156-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 13-7-2020
Tháng4-2021,xong“rốn
ngập” Huỳnh Tấn Phát
THUTRINH
“D
ự án xây dựng hệ
thống thoát nước và
cải tạo mặt đường
Huỳnh Tấn Phát đoạn từ cầu
PhúXuân đến phà BìnhKhánh,
huyện Nhà Bè (viết tắt là dự án
cải tạo đường Huỳnh Tấn Phát
- PV) dự kiến sẽ hoàn thành
trước ngày 30-4-2021”. Trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
đại diện Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng các công trình
giao thông TP.HCM (chủ đầu
tư dự án) cho biết như trên.
Vừa kẹt xe
vừa ngập nước
Đường Huỳnh Tấn Phát là
tuyến đường thường xuyên ngập
nặng bởi mưa và triều cường.
Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ
dự án cải tạo đường Huỳnh Tấn
Phát trong giai đoạn hiện nay
là hết sức cần thiết.
Theo ghi nhận của PV, chủ
đầu tư dự án đã dựng các điểm
rào chắn để thi công gói thầu
xây lắp 1. Tại đây, máy móc và
công nhân đang rầm rộ làm hệ
thống cống thoát nước.
Chủ đầu tư lắp đặt khoảng
năm rào chắn dọc tuyến theo
hướng từ phà BìnhKhánh, quận
7. Những rào chắn này chiếm
3/4 diện tíchmặt đường, phương
tiện giao thông di chuyển ở
phần đường còn lại.
Đáng lưu ý, tuyến đường
Huỳnh Tấn Phát kết nối trực
tiếp với phà Bình Khánh, vào
giờ cao điểm, lượng xe từ hai
hướng đều tăng cao khiến đoạn
đường này rơi vào tình trạng
kẹt xe nghiêm trọng.
Chú Nguyễn Chí Thành (ngụ
trên đường Huỳnh Tấn Phát)
ngao ngán chia sẻ: “Đường thì
hẹp, nhiều đoạn xuống cấp, có
hôm kẹt xe đến tận 4-5 km.
Những lúc trời nắng thì bụi bay
mù mịt, còn trời mưa thì ngập
nặng. Đặc biệt, những tháng
triều cường lên cao, người dân
lại phải khổ sở, khốn đốn khi
đi đường mà như lội mương”.
Đồng quan
điểm, cô Mai
Anh cũngngụ
trên tuyến này
cho biết mỗi
khi mưa lớn
là đườngngập
như ruộng,
cộng t hêm
phần rào chắn
chiếm diện
tích mặt đường khiến người
đi đường gặp nhiều khó khăn.
“Cơ quan chức năng xây
dựng lại hệ thống thoát nước
và cải tạo mặt đường ắt hẳn
tuyến đường sẽ khởi sắc hơn.
Chúng tôi rất mong chủ đầu
tư đẩy nhanh tiến độ để góp
phần giảm kẹt xe, giảm ngập,
giúp người dân đi lại thuận lợi
hơn” - cô Mai Anh nói.
Dự kiến tháng 4-2021
sẽ hoàn thành
Đại diện Ban quản lý
dự án
đầu tư xây dựng các công trình
giao thông TP.HCM cho hay:
Dự án cải tạo đườngHuỳnhTấn
Phát được thực hiện trên cơ sở
kết hợp đồng bộ với dự án giải
quyếtngậpdotriều
khuvựcTP.HCM
có xét đến biến
đổi khí hậu, giai
đoạn 1 (doCông
ty TNHHTrung
Nam BT 1547
làm chủ đầu tư).
Vị đại diệnnày
chobiếtthêm,sau
khi dự án hoàn
thành, cao độ mặt đường được
hoànthiện,cùngvớiquymôtuyến
cốngdọcthoátnướcD800-D2000
sẽ đảm bảo giải quyết hiệu quả
thoát nước mặt đường khi mưa
và thoát nước sinh hoạt cho lưu
vực tuyến đường.
Đồng thời, khi dự án hoàn
thành cũng tăng cường năng
lực giao thông trên tuyến, tạo
điều kiên thuận lợi cho nhân
dân đi lại và chỉnh trang đô
thị dọc tuyến.
“Dự kiến công trình sẽ được
hoàn thành, đưa vào sử dụng
trước ngày 30-4-2021. Hiện nay,
các nhà thầu thi công đang làm
hạngmục cống dọc, cống ngang
thoát nước và tái lậpmặt đường
theo hiện trạng đảm bảo giao
thông. Mỗi đơn vị tổ chức 2-3
mũi thi công. Khối lượng thực
hiện hiện hoàn thành khoảng
35%toàn công trình, nhìn chung
các nhà thầu thi công đạt yêu
cầu về tiến độ” - vị đại diện
thông tin thêm.
Tuy nhiên, vị này cũng cho
hay trong quá trình thi công,
đơn vị gặp khó khăn trong công
tác đảm bảo giao thông, đảm
bảo thoát nước và di dời tạm
công trình hạ tầng kỹ thuật
hiện hữu.
Mặt khác, hiện trạng công
trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu
trên tuyến rất phức tạp. Cụ thể,
dọc tuyến đường có tuyến cáp
ngầm điện lực, cáp ngầm viễn
thông, các tuyến ống cấp nước
D900, D600, D350, D150.
“Ngoài ra, đơn vị còn gặp khó
khăn khi vừa thi công vừa phải
đảm bảo giao thông trong điều
kiện địa chất đất nền yếu, kết
hợp lưu lượng lớn các loại xe
tải trọng nặng tác động. Điều
này đã ảnh hưởng ít nhiều đến
việc đi lại cũng như sinh hoạt
của người dân ở dọc tuyến” - vị
đại diện này nói.•
Hai giai đoạn từngbước hoàn thànhdựán
Dự án cải tạo đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn từ cầu Phú Xuân
đến phà Bình Khánh dài khoảng 5 km.
Theo kế hoạch thi côngđược duyệt cấpphép, dự án này được
chia thành hai giai đoạn gồm:
Giai đoạn 1: Thi công phần thoát nước, dự kiến hoàn thành
ngày 4-12-2020.
Giai đoạn 2: Thi công phần tuyến và hoàn thiện mặt đường
bê tông nhựa, hệ thống thông tin biển báo, vỉa hè. Giai đoạn
này dự kiến hoàn thành ngày 21-3-2021.
Đường Huỳnh Tấn
Phát kết nối trực tiếp
với phà Bình Khánh,
vào giờ cao điểm
lượng phương tiện từ
hai hướng đều tăng
cao khiến khu vực kẹt
xe nghiêm trọng.
Mở đợt kiểm tra đào tạo lái xe,
đăng kiểm xe trên toàn quốc
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trực
thuộc tăng cường thanh tra, kiểm tra các trung tâm
đào tạo, sát hạch lái xe và đăng kiểm phương tiện
trên toàn quốc.
Theo đó, qua báo cáo của Ủy ban An toàn giao
thông quốc gia, sáu tháng đầu năm 2020, tai nạn
giao thông giảm cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn, số
người chết và bị thương. Tuy nhiên, các vụ tai nạn
giao thông nghiêm trọng vẫn xảy ra, số vụ còn cao.
Vì vậy, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt
Nam triển khai mở đợt kiểm tra các trung tâm đào
tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, xử nghiêm các
sai phạm (nếu có) theo quy định. Song song đó, cần
xây dựng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường
học thực hành, xây dựng phần mềm mô phỏng các
tình huống giao thông để nâng cao chất lượng đào
tạo, sát hạch lái xe.
Đồng thời, Tổng cục Đường bộ cần nghiên cứu
xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu quốc gia về công
tác đào tạo, sát hạch lái xe. Triển khai thí điểm thực
hiện dịch vụ công mức độ 4 trên cổng dịch vụ công
quốc gia về đổi giấy phép lái xe quốc gia, tại Hà Nội
và Hà Nam trong năm 2020. Sau đó, tổng kết và báo
cáo bộ để nhân rộng toàn quốc.
Cục Đăng kiểm Việt Nam được Bộ GTVT giao
nhiệm vụ mở đợt kiểm tra đối với các trung tâm
đăng kiểm xe trên toàn quốc. Đồng thời, tổ chức hậu
kiểm, phúc tra kết quả kiểm định xe cơ giới của một
số trung tâm để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm
các sai phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Cạnh đó, Bộ GTVT yêu cầu các trung tâm đăng
kiểm không kiểm định xe cơ giới tự thay đổi kích
thước thùng xe, kết cấu, hình dáng kích thước của
phương tiện. Đặc biệt chú trọng tới xe khách, xe
đầu kéo. “Nếu phát hiện trung tâm đăng kiểm nào vi
phạm, phải xử lý nghiêm theo quy định” - Bộ GTVT
chỉ đạo.
VIẾT LONG
Đang dần hoàn thành các lối
lên xuống nhà ga Ba Son
Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) cho biết
hiện tại lối lên xuống số 1 và 2 của nhà ga Ba Son
thuộc dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã
hoàn thành phần kết cấu ngầm.
Nhà thầu đang chuẩn bị thi công kiến trúc bên trên
của lối lên xuống số 1 và 2. Lối lên xuống số 3 đang
thi công lắp thép để đổ bê tông theo kế hoạch.
Lối lên xuống số 4 và 5 cần kết nối với các công
trình lân cận để đảm bảo thuận tiện, thu hút hành
khách và sẽ triển khai thi công trong thời gian sắp tới.
MAUR cho biết ga Ba Son là một trong ba ga
ngầm của tuyến metro số 1, thuộc gói thầu CP1b.
Đây cũng là nhà ga ngầm cuối cùng trước khi
chuyển tiếp lên đoạn tàu chạy trên cao.
Ga Ba Son được thiết kế ngầm dài 240 m, rộng
34,5 m, gồm hai tầng. Trong đó, tầng một có các
trang thiết bị phục vụ hành khách như sảnh đợi,
máy bán vé, cổng thu phí tự động, phòng hướng dẫn
thông tin cho hành khách.
Tầng hai là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và
trả khách.
Ga Ba Son cũng giống như ga Nhà hát TP, có tổng
cộng năm lối lên xuống để tiếp cận nhà ga. Cụ thể,
lối lên xuống số 1 được bố trí trên vỉa hè cập tòa nhà
VPBank Tower và được nối với lối lên xuống số 2, 3
bởi lối đi bộ ngầm xuyên qua đường Tôn Đức Thắng.
Lối lên xuống số 4 và 5 của nhà ga cũng sẽ được đấu
nối với dự án tòa nhà văn phòng - thương mại dịch vụ
khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son.
ĐÀO TRANG
Dự án cải tạo đường Huỳnh Tấn Phát (huyệnNhà Bè) được kỳ vọng sau khi
hoàn thành sẽ góp phần giảmkẹt xe và ngập nước cho khu vực.
Chủđầu tư làmrào chắnđể thi côngdựán cải tạođườngHuỳnh TấnPhát
(ảnh lớn)
. ĐườngHuỳnh TấnPhátmỗi khimưa làngậpnặng
(ảnh nhỏ)
.
Ảnh: THUTRINH
Các công nhân đang thi công lắp thép lối lên xuống số 3
nhà ga Ba Son. Ảnh: MAUR
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook