156-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 13-7-2020
MINHTÂM
V
ừa gấp nếp xếp một con
cào cào trên tay, ông
Minh cười vui vẻ nói:
“Bây giờ những đứa trẻ ở
thành phố không còn giống
như thời bọn chú ngày xưa.
Tụi nhỏ chỉ có điện thoại,
iPad này kia nên cũng thèm
những thứ quê. Chú làm
những món đồ chơi này là
để truyền lại một chút dân
dã của miền quê đến bọn
trẻ. Trước đây chú là người
vẽ tranh”.
Ngã rẽ đầy đam mê
của họa sĩ
Ông Minh kể cho chúng
tôi nghe những kỷ niệm về
thời thơ ấu của mình. Ngày
xưa, lúc còn học tiểu học, ông
được tận mắt chứng kiến một
người thầy của ông làmnhững
con vật độc đáo như bướm,
cá, cào cào bằng lá dừa. Nhìn
thấy thích nên ông dần học
theo và xếp thuần thục được
những con vật bằng lá dừa,
rồi trong khoảng hai năm
sau đó, ông đem đi bán cho
những đứa trẻ.
Đồ nghề của ông chỉ có
đã có thể vẽ được mẫu những
bức tượng như vuaAnDương
Vương, QuáchThùyTrang…
Nhưng rồi trớ trêu thay, sau
đó ông bị tiểu đường rồi đôi
mắt với thị lực yếu đi khiến
ông không thể vẽ.
Truyền nghề miễn phí
Ở tuổi lục tuần, ôngMinh đã
gần 10 năm đi khắp TP.HCM
để bán cào cào lá dừa. Ông
nói đối với ông việc đi bán
những con cào cào lá dừa như
để thỏa đam mê, thỏa niềm
nhớ vềmột thời trẻ chứ không
hẳn vì tiền. Các con ông đã
lớn, có công việc đàng hoàng.
Và các con cũng nhiều lần
cản, không cho ông đi rong
khắp phố để bán những con
vật làm từ lá dừa. Vì tuổi ông
cũng đã lớn, hơn nữa đôi mắt
ông không còn sáng như thời
trước bởi căn bệnh tiểu đường
19 năm qua.
Nhưng rồi đều đặn mỗi
ngày, cứ 5 giờ sáng ông thức
dậy chuẩn bị mọi thứ để đi
bán cào cào, chiều tối lại về.
Đến 19 giờ, trong khoảng sân
vườn nhà mình, ông Minh lại
tay cắt, tay bấm lá dừa, kiên
nhẫn, tỉ mỉ từng tí một để tạo
nên những sản phẩm để mai
đem đi bán ngoài phố.
Và cũng mỗi tối, bên cạnh
đống lá dừa, hàng chục đứa
trẻ ở các nhà xung quanh cứ
chụm lại chăm chú xem ông
làm những con cua, con cá,
con cào cào từ lá dừa. Nhiều
đứa thích thú làm theo, thế là
ông chỉ cho chúng làm.
Chị PhạmHồng Nga, hàng
xóm với ông Minh, chia sẻ
nếu bây giờ có những người
vẫn còn giữ được những ký
ức đẹp của ngày xưa thì rất
là quý. Nhờ vậy mà tụi nhỏ
có được những đồ vật tuổi
thơ. “Không chỉ làm cào cào,
châu chấu, chúMinh còn làm
được những con vật rất là đẹp,
rất là hay như con công, con
khủng long, con hổ… bằng
lá dừa” - chị Nga thích thú
cho hay.•
Người họa sĩ già với đammê
xếp thú bằng lá dừa
Giữa cái nắng
gay gắt của
TP.HCM,
dòng xe hối
hả, hình
ảnh con cào
cào, châu
chấu, cua, bọ
ngựa…được
kết bằng lá
dừa đu đưa
trong gió
khiến bao
người phải
ngoái nhìn
trầm trồ.
Ngóng chờ để mua
cào cào lá dừa
Chị Nguyễn Thị Hường (47
tuổi,phường1,quận3)chobiết
khi thấynhữngconvật củaông
Minh bán, cảmxúc của chị như
trở về ngày xưa.“Mình đợi chú
lâu rồi, trước chú hay ngồi bên
này. Conmình rất thích những
con vật này nên mình thường
mua cho con. Chú có đammê
mới làm được những con vật
bằng lá dừa đẹp như vậy”- chị
Hường chia sẻ.
Tiêu điểm
Những con cào cào, châu chấu,
cua, bọ ngựa…được kết bằng lá
dừa đu đưa trong gió khiến bao
người phải ngoái nhìn trầmtrồ.
Ảnh nhỏ: ÔngMinh dù lớn tuổi
nhưng luôn cháy bỏng đammê với
những con vật đồ chơi của tuổi thơ.
Ảnh: NGUYỄNTIẾN
kéo, dao rọc giấy. Hồi xưa
không có đồ bấm, ông chỉ
lấy sống lá chẻ ra để cắm
giữ cho chặt, để làm được
một con cào cào có khi mất
gần nửa tháng trời. Ông phải
vừa làm vừa nghiên cứu để
có được những hình thù con
vật ưng ý, “một khi đã làm
thì những công thức đó như
nằm trong đầu mình, sau đó
sẽ làm nhanh hơn” - ông nói.
11 tuổi, ông Minh từ đất
miền Tây lên Sài Gòn để
học vẽ. Gia đình thấy ông có
năng khiếu nên đã cho theo
học. Thế là từ đó mỗi ngày
hai bận sáng đi học, chiều về
ông vẽ tranh lên bong bóng
để bán kiếm tiền. Người thầy
đã truyền cảm hứng, đưa ông
đến với đammê hội họa là họa
sĩ điêu khắc Mai Lân. Chưa
đầy một năm theo học, ông
“Chú làm những
món đồ chơi này là
để truyền lại một
chút dân dã, một
chút miền quê đến
bọn trẻ.”
Ông
Minh
ÔngLươngVănNgọc (sinhnăm1961, ngụsố
36/27, đườngNguyễnVănCừ, PhườngAnHòa,
quậnNinhKiều,TPCầnThơ), cần tìmbà Lương
Thị Châu (sinh năm 1946), ông Lương Thạch
(sinh năm 1955) và bà Lương Ngọc Mai (sinh
năm1959) biệt tích từ năm1980 cho đến nay.
Địa chỉ cư trú của những người này trước
khi biệt tích: số 36/27, đường Nguyễn Văn
Cừ, Phường An Hòa, tỉnh Hậu Giang (cũ), nay
là TP Cần Thơ.
Cácông, bà LươngThị Châu, LươngThạchvà
LươngNgọcMai khi biết được thông báo này,
đề nghị các ông, bà liên hệ với ông LươngVăn
Ngọc. Địa chỉ: số 36/27 đườngNguyễnVănCừ,
Phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Hoặc ai biết được tin tức về các ông, bà nêu
trênvui lòng thông tin choôngNgọc biết theo
địa chỉ như trên.
Đấu giá Nhà đất tọa lạc tại 189B/A29B Cống
Quỳnh, P.Nguyễn CưTrinh, Q.1, TP.HCM. DTKV đất:
43,8m
2
(theo bản vẽ 46,0m
2
); Hình thức SD: SD
riêng; Mục đích SD: Đất ở đô thị; Thời hạn SD: Lâu
dài; DTSD: 46,0m
2
; Tổng DT sàn XD: 61,8m
2
(trong
đó DT trong LG: 2,2m
2
, DT ngoài LG: 68,6m
2
); Kết
cấu: Nhà tường gạch lửng gỗ, mái tôn, sân.
GKĐ:
7.502.100.000 đồng
.
Người mua nộp VAT (nếu
có). Tiền đặt trước
20% GKĐ
.
Người có tài sản: Chi Cục Thi hành án dân sự
Quận 1, TP.HCM tại số 387 Nguyễn Trãi, P.Nguyễn
Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
Xem tài sản, mua hồ sơ, đăng ký trực tiếp tại
Công ty Vạn Thành An: 06/07/2020 đến ngày
27/07/2020
(LH Trương 0906.891.693).
Đấu giá: Lúc
08
giờ
30
phút ngày 30/07/2020
Tham khảo hồ sơ, đăng ký đấu giá,
tổ chức đấu
giá tại
: Công ty Đấu giá hợp danh Vạn Thành An
– Số 03 Lý Văn Phức, P.Tân Định, Quận 1, TP.HCM.
ĐT: 028.3820.4858 – 0948.68.99.86.
THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI BIỆT TÍCH
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH VẠN THÀNH AN THÔNG BÁO
Quảng cáo
Sẵn sàng tặng trẻ em nghèo
Có lần một hội chữ thập đỏ đặt ông Minh làm 60 con vật
bằng lá dừa để tặng những emnhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Đáng lẽ ra số tiền nhận được là 1,2 triệu đồng (20.000 đồng/
con) nhưng ôngMinh chỉ lấy 500.000 đồng gọi là tiền công.
“Làm thì vất vả đấy nhưng chú đã nói rồi, chú cũng không
phải khó khăn lắm. Nếu mình cảm thấy giúp gì được cho
ai thì giúp, nhất là những cháu nhỏ gặp khó khăn. Chú đi
bán nhưng ai trả thấp hơn cũng bán, có lúc thấy có cháu
nhỏ thích quámà không có tiền thì chú tặngmột con”- ông
Minh tâm sự.
Sóc Trăng: Phát hiện 1 pho tượng quý gần chùa Bốn Mặt
Pho tượng được
phát hiện ở
ruộng lúa gần
chùa BốnMặt.
Ảnh: VT
Ngày 12-7, lãnh đạo huyện Châu Thành, Sóc Trăng đã
cử cán bộ đến chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu
Thành) để tìm hiểu về một pho tượng vừa được người dân
tìm thấy.
Trước đó, chiều 11-7, nhóm trẻ em đã phát hiện pho
tượng này tại ruộng lúa ở gần lò hỏa táng của chùa. Bức
tượng có bốn tay nhưng đã bị gãy chân.
Sau khi người dân đem tượng đến, chùa Bốn Mặt đã
vệ sinh và đưa tượng vào khu vực thờ tự để người dân
chiêm ngưỡng.
Qua quan sát, nhiều người ở địa phương đoán đây có
thể là tượng Phật, tượng Thiên Vương hoặc tượng của một
vị vua hay quan nào đó của người Khmer.
Khi hay thông tin trên, lãnh đạo UBND xã Phú Tân đã
báo cáo về UBND huyện và các cơ quan chức năng.
Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến
chùa Bốn Mặt để tìm hiểu về pho tượng. 
Đồng thời tổ chức giữ gìn an ninh trật tự vì có khá nhiều
người hay tin nên hiếu kỳ đến chùa tham quan, chiêm bái.
CHÂU ANH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook