152-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư8-7-2020
H.TRƯỜNG-H.NAM
S
áng 7-7, ông Mai Xuân
Hải, Giám đốc Sở Y tế
tỉnh Gia Lai, xác nhận
trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận
thêm ba trường hợp dương
tính với bệnh bạch hầu. Như
vậy, tính đến nay, trên toàn
tỉnh đã có 13 ca nhiễm bệnh.
Hiện tất cả ca nhiễm đều
đang được cách ly, điều trị
tại BV đa khoa tỉnh và BV
Nhi Gia Lai. Tại BV đa khoa
tỉnh Gia Lai có một trường
hợp đang diễn biến nặng.
Một làng có
13 ca bệnh
Các ca bệnh bạch hầu vừa
được phát hiện tại Gia Lai đa
phần là người thân củaV. (bốn
tuổi, xã Hải Yang, huyện Đắk
Đoa, Gia Lai), bệnh nhi bạch
hầu đã tử vong gần đây. Trước
đó, ngành y tế tỉnh cũng đã
gửi 24 mẫu bệnh phẩm gồm
những người sống gần nhà
với bệnh nhi V. đến Viện Vệ
sinh dịch tễ Tây Nguyên để
xét nghiệm, kết quả cho thấy
có 10 trường hợp dương tính
với bạch hầu. Quá trình sàng
lọc, cơ quan chức năng phát
hiện thêm ba trường hợp
dương tính.
Trong khi đó, thông tin
từ ngành y tế tỉnh Kon Tum
cho hay tính đến nay, trên địa
bàn tỉnh đã có 23 trường hợp
dương tính với bạch hầu. Tỉnh
này đã xuất hiện tổng cộng 10
ổ dịch bạch hầu, trong đó có
năm ổ dịch đã kết thúc (qua
14 ngày không có trường hợp
mắc mới), năm ổ dịch còn lại
ở các địa bàn gồm Sa Thầy
và Đắk Tô.
Còn tại địa bàn tỉnh Đắk
ly thì chúng tôi cho họ cách ly
và cho dùng thuốc dự phòng
luôn. Ngành y tế cũng đang
tiếp tục khoanh vùng, khẩn
trương các biện pháp để dập
dịch” - giám đốc SởY tế tỉnh
Gia Lai thông tin.
Liên quan đến tình hình
dịch bệnh tại Đắk Nông,
sáng 7-7, ông Nguyễn Ngọc
Quân, Chủ tịch UBND xã
Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp,
cho biết sau khi ghi nhận có
ca mắc bệnh trên địa bàn,
trong sáng 7-7 lực lượng y
tế huyện đã tiến hành khám
sàng lọc cho hơn 600 học sinh
Trường Tiểu học PĐP ở hai
điểm trường. Trong đó, điểm
trường ở thôn 1, xã Đắk Wer
có một học sinh dương tính
với bệnh bạch hầu.
Ngành y tế tỉnh này đang
tiến hành các biện pháp khẩn
cấp như khoanh vùng, cách
ly và cho hàng ngàn người
dân sử dụng thuốc dự phòng,
tiêm vaccine.
Đến chiều 7-7, tỉnhĐắkLắk
đã có một trường hợp dương
tính với bạch hầu.
Trước đó, SởY tế tỉnh Đắk
Lắk đã chủ động chỉ đạo cho
các đơn vị tuyến dưới tăng
cường khám, phát hiện sớm
các trường hợp bệnh bạch
hầu, tổ chức thực hiện thu
dung, cách ly, cấp cứu, điều
trị bệnh nhân kịp thời, hạn
chế tối đa số trường hợp biến
chứng nặng và tử vong; chủ
động tập huấn, nâng cao năng
lực chẩn đoán, điều trị bệnh
bạch hầu cho nhân viên y tế
tại đơn vị.
“Sở đã chỉ đạo các trung
tâm y tế các huyện, thị xã,
TP triển khai quyết liệt các
biện pháp phòng, chống dịch
bệnh bạch hầu và theo dõi
chặt chẽ tình hình dịch bệnh.
Lực lượng y tế giám sát tiếp
xúc, lấymẫu xét nghiệm, phát
hiện sớmcác trường hợp bệnh
và nghi ngờ bệnh để cách ly,
điều trị, khoanh vùng, xử lý
ổ bệnh kịp thời, đúng quy
định nhằm khống chế, không
để dịch bệnh bùng phát, lan
rộng trong cộng đồng” - ông
Nay Phi La, Giám đốc Sở Y
tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết.•
Tây Nguyên cấp tốc dập dịch
bạch hầu
Tính đến nay,
tại các tỉnh
TâyNguyên
ghi nhận tổng
cộng 60 ca
bệnhbạchhầu,
trongđó cóba
trườnghợpđã
tử vong.
Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã gửi
công văn tới Bộ Y tế xem xét,
tạođiềukiệnhỗtrợtỉnhkhoảng
100.000 liều vaccineTdđể tiêm
phòngngừabệnhbạchhầucho
người dân trên địa bàn huyện
Đắk Đoa.
Tiêu điểm
Một trong bốn chốt kiểmsoát dịch bạch hầu tại xãHải Yang, huyệnĐắkĐoa, Gia Lai. Ảnh: NT
Nông đã có 25 trường hợp
dương tính với bệnh bạch
hầu, tăng chín ca bệnh so với
trước đó và có hai người đã
tử vong. Trong đó, 11 ca tại
huyện Krông Nô, 12 ca tại
huyện Đắk G’long và hai ca
tại huyện Đắk R’lấp. Hai ca
đã tử vong ở xã Quảng Hòa
và xã Đắk R’măng.
Ngoài 25 ca dương tính với
bệnh bạch hầu, hiệnĐắkNông
còn 49 trường hợp trong tổng
số 836 mẫu đang đợi kết quả
xét nghiệm.
Cách ly hơn 1.400
người, khám cho
hơn 600 học sinh
Theo lãnh đạo SởY tế tỉnh
Gia Lai, ngành y tế tỉnh đã
gấp rút tiến hành các biện
pháp khẩn trương để tiến tới
kiểm soát, khoanh vùng dập
dịch. Mới đây, UBND tỉnh
Ngành y tế Đắk
Nông đang tiến
hành các biện pháp
khẩn cấp như
khoanh vùng, cách
ly và cho hàng ngàn
người dân sử dụng
thuốc dự phòng,
tiêm vaccine.
Gia Lai cũng đã có chỉ đạo
khẩn đến các cơ quan liên
quan trong quá tiến hành
kiểm soát, khoanh vùng và
dập dịch.
Theo đó, phía tỉnh chỉ đạo
SởYtế tiếp tục triển khai thực
hiện quyết liệt các biện pháp
phòng, chống dịch bạch hầu
tại xã Hải Yang, mà trọng
tâm là tại làng Bông Biot;
khoanh vùng, xử lý triệt để
ổ dịch, không để dịch bệnh
lây lan tại địa bàn. Sở Y tế
có trách nhiệm nhanh chóng
lấy mẫu xét nghiệm đối với
các trường hợp nghi ngờ mắc
bệnh bạch hầu.
Hiện nay, tại xã Hải Yang,
các ngành chức trách đã lập
bốn chốt kiểm soát dịch chặn
các ngả vào làng Bông Biot.
Hơn 1.400 người không được
ra khỏi khu cách ly. “Nếu
người bên ngoài vào khu cách
Trước diễn biến bất thường của dịch bệnh bạch hầu ở
Tây Nguyên, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã trao đổi nhanh
với BS Trương Hữu Khanh (Trưởng Khoa nhiễm - thần
kinh, BV Nhi đồng 1) về đặc tính của vi khuẩn bạch hầu
và mức độ lây lan của loại vi khuẩn này.
.
Phóng viên:
Các ổ dịch bạch hầu hiện nay đều không
xác định được nguồn lây. Việc xác định nguồn lây có cần
thiết để dập dịch không, thưa bác sĩ?
+
BS
Trương Hữu Khanh
: Trong một cộng đồng gồm
những người không chích ngừa, chắc chắn có một vài
người nào đó mang vi khuẩn và tiếp tục lây cho người
khác. Tuy nhiên, người có sức đề kháng tốt không biểu
hiện thành bệnh, đến khi vi khuẩn gặp cơ thể có miễn
dịch thấp thì mới phát hiện ra bệnh, cho nên không thể
biết được ai có mang vi khuẩn. Tìm nguồn lây bạch hầu
sẽ không giải quyết được triệt để bệnh. Cách tốt nhất khi
phát hiện ổ dịch là bao vây, xét nghiệm các trường hợp
tiếp xúc gần với bệnh nhân và dùng kháng sinh để tiêu
diệt vi khuẩn, chấm dứt sự lây truyền.
. Theo bác sĩ, làm cách nào để phát hiện bạch hầu sớm
và ngăn chặn các biến chứng gây tử vong?
+ Để giảm nguy cơ biến chứng, điều quan trọng nhất là
phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Bạch hầu không hề gây
sốt cao mà chỉ gây sốt nhẹ và có hai dấu hiệu sớm có thể
bỏ sót là đau họng hoặc loét mũi có chảy máu. Khi bé hả
họng ra, thấy có giả mạc màu trắng hoặc xám khó tróc,
khi phết thấy dai và không tan trong nước. Bác sĩ phải
hình dung đây có thể là bệnh bạch hầu để cho xét nghiệm.
Khi bệnh nặng hơn, bé sẽ ho nhiều hơn và khàn tiếng,
trông đợi bạch hầu gây sốt cao, đi khám bệnh là sẽ trễ.
Bệnh nguy hiểm ở chỗ ở giai đoạn sớm, vi khuẩn bạch hầu
chỉ nằm ở vùng hầu họng, tiết ra ngoại độc tố tại chỗ tạo thành
giả mạc gây hoại tử mô, chưa gây nguy hiểm tính mạng. Giai
đoạn này, tùy theo mức độ bệnh, bệnh nhân thường được cho
dùng huyết thanh kháng độc tố và kháng sinh.
.
Để phòng ngừa mắc bệnh bạch hầu, người dân cần
làm gì?
+ Bản chất của việc chích vaccine là tạo cho cơ thể có
đủ kháng thể chống lại độc tố khi nhiễm vi khuẩn bạch
hầu, cho nên cần phải chích nhiều lần và chích nhắc là
vậy. Người có chích ngừa, khi mắc bệnh cũng sẽ đỡ nặng
hơn do còn kháng thể kháng độc tố.
Nếu cộng đồng đều có ý thức tiêm tốt ba mũi vaccine
đầu tiên ở hai, ba, bốn tháng tuổi và mũi nhắc lại vào lúc
18 tháng thì khả năng bao phủ của vaccine khá tốt, nguy
cơ mắc bạch hầu trong cộng đồng sẽ rất hiếm xảy ra. Tuy
nhiên, với tình hình độ bao phủ vaccine ở một số vùng
hiện nay vẫn chưa cao thì trẻ em sau khi tiêm đủ bốn mũi,
đến hai mốc là bốn, năm tuổi và 10 tuổi nên tiêm nhắc lại
một mũi, sau đó thì cứ 10 năm nhắc lại một mũi. Người
lớn không nhớ lịch sử chích ngừa bạch hầu thì có thể
chích ngừa một mũi.
Bệnh lây qua đường hô hấp nên mỗi cá nhân cần chủ
động thường xuyên rửa tay và mang khẩu trang, giữ gìn
vệ sinh nhà cửa, vật dụng khi nhà có người bệnh.
. Xin cám ơn bác sĩ.
HOÀNG LAN
BS TRƯƠNG HỮU KHANH:
“Cần chíchđủmũi và chíchnhắc để phòngbệnhbạchhầu”
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook