156-2020 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 13-7-2020
“Cóthẻbảo hiểmtrong tay,
không lo bệnh bất tử”
Nhiều người dân rất muốn thamgia BHYT theo hộ gia đình
nhưng vẫn chưa rõ về thủ tục đăng ký.
NGUYỄNHIỀN
H
ưởngứngngàyBảohiểm
y tế (BHYT) Việt Nam
(1-7), Bảo hiểmXã hội
TP.HCM (BHXH) cùng các
cơ quan BHXH trên cả nước
đồng loạt tổ chức lễ phát động
tuyên truyền, vận động người
dân tham gia BHYT hộ gia
đình, BHXH tự nguyện. Buổi
lễ diễn ra vào sáng 11-7.
Giảm gánh nặng chi
phí khám, chữa bệnh
Buổi phát động với chủ
đề
“Cả nước chung tay thực
hiệnBHXH, BHYT toàn dân”
,
BHXH và Bưu điện TP.HCM
đã đặt ra mục tiêu và phấn
đấu toàn thành phố phát triển
3.000 người tham gia BHXH
tự nguyện và 60.000 người
tham gia BHYT hộ gia đình.
Tại buổi phát động, ông
Trần Dũng Hà, Phó Giám
đốc BHXH TP.HCM, phát
biểu: Đảng, Nhà nước luôn
quan tâmđến công tác bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe của nhân
dân và đã ban hành, chỉ đạo
thực hiện nhiều chủ trương,
chính sách. Trong đó, các
cấp đặc biệt chú trọng BHYT
nhằm giúp người dân khắc
phục những rủi ro bệnh tật
và giảm gánh nặng chi phí
khám, chữa bệnh.
Từ đầu nămđến nay, do tình
hình dịch bệnh COVID-19,
nhiều doanh nghiệp bị ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất,
kinh doanh đã cắt giảm lao
động. Vì thế, hiện nay lượng
người tham gia BHYT là trên
7,31 triệu; số người tham
gia BHXH tự nguyện là gần
20.000 người.
“Với sự phối hợp tốt của
hai cơ quan BHXH TP và
Bưu điện TP trong đợt phát
động này, chúng tôi phấn đấu
toànTPphát triển 3.000 người
thamgia BHXH tự nguyện và
60.000 người thamgia BHYT
hộ gia đình.
Để đạt được chỉ tiêu trên,
chúng tôi hướng đến nhóm
người lao động khu vực phi
chính thức, nông dân, đặc biệt
là đối tượng chưa tham gia
BHYThộ gia đình.Với những
quyền và lợi ích khi tham gia
BHYT hộ gia đình; những rủi
rokhông thamBHXH, BHYT,
chúng tôi mongmuốn thay đổi
nhận thức và hành động của
người dân. Chúng tôi rất mong
người dân chủ động tham gia
BHXH tự nguyện, BHYT hộ
gia đình để đảmbảo an sinh xã
hội, ổn định cuộc sống” - ông
Trần Dũng Hà chia sẻ.
Sẽ mua BHYT để
an tâm sinh sống
Chị Bình An, tiểu thương
tại chợ Nguyễn Văn Trỗi,
quận 3, TP.HCM, cho biết:
Lâu nay tôi nghe những
người xung quanh bảo giờ
muốn mua BHYT thì khó
lắm, phải đi xác minh nhiều
nơi để chứng minh những
người thân trong gia đình có
mua BHYT không…
Nghề của tôi buôn bán
quanh năm cũng chẳng hiểu
biết gì nên nghe nói thủ tục
muaBHYTkhó nên thôi.Mấy
ngày trước, tôi bị đau thần kinh
tọa, đi khám bệnh ở BV quận
3. Đi cùng tôi là một chị bạn,
chị này là được hưởng lương
hưu nên có BHYT.
Cả hai chị emđều cùngmắc
chung chứng bệnh, khi khám
chị này không mất đồng nào,
tôi thì phải đóng cả triệu đồng
tiền khám và tiền thuốc. Bản
thân tôi rất muốn có trong tay
cái thẻ BHYT để khi bệnh tật
đỡ tiền viện phí. Nếu không
may tôi bệnh nặng mà có thẻ
BHYT trong tay cũng đỡ được
gánh nặng chi phí điều trị.
“Lâu nay tôi rất muốn có
cái thẻ BHYT trong tay để
phòng thân mỗi khi ốm đau
nhưng bận quá nên không có
thời gian nghiên cứu về thủ
tục để tham gia BHYT. Nhà
tôi ngoài hai vợ chồng tôi bán
nước ngoài đường thì còn có
ba tôi hơn 60 tuổi nhưng cũng
chưa mua được BHYT. Mỗi
khi trời trở lạnh, ba tôi lại bị
đau khớp, một lần đi khám
cũng tốn cả triệu đồng.
Nay nghe các anh chị tư
vấn về BHYT tôi thấy thủ tục
cũng không quá khó. Lần này
về tôi sẽ mua cho cả gia đình
để an tâm sinh sống. Có thẻ
BHYT trong tay, tôi không lo
bệnh tật bất tử” - ông Quốc
Thái, một người bán nướcmía
ở đường Lê Văn Sỹ, quận 3,
TP.HCM, chia sẻ.•
Người dân
được các nhân
viên BHXH tư
vấn thamvấn
thủ tục, quyền
lợi vàmức
đóng khi tham
gia BHYT, BHXH
tự nguyện.
Ảnh: N.HIỀN
Nhiềunămkhông
thi hànhxong1bảnán
Bảnán tranhchấpquyền sửdụngđất cóhiệu lực
từcuối năm2017, tuyênbàVânđược tiếp tục sử
dụngđất nhưngđếnnay giađìnhbà vẫnbị ngăn
cảnxâyhàng ràongay chính trênmảnhđất này.
Phản ánh đến báo
Pháp Luật TP.HCM
, bà Phạm
Thị Nguyệt Vân (65 tuổi, ngụ phường Cái Khế, quận
Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bức xúc việc địa phương
kéo dài việc thực hiện bản án của tòa.
Bà Vân cho biết tháng 12-2017, TAND quận Ninh
Kiều tuyên cho bà được tiếp tục sử dụng phần diện
tích đất tranh chấp 20,66 m
2
. Sau khi bản án có hiệu
lực, bà Vân thuê người đến xây hàng rào để bảo vệ
phần đất này. Tuy nhiên, trong lúc đang xây dựng
thì bị gia đình của người thua kiện (ngụ cùng địa
phương) đập phá, ngăn cản.
“Tôi xây hàng rào trên đất được tòa tuyên được
quyền sử dụng mà không hiểu sao lại bị gia đình bên
kia ngăn cản, đập phá. Không phải một lần mà rất
nhiều lần, cứ tôi xây hàng rào là bị phá. Tôi chỉ mong
muốn các cơ quan chức năng sớm tạo điều kiện để
tôi có thể xây dựng hàng rào trên phần đất mà TAND
quận Ninh Kiều tuyên tôi được tiếp tục sử dụng” - bà
Vân kể lại.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trường Khoa,
Chủ tịch UBND phường Cái Khế (quận Ninh Kiều),
cho biết sau khi bản án có hiệu lực, qua làm việc hai
gia đình vẫn còn có sự tranh chấp. Lãnh đạo phường
có mời các ngành liên quan, trong đó có cơ quan thi
hành án quận để hỗ trợ thi hành bản án.
“Tại buổi làm việc, đại diện cơ quan thi hành án
quận cho hay do bản án của TAND quận Ninh Kiều
không xác định người phải thi hành án, nội dung bản
án không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của đương
sự theo Luật Thi hành án nên không thể thi hành án” -
ông Khoa thông tin thêm.
Theo chủ tịch UBND phường Cái Khế, do không thể
thi hành bản án, hai gia đình thường xuyên có lời qua
tiếng lại, địa phương cũng nhiều lần vận động, hòa giải
để giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Cụ thể, lãnh đạo
phường yêu cầu hai bên giữ nguyên hiện trạng đất để
chờ cơ quan chức năng xác nhận ranh, mốc.
“Từ xác nhận thực địa của ngành chức năng,
chúng tôi mới có cơ sở để hướng dẫn, giải quyết đơn
của bà Vân xin xây hàng rào giữ đất. Trong thời gian
chờ xác định ranh, mốc, chúng tôi mong hai gia đình
giữ ổn định, không làm phức tạp thêm tình hình” -
ông Khoa nói.
Song song đó, UBND phường Cái Khế cũng đã có
văn bản gửi UBND quận Ninh Kiều đề nghị xem xét, có
ý kiến chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ xác định
ranh giới, mốc giới phần đất tranh chấp của bà Vân.
Ông Mã Khánh Hậu, Phó Chủ tịch UBND quận
Ninh Kiều, xác nhận đã nhận được văn bản đề nghị
của UBND phường Cái Khế về việc hỗ trợ đo đạc,
xác định ranh giới phần đất của bà Vân.
“Chúng tôi cũng đã yêu cầu Phòng TN&MT quận
phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ phường sớm
xác định ranh giới, mốc giới phần đất của bà Vân” -
ông Hậu thông tin thêm.
CHÂU ANH
Cơ quan trả lời
“Lâu nay tôi rất
muốn có cái thẻ
BHYT trong tay
để phòng thân mỗi
khi ốm đau nhưng
bận quá nên không
có thời gian nghiên
cứu về thủ tục để
tham gia BHYT.”
Ông
Quốc Thái
Hai thắc mắc về BHYT hộ gia đình
Có hai vấn đề người mua bảo hiểm thường thắc mắc là
mứcđóngBHYThộgiađìnhvà thủ tụcmuaBHYThộgiađình.
Mức đóng BHYT hộ gia đình
Mức đóng của người thứ nhất bằng 4,5% mức lương cơ
sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%,
60%, 50%mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm
trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy, mức đóng của người thứ nhất là 804.600 đồng/
năm. Mức đóng của những người còn lại cũng giảm theo:
Người thứ hai đóng 563.220 đồng/năm; người thứ ba đóng
482.760 đồng/năm; người thứ tư đóng 402.300 đồng/ năm;
người thứ năm đóng 321.840 đồng/năm.
Thủ tục mua BHYT hộ gia đình
Hiện nay, người thamgia BHYT hộ gia đình có thể đăng ký
mua tại các đại lý thu BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú.
Người dân thực hiện theo trình tự
Bước 1:
Người dân điền đầy đủ thông tin cá nhân vào tờ
khai thamgia BHYT theomẫu và kê khai toàn bộ thành viên
trong hộ gia đình vào danh sách hộ gia đình thamgia BHYT
nhận từ trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản.
Bước 2:
Người dân nộp tờ khai cho cơ quan BHXH hoặc
đại lý thu cùng với các giấy tờ sau:
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên
khác tronghộkhẩuđã có thẻđể xác địnhgiảmtrừmức đóng.
Bước 3.
Đóng tiền tham gia BHYT
Sau khi nộp hồ sơ, người dân đóng tiền tham gia BHYT
theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 4.
Đến đại lý thu BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi đã
nộp hồ sơ để nhận thẻ BHYT.
Ông
NGUYỄN QUỐC THANH
,
Phó Giám đốc BHXH TP.HCM
Bà PhạmThị Nguyệt Vân
(ảnh nhỏ)
mongmuốn được xây
hàng rào bảo vệ diện tích đất
(phần khoanh vùng)
theo bản
án của TANDquậnNinh Kiều. Ảnh: CHÂUANH
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook