152-2020 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư8-7-2020
Thủ tướng: “Đã kêu khó thì đừng
xin vốn, mang tiếng”
Cóbí thư, chủtịchđi xinvốn, bổsungdanhmụccôngtrìnhnhưngxinvềkhôngtriểnkhai, giaokhoánchobêndưới.
CHÂNLUẬN
“K
hó khăn thì phải
cố gắng, nỗ lực,
không bàn lùi. Phải
tạo ra chiếc bánh to hơn,
nuôi dưỡng nguồn thu”. Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc
nhấn mạnh như trên tại Hội
nghị Sơ kết nhiệm vụ tài
chính - ngân sách sáu tháng
đầu năm và triển khai nhiệm
vụ sáu tháng cuối năm, diễn
ra ngày 7-7.
Thủ tướng đề nghị các địa
phươngkhôngnói vềkhókhăn,
mà nói về các cách làm hay,
phát huy tinh thần tiến công
để kinh tế phục hồi.
Nhà đầu tư có
niềm tin
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Đinh Tiến Dũng trình bày
tóm tắt báo cáo và khẳng
định: “Tình hình hoạt động
của doanh nghiệp thực sự gặp
nhiều khó khăn”. Tuy nhiên,
nêu những tín hiệu tích cực từ
thị trường chứng khoán, Bộ
trưởng Dũng nhận định các
nhà đầu tư vẫn tin vào triển
vọng lâu dài của nền kinh tế
Việt Nam.
Ông Nguyễn Doãn Toản,
Phó Chủ tịch UBND TP Hà
Nội, cho hay: TP Hà Nội đã
chủ động rà soát, đánh giá ảnh
hưởng của dịch COVID-19
đến tăng trưởng kinh tế; xây
dựng các kịch bản điều hành
ngân sách và các nguồn lực bù
đắp giảm thu do ảnh hưởng
của dịch. Đồng thời đã cắt
giảm chi thường xuyên đợt 1
là 2.900 tỉ đồng để chủ động
thực hiện các chính sách an
sinh xã hội và đảm bảo cân
đối ngân sách.
Ông TrầnVĩnh Tuyến, Phó
Chủ tịch UBND TP.HCM,
cho biết thu ngân sách sáu
tháng đầu năm trên địa bàn
TP.HCM đạt được là do kết
quả từ việc đầu tư sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp
từ năm 2019 là chủ yếu.
Cả Hà Nội và TP.HCM
đều bày tỏ quyết tâm phấn
đấu đạt cao nhất mục tiêu
tài chính - ngân sách đề ra.
Trong đó sẽ tiếp tục thực
hiện đồng bộ các giải pháp
nhằm khôi phục nhanh tình
hình sản xuất, kinh doanh,
kích cầu tiêu dùng, tập trung
vào thị trường nội địa và đẩy
mạnh xuất khẩu…Ngoài ra,
tập trung đẩy nhanh giải ngân
vốn đầu tư công để đảm bảo
thu hút đầu tư.
Các địa phương tham luận
từ Sơn La cho đến Cà Mau
cũng đều bày tỏ quyết tâm ấy,
thậm chí có địa phương còn
quyết tâm không điều chỉnh
các chỉ tiêu năm 2020.
Nuôi dưỡng nguồn
thu, giải ngân nhanh
vốn công
Sau khi lắng nghe tham
luận của các địa phương,
Thủ tướng yêu cầu ngành tài
chính chủ động, tích cực hơn
về vai trò chính sách tài khóa
trong tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất, kinh doanh, kích
thích tổng cầu, thúc đẩy tăng
trưởng. “Tài chính không chỉ
là bảo đảm thu chi ngân sách
nhà nước, tài chính cần được
hiểu theo nghĩa rộng là nuôi
dưỡng nguồn thu, tạo động
lực thúc đẩy phục hồi phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
trong bối cảnh khó khăn hiện
nay” - Thủ tướng nói.
Về thu ngân sách, không để
mất cân đối lớn, không làm
dự toán ngân sách bị đổ bể
sâu. Về chi ngân sách, Thủ
tướng nói: “Khéo ăn thì no,
khéo co thì ấm, thực hiện hiệu
quả chủ trương tiết kiệm các
khoản chi thường xuyên, chưa
thực sự cần thiết, cấp bách
theo tinh thần Nghị quyết 84
của Chính phủ”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng so
với các nước, không gian chính sách tài khóa
và tiền tệ của Việt Nam còn dư địa khá lớn
trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nếunhư các nước có tỉ lệ nợ công rất cao, mặt
bằng lãi suất rất thấp thì Việt Nam có tỉ lệ nợ
công liên tục giảmvà đang ởmức khiêm tốn,
khoảng 54%-55%. Trong khi đó, mặt bằng lãi
suất còn cao, tình hình vĩ mô ổn định.
“Tôi đềnghị cácđồngchí cầnủnghộnhững
mô hình kinh doanh mới, vật liệu mới, năng
lượng mới và những động lực tăng trưởng
mới của nước ta” - Thủ tướng nhấn mạnh.
IMF cũng như nhiều nước trên thế giới liên
tụcđưa ranhữnggói kích thích tài khóa khổng
lồ lên đến trên 11.000 tỉ USD, đưa mức thâm
hụt ngân sách toàn cầu lên đến 13,9% GDP.
Về vấnđề này,Thủ tướng yêu cầu BộTài chính
tiếp tục đề xuất cụ thể về các gói kích thích
tài khóa, các giải pháp tiếp tục giãn, hoãn,
miễn, giảm thuế. Đồng thời, huy động thêm
nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích
tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, báo cáo cấp
thẩm quyền theo quy định.
Tiền Việt ổn định nhờ dự trữ ngoại tệ
dồi dào
Công ty Chứng khoán Bản Việt vừa công bố báo cáo cho
biết tính đến cuối tháng 6 vừa qua, tiền đồng giảm nhẹ 0,4%
so với đồng USD nên chỉ còn ở mức 1 USD ăn 23.196 đồng.
Đặc biệt, sau khi duy trì ổn định trong sáu tháng đầu năm
nay, với sự hỗ trợ bởi thặng dư thương mại và dự trữ ngoại
hối dồi dào nên đồng Việt Nam chỉ giảm 1% so với USD
thay vì như dự báo trước đây sẽ trượt giá 2%.
Công ty Chứng khoán SSI cũng cho biết tính chung sáu
tháng đầu năm, tiền đồng giữ giá so với USD; giảm giá
nhẹ so với EUR, yen Nhật; tăng giá khá mạnh 6,4% so với
đồng bảng Anh; tăng 3,5% so với đồng won Hàn Quốc và
tăng 1,3% so với nhân dân tệ. Hiện tại, cung cầu ngoại tệ
trong nước khá ổn định và áp lực quốc tế thấp sẽ giúp tỉ
giá USD/VND đi ngang ở vùng hiện tại.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong sáu tháng
đầu năm, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt đạt
121,2 tỉ USD và 117,2 tỉ USD, dẫn đến thặng dư thương
mại 4 tỉ USD so với mức 1,7 tỉ USD trong sáu tháng đầu
năm ngoái.
PHƯƠNG MINH
Giá vàng lập kỷ lục mới, vọt lên
hơn 50 triệu đồng/lượng
Hôm qua (7-7), giá vàng miếng trong nước tăng lên
mốc trên 50 triệu đồng/lượng, mức giá chưa từng có tại
Việt Nam. Đáng chú ý, đà tăng của giá vàng vẫn chưa có
dấu hiệu chững lại.
Cụ thể, tính đến đầu giờ chiều qua, giá vàng miếng tại
Công ty Kinh doanh vàng Sài Gòn (SJC) giao dịch mua-bán
quanh mức 49,75-50,2 triệu đồng/lượng, tăng 180.000 đồng/
lượng ở chiều bán ra so với giá đóng cửa trước đó một ngày.
Thậm chí tại một số ngân hàng, giá bán vàng SJC còn bị đẩy
lên mức 50,35 triệu đồng/lượng. Đơn cử tại Ngân hàng SCB,
giá bán ra 50,3 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng dao động quanh
ngưỡng 1.784 USD/ounce, tăng khoảng 10 USD/ounce.
Quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng
thế giới hiện tương đương khoảng 50,05 triệu đồng/lượng,
rẻ hơn giá vàng trong nước khoảng 150.000 đồng/lượng.
Giới phân tích cho rằng giá vàng tăng cao trong bối
cảnh địa chính trị bất ổn, dịch COVID-19 vẫn diễn biến
phức tạp và chưa tìm ra vaccine. Do đó, nhà đầu tư có xu
hướng tìm đến những tài sản trú ẩn an toàn, trong đó có
kim loại quý.
T.LINH
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc trò chuyện cùng các đại biểu tại hội nghị về tài chính - ngân sách
ngày 7-7. Ảnh: VGP
“Tài chính không
chỉ là bảo đảm thu
chi ngân sách nhà
nước, tài chính
cần được hiểu theo
nghĩa rộng là nuôi
dưỡng nguồn thu.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Giá vàng
liên tục
lập kỷ
lụcmới
trong
thời gian
gần đây.
Ảnh: TL
Tiêu điểm
Đây không phải là
lúc kêu khổ
Cácđịaphươngđềukhókhăn
cả. Khó thì ai cũng biết rồi. Khó
mớiphảicốgắng,nỗlựcvượtlên
chứ khôngbàn lùi. Đây chính là
lúc cầnđến tinh thần tiếncông,
sáng tạo, cùng cốgắng tiến lên
đểphục hồi kinh tế. Đây không
phải là lúc kêu khó, kêu khổ…
Bởi các vấn đề này do tác động
của COVID-19 và các tác động
khác đều đã khá rõ.
Thủ tướng
NGUYỄN XUÂN PHÚC
Người đứng đầu Chính phủ
yêu cầu ngành tài chính phải
trực tiếp thammưu đẩy mạnh
giải ngân vốn đầu tư công.
Hiện tại vốn đầu tư công
còn 700.000 tỉ đồng, tương
đương 30 tỉ USD. Đây là vốn
kế hoạch cần giải ngân trong
năm 2020. Bộ Tài chính cùng
Bộ KH&ĐT rà soát, khẩn
trương báo cáo Chính phủ
triển khai gấp giải ngân vốn
đầu tư công.
Thủ tướng nêu một số biện
pháp xử lý vấn đề giải ngân
chậm vốn đầu tư công. Một là
nửa tháng họp giao ban một
lần về giải ngân, thúc đẩy,
kiểm điểm, nguyên nhân vì
sao, biện pháp thế nào. Thứ
hai, thành lập các đoàn kiểm
tra của trung ương do một số
bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo.
Thứba, kịp thời đề xuất điều
chuyển vốn ngay trong tháng
8 đối với những địa phương,
ngành không làm được. Thứ
tư, lần này sẽ đánh giá bộ,
ngành, địa phương có hoàn
thành nhiệm vụ hay không
dựa trên tiêu chí giải ngân
vốn đầu tư công.
“Có bí thư, chủ tịch đi xin
vốn, bổ sung danh mục công
trình nhưng xin về không triển
khai, giao khoán cho bên dưới,
không động tĩnh gì, nhất là
giải phóng mặt bằng. Đi đâu
cũng kêu khó về giải phóng
mặt bằng. Kêu khó thì đừng
có xin về, mang tiếng. Chính
phủ yêu cầu bí thư, chủ tịch,
các giám đốc sở, chủ dự án
phải xuống tận các dự án đầu
tư công để tháo gỡ khó khăn.
Nếu cứ nói sơ sơ, không phê
bình, đấu tranh thì làm sao
giải ngân được” - Thủ tướng
nhấn mạnh.•
Tiếp tục đề xuất các gói kích thích tài khóa
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook