156-2020 - page 9

9
TP.HCM thu phí ô tô vào trung tâm
như thế nào?
HUYVŨ
H
ĐNDTP.HCMvừathông
qua nghị quyết về việc
thực hiện tăng cường
vận tải hành khách công cộng
kết hợp kiểm soát sử dụng
phương tiện cơ giới cá nhân
tham gia giao thông trên địa
bàn TP, trong đó có giải pháp
thu phí ô tô vào trung tâm.
Tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện
Theo Sở GTVT TP, việc
thông qua nghị quyết là tiền
đề để sở triển khai các bước
tiếp theo để hoàn thiện từng đề
án nhỏ trong nghị quyết trên.
“Thu phí ô tô vào trung tâm
là một trong những giải pháp
để kiểm soát phương tiện cá
nhân và sau khi HĐND TP
thông qua nghị quyết trên thì
chúng tôi mới tiến hành hoàn
thiện từng đề án nhỏ trong đó”
- ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng
phòng Quản lý dịch vụ vận
tải Sở GTVT TP, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
ngày 12-7.
Cụ thể, ông Hải cho biết sau
khi nghị quyết được thông qua
sẽ còn rất nhiều việc phải làm
như hoàn thiện từng đề án nhỏ,
tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến các
bên liênquan, xâydựngphương
án thu phí… rồi mới trình lại
cho cơ quan chức năng. Như
nghị quyết tăng cường vận tải
hành khách công cộng kết hợp
kiểm soát sử dụng phương tiện
cơ giới cá nhân tham gia giao
thông trên địa bàn TPvừa qua,
chúng tôi đã xây dựng từ nhiều
năm nay, giờ mới được thông
qua” - ông Hải nói.
Trong tờ trình gửi HĐND
TP trước đó, Sở GTVT cũng
cho rằng riêng các giải pháp
hành chính và giải pháp kinh
tế cần được kết hợp hài hòa và
triển khai đồng bộ trong việc
kiểm soát phương tiện cơ giới
cá nhân (trong đó có ô tô con,
mô tô và xe máy 2-3 bánh).
Đồng thời, sở cũng cho rằng
để các giải pháp phát triển giao
thông công cộng kết hợp với
kiểm soát sử dụng phương tiện
cơ giới cá nhân tham gia giao
thông trên địa bàn TP được
triển khai thành công thì cần
được sự đồng thuận và ủng hộ
của nhân dân TP.
“Nếu không tính tới bài
toán hạn chế xe cá nhân thì
năm năm tới tình hình giao
thông tại TP sẽ cực kỳ khó
khăn. Trong đề án tăng cường
vận tải hành khách công cộng
kết hợp kiểm soát sử dụng
phương tiện cơ giới cá nhân
thì quan điểm hạn chế xe cá
nhân là quan trọng. Sau khi đề
án được thông qua thì thu phí
vào nội đô là một trong những
giải pháp phải làm ngay” - ông
TrầnQuangLâm, Giámđốc Sở
GTVT TP, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
bên lề cuộc họp
HĐND vừa qua.
Xây 34 trạm thu phí
Riêng với giải pháp ô tô vào
trung tâm TP, tháng 7 năm
ngoái, Sở GTVT đã xây dựng
phương án cho vấn đề này.
Theo đó, các cổng thu phí
(trạm thu phí) sẽ được xây
bao quanh khu vực quận 1,
3 và giáp ranh quận 5, 10.
Vành đai thu phí bao gồm
các tuyến đường: Hoàng Sa
(dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên
giao với Cách Mạng Tháng
Tám - Ba Tháng Hai - Lê
Hồng Phong - Lý Thái Tổ
- Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn
Kiệt - Tôn Đức Thắng. Dự
kiến sẽ có 34 cổng thu phí
được xây dựng.
Cách này sẽ tạo thành vành
đai khép kín khu vực trung tâm
TP và một số trục giao thông
chính bên ngoài đang thường
xuyên kẹt xe. Dự kiến kinh phí
là 250 tỉ đồng.
Sở cũng cho biết về lo ngại
ùn tắc khi xây dựng các cổng
thu phí thì đây là phương án
được xây dựng trên cơ sở
trạm thu phí không dừng bằng
công nghệ ETC như các trạm
BOT triển khai, vì thế xe vẫn
chạy bình thường, không xảy
ra ùn tắc.
Công nghệ sẽ ghi nhận qua
thẻ định danh gắn trên mỗi
xe, thẻ cũng đang được gắn
miễn phí ở các trung tâm đăng
kiểm. Kinh nghiệm các nước
khác là kết quả đạt được giảm
30%-50% xe đi vào khu trung
tâm giờ cao điểm.•
Việc thu phí được xây dựng trên cơ sở trạmthu phí không dừng bằng công nghệ ETCvì thế sẽ không xảy ra ùn tắc.
Theo Sở GTVT TP,
việc thông qua nghị
quyết là tiền đề để sở
triển khai các bước
tiếp theo để hoàn
thiện từng đề án nhỏ
trong nghị quyết trên.
Ba cơ sở tái nghiền, tái chế
nhựa phế th i không phép
Ba cơ sở tái nghiền, tái chế nhựa phế thải
khôngcógiấyphép là cơsởcủaôngNguyễn
VănToàn, có diện tích khoảng 1.500m
2
với
khu nhà xưởng nằm giáp sông Lạch Tray.
Gần đó là cơ sở của hộ ông Lã Văn Nam với
nhà xưởng rộng khoảng 350 m
2
, bên cạnh
là nhà xưởng của bà PhạmThị Mây với diện
tích khoảng 800 m
2
.
Thu phí vào giờ cao điểm 6 giờ-9 giờ
và 16 giờ-19 giờ
Đề xuất của Sở GTVT TP gửi UBND TP từ tháng 7-2019 về
thu phí ô tô vào nội đô là dựa trên nghiên cứu trước đây của
Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (năm 2009).
Theo đó, sẽ thu phí vào giờ cao điểm từ 6 giờ đến 9 giờ và
từ 16 giờ đến 19 giờ. Ô tô con phải đóng 40.000 đồng mỗi
lượt, ô tô khách là 50.000 đồng. Xe buýt không bị thu phí,
giảm 25% đối với taxi (30.000 đồng)... Toàn bộ tiền thu phí sẽ
dành cho quỹ hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng.
Xưởng tái chế rác trái phépgây ônhiễmkéodài
Nằm cuối đường Hoàng Công Khanh
(phường Lãm Hà, quận Kiến An, Hải
Phòng), khu tái chế nhựa từ rác thải như
một khu công xưởng liền kề bờ sông Lạch
Tray. Án ngữ ngay trước cổng là những bịch
phế liệu to đóng thành bánh vuông vức. Bên
trong là các xưởng tái chế nhựa với các căn
nhà tôn liền kề nhau chạy ra gần mép sông,
phế liệu chất thành đống lớn.
Anh P., một người dân khu vực, cho biết
những xưởng sản xuất nhựa từ rác thải này
hoạt động suốt ngày đêm, gây ồn ào, máy
móc nhả khói mùi khét gây tức ngực, khó
thở. Cứ vài ngày lại có ô tô tải chở rác thải
nhựa tới tập kết, sơ chế để đưa vào tái chế.
Các bì rác thải được đưa tới chất bừa bãi
không chỉ gây mùi khó chịu mà còn thu hút
rất nhiều ruồi nhặng bu tới. Ngoài ra, phía
sau khu xưởng tái chế rác thải vương vãi,
tràn cả xuống sông.
Theo anh P., khu tái chế rác này đã hình
thành gần tám năm. Ban đầu chỉ có một
xưởng mọc trên khu đất đầm, vài năm gần
đây lại có thêm các cơ sở bị cấm hoạt động
ở nơi khác kéo về dựng xưởng, tạo nên một
khu tái chế rác quy mô lớn.
Người dân nơi đây cho biết từ khi các cơ
sở tái chế nhựa phế thải này xuất hiện, khu
vực bờ sông Lạch Tray trở nên ô nhiễm
nghiêm trọng. Nước thải từ việc phân loại
rác thải nhựa đổ xuống sông. Thậm chí một
phần rác thải không sử dụng được, chủ cơ
sở cũng san gạt chôn lấp xuống mép sông.
Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên
chính quyền về tình trạng tái chế rác thải
nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
tuy nhiên nhiều năm qua, các cơ sở này vẫn
không bị xử lý mà ngày càng mở rộng quy
mô, khiến ô nhiễm ngày càng cao.
Ông Trịnh Đức Thắng, cán bộ địa chính
đô thị phường Lãm Hà, cho biết các cơ sở
tái chế rác thải nhựa bên bờ sông Lạch Tray
hình thành từ nhiều năm trước. Mới đây, khi
người dân có đơn kiến nghị, UBND phường
đã phối hợp với Phòng TN&MT quận Kiến
An tiến hành kiểm tra.
Tại buổi làm việc với chủ các cơ sở gây ô
nhiễm, đại diện Phòng TN&MT quận Kiến
An nhận định các cơ sở thu gom, tái chế
rác thải nhựa này hoạt động trái phép. Tại
thời điểm kiểm tra các cơ sở này phát sinh
mùi khét, gây khó chịu. Trong khi đó, chủ
các cơ sở cho rằng họ chỉ thu gom phế liệu,
phân loại, nghiền rồi chuyển đi tiêu thụ chứ
không tái chế nhựa.
UBND phường Lãm Hà đã lâp biên bản,
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
yêu cầu các cơ sở này dừng hoạt động.
Phòng TN&MT quận Kiến An cũng đã chỉ
đạo UBND phường dừng hoạt động các
cơ sở này. Theo UBND phường Lãm Hà,
chủ các cơ sở này cũng đã cam kết sẽ dừng
hoạt động nhưng chưa có thời gian cụ thể.
UBND phường Lãm Hà cho rằng các cơ
sở thu gom tái chế rác này gây ô nhiễm môi
trường cần phải được chấm dứt hoạt động.
Tuy nhiên, do các cơ sở này hoạt động khá
lâu nên để dừng hoạt động, phường phải chờ
cơ quan chức năng của quận hướng dẫn, phối
hợp giải quyết mới có thể giải quyết dứt điểm.
ĐỖ HOÀNG
Khu xưởng thu gom, tái chế nhựa từ rác thải nằmbên bờ sông Lạch Tray hoạt động trái phép kéo dài,
gây ô nhiễmmôi trường cả khu vực.
Đổ xô tìm mua chung cư mini
Báo cáo quý II-2020 mới nhất của một
chuyên trang về bất động sản cho thấy thị
trường xuất hiện xu hướng tìm kiếm căn hộ
nhỏ, chung cư mini (dưới 45 m
2
/căn) tăng
gấp hai lần so với thời điểm trước dịch.
Cụ thể, theo báo cáo của chuyên trang
batdongsan.com.vn, vào thời điểm tháng 2,
nhu cầu tìm kiếm chung cư mini (dưới 45
m
2
/căn) chỉ hơn 30.000 lượt tìm kiếm. Tuy
nhiên, lượng tìm kiếm cứ tăng dần đến cuối
quý II, con số đạt gần 60.000 lượt.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng
giám đốc batdongsan.com.vn, các con số trên
phản ánh nhu cầu tìm kiếm căn hộ phù hợp
với khả năng tài chính của người dân. Nhu
cầu căn hộ nhỏ còn có nguyên nhân cơ học là
sự gia tăng tỉ lệ hộ gia đình một người trong
những năm gần đây. Theo kết quả điều tra dân
số và hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm
2019, tỉ lệ hộ gia đình một người đã tăng 51%
sau 10 năm. “Do đó, với căn hộ diện tích nhỏ,
chung cư mini..., nhu cầu vẫn tiếp tục tăng
trong thời gian tới” - báo cáo nêu.
Tuy nhiên, nguồn cung loại hình nhà ở này
đang thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu của thị
trường. Nguồn cung căn hộ nhỏ hiện hữu trên
thị trường đang gặp các vấn đề về pháp lý,
chất lượng…, ảnh hưởng đến tâm lý của người
mua. Những vấn đề này nếu được khắc phục
tốt sẽ tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau,
thúc đẩy giao dịch trên thị trường.
HUYVŨ
Sơ đồ dự kiến các khu vực đặt 34 trạmthu phí tạo thành vành đai khép kín trung tâmTP.HCM.
Đồ họa: HỒTRANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook