao thì sẽ không
thoát ra khỏi nút giao trước khi đèn tín hiệu giao thông chuyển
sang báo hiệu cho các hướng khác tiến vào nút giao”.
Như vậy có thể hiểu trong trường hợp nút giao ùn tắc, kể cả
có đèn xanh, các phương tiện vẫn phải dừng lại. Nếu cố vượt
có thể bị xử phạt. Thay vì các xe vẫn cố vượt qua vạch dừng
khi đèn xanh, bất kể nút giao ùn tắc và không bị phạt như quy
định hiện hành. Được biết, hiện trên thế giới nhiều quốc gia
đã áp dụng quy định này.
Phân hạng giấy phép
lái xe chỉ là thay
tên gọi
Về việc phân hạng giấy phép
lái xe (GPLX), dự luật chia ra
17 hạng GPLX, thay cho 13
hạng như hiện nay. Trong đó,
bằng lái A0, A1, A, B1 không
có thời hạn, còn lại đều xác
định thời hạn.
Bộ GTVT cho rằng việc
phân lại hạng GPLX chỉ thay
đổi tên gọi để tránh sự chênh
lệch trong việc cấp, đổi GPLX
và để phù hợp quy chuẩn quốc
tế, tạo điều kiện cho việc sử
dụng GPLX của Việt Nam ở
nước ngoài và nước ngoài vào
Việt Nam.
Người dân đã được cấp
bằng lái không cần phải đổi
lại bằng. Với trường hợp mất
bằng lái xin cấp lại, cơ quan
chức năng sẽ tiến hành làm
các thủ tục chuyển đổi sang
hạng tương đương. “Việc này
không làm phát sinh thủ tục,
chi phí cho người dân…” - Bộ
GTVT khẳng định.
Riêng đối với GPLX hạng
A0 (lần đầu được quy định
để cấp cho người đi xe gắn
máy, xe máy điện có dung tích
xylanhdưới 50 cm
3
…), được áp
dụng theo lộ trình nhằm giúp
người dân có thời gian hoàn
thiện. “Chính phủ, Bộ GTVT
sẽ quy định nội dung chương
trình đào tạo, sát hạch phù hợp
thực tế…” - Bộ GTVT lý giải.
Điều 18 của dự luật cũng quy
định chi tiết tốc độ và khoảng
cách của các xe. Một số ý kiến
cho rằng luật có tính ổn định
lâu dài, không nên cần quy định
cứng tốc độ tối đa cho phép
để sau này dễ điều chỉnh. Bởi
tốc độ hiện nay chỉ phù hợp
với điều kiện hạ tầng hiện có,
tương lai hạ tầng giao thông
phát triển với quy định cứng
sẽ trở thành “tấm áo chật”.
“Tốc độ phương tiện chỉ cần
quy định bằng một văn bản
dưới luật, cụ thể nghị định
của Chính phủ” - đại diện Sở
GTVT tỉnh Cao Bằng ý kiến.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho
rằng việc quy định tốc độ và
khoảng cách giữa các xe đã
được thực hiện ổn định ở văn
bản dưới luật nhiều năm qua
và không có sự thay đổi. Hơn
nữa, việc quy định khoảng
cách và tốc độ xe vào dự thảo
luật là thực hiện nghĩa vụ của
quốc gia thành viên theo yêu
cầu của Công ước Vienna.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 13
Công ước Vienna quy định:
“Luật quốc gia phải quy định
giới hạn tốc độ tối đa cho tất
cả tuyến đường. Luật quốc gia
đồng thời phải quy định giới
hạn tốc độ nguy hiểm đặc biệt
áp dụng cho các loại phương
tiện vận tải khác nhau, do đặc
điểm trọng lượng và trọng tải
của chúng”.
Như vậy, theo quy định của
Công ước Giao thông đường
bộ và Luật Điều ước quốc tế
thì việc quy định tốc độ tối đa
cho các tuyến đường bắt buộc
phải được quy định trong văn
bản luật.•
TP.HCMchuẩnbị
quy trình cụ thể cho
từng loại PPP
Sáng 3-7, đoàn giámsát HĐNDTP.HCMcó buổi làmviệc
với UBNDTPvề việc chấp hành pháp luật trong quản lý đầu tư
đối với các dự án trọng điểmđược đầu tư theo hình thức đối tác
công tư (PPP) trên địa bànTP.
Tại buổi làmviệc, ôngCaoThanhBình, Phó banKinh tế -
Ngân sách, HĐNDTP, cho biết TPđang triển khai támdự án
trọng điểmtheo hình thức PPP. Điều này cho thấyTPđang quyết
liệt đeo bámđối với các dự án đầu tư theo hình thức này để giải
quyết các vướngmắc, khó khăn, góp phần giảmtải cho ngân
sáchTP. ÔngBình nhận định hiện nay tổng thể việc triển khai
các dự ánPPPcòn chậmdo chính sách thay đổi, vướng về pháp
lý, tái định cưvà giải phóngmặt bằng.Việc các dự án kéo dài
khiến chi phí quản lý, trượt giá tăng lên…dẫn đến nhiều dự án
đội vốn. Do vậy, khi quyết định thực hiện dự ánPPPcần phải
chặt chẽ trong cơ chế phối hợp bởi hiện nay việc phối hợp giữa
các đơn vị còn chậm.
Đơn cửnhưdự án
đường song hành cao tốc
TP.HCM- LongThành
-DầuGiây, nhà đầu tư
sẵn sàngứng vốn trước
để làmdự án nhưng quận
2 và quận 9 chưa thể bàn
giaomặt bằng. Trong khi
đó, hai quận lại cho rằng
chủ đầu tưkhông phối
hợp chặt chẽ nên tiến độ
thực hiện tái định cư chưa
thực hiện được. Dù dự án
được đăng ký bàn giao
đất từnăm2017 nhưng
đến nay vẫn loay hoay
xác định giá trị đất.
Đối với những dự án
còn vướng vềmặt pháp
lý kéo dài do vướng quy
địnhmới như cầuBình
Triệu, cầuTânKỳTân
Quý, ôngBình đề xuất TPcần rà soát, gỡ vướng cho các dự án
này.
Phát biểu tại cuộc họp, ôngVõVănHoan, PhóChủ tịch
UBNDTP, cho biết hiện ngân sáchTPkhông nhiều. Trong khi
đó, nhu cầu vốn không chỉ phục vụ cho giao thôngmà có cả y
tế, giáo dục và nhiều công trình khác. Do vậy cần phải đẩymạnh
xã hội hóa. Theo ôngHoan, TPđã chỉ đạo rà soát lại các dự án
PPP. Theo đó, những dự ánBTđang trong giai đoạn về đích thì
tiến hành bình thường, những dự ánBTđã ký hợp đồng và đang
triển khai dở dang tiếp tục thực hiện theoNghị định 63/2018 về
đầu tư theo hình thức đối tác công tưnhưng thanh toán theoNghị
định 69/2019, nghĩa là phải đấu giá và báo cáo quỹ đất choThủ
tướngChính phủ. Còn những dự án đang có ý tưởng đề xuất thì
ngưng lại.
Theo ôngHoan, hiện các giai đoạn chuẩn bị để thực hiện dự
án theo hình thức PPPđược kêu gọi đầu tư công khai, bài bản
nhưng thực hiện không dễ dàng.Ví dụ khi thực hiện đề xuất dự
án, Nhà nước chủ động đề xuất thì chủ đầu tưkhông thamgia,
song ngược lại thì hiệu quả. Do vậy, ôngHoan cho rằng cần xem
lại việc đề xuất dự ánmà nhà đầu tư làmlơ bởi đã có nhiều dự án
BTsuốt hai nămtrời phải dừng lại vì chỉ định thầu, dẫn đến các
dự ánBTgặp khó.
Ngoài ra, ôngHoan cũng cho biết UBNDTPđang chuẩn bị
quy trìnhPPPđể triển khai và kiến nghị Chính phủ liên kết với
các bộ, ngành hỗ trợ địa phương thực hiện, đây là quy trình cụ
thể cho từng loại PPP. “Chúng ta phải có quỹ đất rồimới tiến
hành thực hiện các dự ánPPP” - ôngHoan nói.
ĐÀO TRANG
Phó
Chủ
tịch
UBND
TP.HCM
Võ Văn
Hoan
phát
biểu tại
buổi
giám
sát.
Ảnh:
ĐÀO
TRANG
Kêu gọi đầu tư
gần 293 dự án theo
hình thức PPP
ÔngTrần AnhTuấn, PhóGiám
đốc Sở KH&ĐT, cho biết hiện TP
đangquản lý 22 hợpđồngdự án
đã ký kết và đang triển khai với
tổngmức đầu tư là hơn 64.244 tỉ
đồng. 166 dự án đang thực hiện
các thủ tụcđầu tư theohình thức
PPP với tổngmức đầu tư dự kiến
là 324.770 tỉ đồng. Ngoài ra, TP
cũng đang kêu gọi đầu tư gần
293 dự án theo hình thức PPP
trên tất cả lĩnh vực giao thông,
môi trường, y tế, văn hóa, giáo
dục và các lĩnh vực khác với tổng
mức đầu tư dự kiến là 910.426
tỉ đồng.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook