185-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy15-8-2020
Tiêu điểm
Kiểm soát chặt
dịch tả heo châu Phi
Bộ NN&PTNT cho hay hiện
nay cả nước có 184 xã thuộc
65 huyện của 19 tỉnh, thành
phố có dịch tả heo châu Phi
chưa qua 21 ngày. Do ảnh
hưởng của dịch, từ đầu tháng
7 đến nay, cơ quan chức năng
đã phải tiêu hủy gần 5.800 con
heo mắc bệnh.
Giá heo trong nước hạ nhiệt,
heo Thái Lan thất thủ
Nguồn cung thịt heo về cơ bản đã tạmổn, nhờ vậy giá heo gần đây tương đối ổn định và có chiều hướng giảm.
ANHIỀN
N
hờ triển khai đồng bộ
các giải pháp, giá heo
hơi ởViệt Namđã giảm
mạnh. Ngược lại, giá heo hơi
tại Thái Lan bắt đầu trên đà
tăng nên các công ty nhập
khẩu heo sống không có lãi,
phải đồng loạt “án binh bất
động”.
Heo trong nước
hạ nhiệt
Khoảng 10 ngày trở lại đây,
giá heo hơi trong nước bắt đầu
hạ nhiệt, rơi khỏi mốc 90.000
đồng/kg heo hơi. Đơn cử như
tại ĐồngNai, giá heo hơi ngày
14-8 được giao dịch phổ biến
ởmức 80.000-84.000đồng/kg.
TạiTP.HCM, giá heo hơi được
Sở Công Thương TP.HCM
côngbốởmức85.000đồng/kg.
Riêng tại các tỉnh khu vực
phía Bắc giá cao hơn, dao
động 83.000-86.000 đồng/
kg heo hơi. Miền Trung - Tây
Nguyêngiaodịch trongkhoảng
80.000-87.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá heo giảm
đượccácchuyêngiaphântíchlà
dosảnphẩmheo tái đànbắt đầu
được tung ra thị trường. Đồng
thời, sau khi Bộ NN&PTNT
cho phép nhập khẩu heo sống
từ Thái Lan để giết mổ làm
thực phẩm, nguồn cung thịt
heo tăng lên.
Theo thông tin từ Cục Thú
y thuộc Bộ NN&PTNT, kể từ
ngày 12-6 đến nay đã có 40
lượt công ty đăng ký kiểmdịch
nhập khẩu với hơn 5 triệu con
heo sống từThái Lan vàoViệt
Nam. Trong đó đã có 18 công
ty nhập khẩu được 97.338 con
heo sống vàoViệt Namđể giết
mổ làm thực phẩm.
Giá heo trong nước
hạ nhiệt, giá heo
Thái Lan tăng lên
khiến nhiều doanh
nghiệp phải ngừng
nhập khẩu heo vì sợ
lỗ vốn.
Nhiều siêu thị giảm giá thịt heo
Để chia sẻ áp lực chi tiêu với người tiêu dùng, trong suốt
tháng 8, hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food
trên cả nước đồng loạt giảmgiá các nhu yếu phẩm thiết yếu.
Đáng chú ý, trong đợt giảm giá lần thứ nhất từ nay đến ngày
19-8, các siêu thị giảm giá cho bốn nhóm hàng chính gồm
thịt, cá, dầu ăn, mì gói và các loại gia vị.
Đặc biệt vào ba ngày cuối tuần trong suốt tháng 8, mặt
hàng thịt heo và thịt bò được giảmgiá liên tục 10%-20%gồm
sườn non, ba rọi, cốt lết, nạc dăm; nạc đùi, đùi bít tết bò Úc…
Nhóm cá có cá lóc đen làm sạch, cá lóc tẩm ướp sẵn, cá bóp,
cá điêu hồng…đều giảmgiá 15%. Song song đó, các loại rau,
củ, quả giảm giá trung bình 20%.
Tập đoàn Central Retail Việt Nam cũng cho hay từ nay đến
hết ngày 31-8, hệ thống siêu thị GO! Big C trên toàn quốc bán
thịt heo không lợi nhuận (không gồm sản phẩm Meat Deli
đang bán ở Big C). Ví dụ tại Big C Nguyễn Thị Thập (quận 7,
TP.HCM), giá thịt nạc dămgiảm còn 164.500 đồng/kg, thịt ba
rọi 179.000 đồng/kg, thịt nạc xay 152.000 đồng/kg.
T.UYÊN
Giá thịt heo bắt đầu giảmnhiệt do nguồn cung tăng. Ảnh: TÚ UYÊN
Bên cạnh đó, nguồn thịt heo
đông lạnh do 130 công ty nhập
từCanada,Đức,BaLan,Brazil,
Mỹ,TâyBanNha vàNga cũng
tăng 223%so với cùng kỳ năm
ngoái. Cụ thể, trong bảy tháng
đầu năm nay, các đơn vị này
đã nhập hơn 93.000 tấn thịt
heo các loại.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn Văn
Trọng, Phó Cục trưởng Cục
Chăn nuôi, đánh giá: “Nguồn
cung thịt heo về cơ bản đã tạm
ổn, nhờ vậy giá heo gần đây
tương đối ổn định và có chiều
hướng giảm. Báo cáo của các
sởNN&PTNTđịaphươngcho
thấy đã tái đàn được khoảng
80%so với tổng đàn thời điểm
trước dịch. Dựkiến từcuối quý
này sang đầu quý sau, nguồn
cung thịt heo, nhất là sản phẩm
heo tái đàn sẽ đáp ứng được
cơ bản nhu cầu thịt heo trên
thị trường”.
Ngừng nhập khẩu
heo sống
Tham gia nhập khẩu heo
sống từ tháng 5-2020 đến nay,
Công ty TNHH Dinh dưỡng
quốc tế Việt Đức (Hà Nội) đã
nhập khẩu 6.000-7.000 con
heo sống về giết mổ lấy thịt.
Trọng lượng heo vào khoảng
90-95 kg mỗi con. Sau khi
nhập về, heo được nuôi thêm
20-25 ngày, trọng lượng tăng
thêm vài chục ký mới đem
đi giết mổ, đồng thời để sức
khỏe heo hồi lại, đảm bảo
chất lượng thịt.
Tuy nhiên, khoảng một
tuần trở lại đây, việc nhập
khẩu heo sống rất khó khăn
vì giá heo hơi ở Việt Nam
đang giảm mạnh, trong khi
đó giá heo sống bên Thái
Lan vẫn trên đà tăng lên.
Cụ thể, hiện giá heo hơi bên
Thái Lan đang vào khoảng
63.000-64.000 đồng/kg. Khi
vận chuyển vềViệt Nam, tính
tổng hết chi phí vận chuyển,
kiểm dịch, thú y..., giá heo sẽ
vào khoảng 80.000-81.000
đồng/kg heo hơi.
“Với mức giá như vậy thì
không còn lợi nhuận nữa,
chúng tôi không thể làm nổi.
Tôi thấy hầu hết các công
ty nhập khẩu heo sống của
Việt Nam đang phải dừng
lại. Từ cách đây một tuần,
công ty tôi cũng phải dừng
nhập khẩu heo sống về giết
mổ trong nước, chỉ còn
nhập số lượng ít heo con,
heo nái” - ông Phạm Trần
Sum, Công ty Dinh dưỡng
quốc tế Việt Đức, cho biết.
Lãnh đạo công ty này cho
biết thêm, đối tác bên Thái
Lan vừa thông báo tại nước
này đang phát sinh dịch lở
mồm long móng trên heo.
“Chính vì thế chúng tôi rất
lo ngại, vừa nhập vừa nghe
ngóng chứ không dám nhập
nhiều, ồ ạt như trước nữa”
- ông Sum cho hay.
Nhiều đơn vị khác cũng
cho biết tương tự. Ông
Nguyễn Văn Thành, Giám
đốc Công ty TNHH Thành
Đô Nghệ An, thông tin đã
nhập khoảng 8.000 con heo
sống về giết mổ, bổ sung
vào nguồn cung trong nước.
Trước đây giá heo hơi Thái
Lan về đến cửa khẩu Việt
Nam bao gồm tất cả chi phí
vào khoảng 72.000 đồng/kg,
trong khi giá heo trong nước
ở mức cao với 90.000 đồng/
kg. Nghĩa là thời điểm đó,
giá heo hơi Việt Nam cao
hơn Thái Lan gần 20.000
đồng mỗi kg.
Nhưng hơn một tuần trở
lại đây, giá heo hơi Thái
Lan tăng dần, trong khi đó
giá heo hơi trong nước lại
giảm xuống khiến mức giá
nhập về bằng giá heo hơi
trên thị trường nên công
ty không có lãi, thậm chí
còn lỗ. “Công ty nào cũng
lỗ nên đều dừng lại, không
ai dám nhập khẩu heo sống
nữa” - ông Thành cho biết.•
Ngày hôm qua, 14-8, thị trường vàng trong nước vẫn
tiếp tục chứng kiến sự biến động liên tục theo kiểu “tàu
lượn siêu tốc”. Vào buổi sáng, có thời điểm mức chênh
lệch giữa giá mua và giá bán vàng miếng SJC lên tới 4
triệu đồng/lượng. Nhưng đến cuối giờ chiều cùng ngày,
khoảng cách giữa hai chiều mua, bán rút ngắn còn khoảng
2 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, tính đến cuối giờ chiều qua, giá vàng miếng tại
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giao dịch ở mức
54,63-56,69 triệu đồng/lượng. Như vậy, so với giá đóng
cửa trước đó một ngày, vàng miếng SJC tăng 1,45 triệu
đồng/lượng ở chiều mua và tăng gần 900.000 đồng/lượng
ở chiều bán ra. Tuy nhiên, nếu so với đầu giờ sáng cùng
ngày thì vàng miếng SJC đã giảm tới hơn 1 triệu đồng/
lượng ở chiều bán.
Tương tự, giá vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc đá
quý DOJI hiện ở mức 54,8-56,3 triệu đồng/lượng (mua -
bán), tăng 1,1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều so với giá
chốt phiên chiều qua.
Đáng chú ý, trong khi nhiều doanh nghiệp lớn vẫn ghim
giá vàng miếng ở chiều mua vào quanh ngưỡng 54,5 triệu
đồng/lượng thì tại Công ty Vàng bạc đá quý PNJ, giá mua
vào đối với vàng miếng được đẩy lên tới trên 55 triệu
đồng/lượng.
Việc giá vàng trong nước vẫn tiếp tục trồi sụt thất
thường khiến nhiều nhà đầu tư không dám mạo hiểm với
cơn sóng giá vàng, mà tạm thời đứng ngoài thị trường để
nghe ngóng tình hình.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay dao động
quanh mức 1.946 USD/ounce, giảm khoảng 15 USD/
ounce so với giá cao nhất trước đó một ngày. Quy đổi
theo tỉ giá tại các ngân hàng, giá vàng thế giới hiện tương
đương khoảng 54,6 triệu đồng/lượng.
Giới phân tích nhận định giá vàng biến động mạnh cho
thấy yếu tố đầu cơ đang tác động mạnh đến thị trường. Dự
báo giá kim loại quý sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời
gian tới.
THÙY LINH
Giá vàng biến động liên tục trong những ngày gần đây.
Ảnh: T.LINH
Giávàng lại biếnđộng thất thường
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook