185-2020 - page 9

9
Giao thông tĩnh, xây dựng công trình
thuộc Bộ GTVT
Ngày 12-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp
Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7-2020, trong
đó có bàn về hai dự luật trên.
Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, Thủ tướng nêu rõ không
để chồng chéo, nội dung nào thuộc giao thông tĩnh, xây dựng
công trình thì thuộc Bộ GTVT, nội dung liên quan an ninh trật
tự, an toàn xã hội thì giao cho Bộ Công an. “Về quản lý hệ
thống báo hiệu GTĐB, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác, tổ chức thực thi, nên
thuộc phạmvi điều chỉnh của Luật GTĐB (sửa đổi) là hợp lý, trừ
hiệu lệnh của người điều khiển giao thông…”- Thủ tướng nói.
Bộ Công an muốn thay Bộ GTVT
quy định về báo hiệu đường bộ
Hiện Bộ GTVT đang đảmnhận nhiệmvụ quy định nội dung hệ thống báo hiệu đường bộ,
tuy nhiên Bộ Công anmuốn đảmnhận vai trò này.
VIẾT LONG
D
ự thảo Luật Giao thông
đường bộ (GTĐB) sửa
đổi do Bộ GTVT soạn
và dự thảo Luật Bảo đảm trật
tự, an toàn (TTAT) GTĐB do
Bộ Công an soạn vừa được
trình Chính phủ. Tuy nhiên,
hai dự thảo luật có sự chồng
lấn khi hai bộ đều muốn được
quy định nội dung hệ thống
báo hiệu đường bộ (BHĐB).
Bộ Công an
muốn quản
Theo đó, Bộ Công an đưa
ra hai phương án xác định cơ
quan ban hành quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia hệ thốngBHĐB.
Cụ thể, phương án 1, Bộ Công
an sẽ đảm nhận nhiệm vụ ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia hệ thống BHĐB, quy định
này sẽ nằmtrongLuật Bảo đảm
TTATGTĐB. Phương án2 giao
Bộ GTVT ban hành quy định
này và được quy định trong
Luật GTĐB.
Trong hai phương án trên, Bộ
Công an đề xuất phương án 1.
“Bởi hệ thống thông tin tín hiệu
an toàn là sự cụ thể hóa các quy
tắc giao thông, liên quan chặt
chẽ đến TTATGT” - Bộ Công
an lý giải.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ
GTVT Nguyễn Văn Thể cho
rằng hệ thống BHĐB bao gồm
năm nhóm. Trong đó, ngoài
hiệu lệnh của người điều khiển
giao thông thì các BHĐB còn
lại bao gồm: Tín hiệu đèn
giao thông, biển BHĐB, đinh
phản quang, tiêu phản quang,
dải phân cách... Tất cả hạng
mục trên đều thuộc công trình
14 thành viên Chính
phủ đồng ý Luật
GTĐB sẽ quy định hệ
thống BHĐB và do
Bộ GTVT quản lý.
Hệ thống báo hiệu đường bộ ngoài biển báo còn nhiều báo hiệu khác. Ảnh: V.LONG
đường bộ và tài sản kết cấu hạ
tầng GTĐB.
Cạnh đó, hiện nay các chỉ
tiêu kỹ thuật của BHĐB ngoài
việc được cụ thể hóa trong
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về BHĐB do Bộ GTVT ban
hành còn phải đồng bộ, thống
nhất với các chỉ tiêu kỹ thuật
khác của công trình đường
bộ, đồng thời được quy định
trong các tiêu chuẩn, quy
chuẩn chuyên ngành công
trình GTĐB.
Ngoài ra, việc sản xuất, lắp
đặt BHĐB cũng phải phù hợp
và tuân thủ theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về BHĐB và
các tiêu chuẩn thiết kế đường
bộ. “Do đó, để bảo đảm tính
đồng bộ, thống nhất trong
công tác quy hoạch, đầu tư,
xây dựng, quản lý, khai thác
tài sản kết cấu hạ tầng giao
thông, phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành và
tạo thuận lợi trong quá trình
triển khai thực hiện thì nội
dung trên cần được quy định
trong Luật GTĐB…” - ông
Thể nêu kiến nghị.
Bộ Tư pháp đề nghị
cân nhắc
Thẩm tra nội dung trên, Bộ
Tư pháp cho rằng hệ thống
BHĐB ngoài hiệu lệnh của
người điều khiển giao thông
còn nhiều báo hiệu khác. Theo
đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng, Bộ Công an
cần xác định rõ tại dự án luật
này chỉ điều chỉnh các quy
định về hệ thống BHĐB dưới
góc độ là các biện pháp tổ
chức giao thông và bảo đảm
TTATGT.
Còn các quy định gắn với
việc sản xuất, tổ chức đặt, cắm
các biển BHĐB với tính chất
là các hạngmục của công trình
đường bộ và thuộc tài sản kết
cấu hạ tầng GTĐB thì không
quy định tại dự thảo Luật Bảo
đảm TTATGTĐB.
“Ngoài ra, việc sản xuất,
lắp đặt BHĐB cũng phải
phù hợp và tuân thủ theo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về BHĐB và các tiêu chuẩn
thiết kế đường. Do đó, đề
nghị cân nhắc quy định giao
Bộ Công an chịu trách nhiệm
ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật
quốc gia hệ thống BHĐB tại
dự thảo luật” - Bộ Tư pháp
nhấn mạnh.
Phản hồi quan điểm trên,
Bộ Công an cho rằng đơn
vị sẽ không thực hiện việc
sản xuất và lắp đặt hệ thống
biển BHĐB. “Tuy nhiên, đơn
vị sẽ đảm nhiệm vai trò quy
định nội dung, ý nghĩa của
hệ thống BHĐB, nhằm thông
báo, hướng dẫn cho người
tham gia giao thông…” - Bộ
Công an cho hay.
Đa số thành viên
Chính phủ không
tán thành
Trước ý kiến còn khác nhau,
VănphòngChínhphủ tiếnhành
phát phiếu lấy ý kiến các thành
viên Chính phủ. Đến ngày
11-8, có19/26 thànhviênChính
phủ cho ý kiến về vấn đề này.
Theo đó, có 14 thành viên
Chính phủ đồng ý Luật GTĐB
sẽ quy định hệ thống BHĐB
và do Bộ GTVT quản lý. Chỉ
có năm thành viên đồng ý
phương án quy định tại Luật
Bảo đảmTTATGTĐB và Luật
GTĐB chỉ quy định việc sản
xuất, tổ chức đặt, cắm các
biển báo hiệu.
Theo Văn phòng Chính
phủ, trong hệ thống báo hiệu
GTĐB, chỉ có “hiệu lệnh của
người điều khiển giao thông”
thuộc nội dung tổ chức chỉ huy,
điều khiển. Các loại báo hiệu
còn lại gắn liền với các hạng
mục của công trình đường bộ,
thuộc hệ thống tài sản kết cấu
hạ tầng GTĐB, được quản lý
thông qua các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia do Bộ GTVT
ban hành.
Vì vậy, Văn phòng Chính
phủ đề nghị quy định theo
hướng Luật GTĐB quy định
quy chuẩn, tiêu chuẩn và
quản lý các loại BHĐB gắn
với thiết kế, đầu tư, xây dựng
và quản lý, khai thác kết cấu
hạ tầng GTĐB (hệ thống báo
hiệu giao thông tĩnh). Nội
dung “hiệu lệnh của người
điều khiển giao thông” và
việc chỉ huy, điều khiển hệ
thống đèn tín hiệu đường bộ
(hệ thống báo hiệu giao thông
động) quy định tại Luật Bảo
đảm TTATGTĐB.
“Nội dung này có tính chất
giao thoa giữa chức năng,
nhiệm vụ của hai bộ, vì vậy
để bảo đảm tính thống nhất,
khả thi và hiệu quả, đề nghị
hai bộ phối hợp chặt chẽ trong
quá trình tổ chức triển khai
thực hiện các quy định của
hai luật này…” - Văn phòng
Chính phủ nêu quan điểm.•
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về việc
ban hành giá dịch vụ thoát nước ở TP.HCM giai đoạn 2020-
2024 sau khi lấy ý kiến các sở, ngành.
Theo Sở Xây dựng, việc triển khai thu giá dịch vụ thoát nước
và xử lý nước thải thay phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với
nước thải với mức tăng dự kiến là 5%/năm, lộ trình năm năm
(2020-2024).
Cụ thể, giá nước sinh hoạt bình quân năm 2020 là 9.590 đồng/
m
3
, khi tăng giá dịch vụ thoát nước lên 15% tức là sẽ tăng 1.439
đồng/m
3
. Như vậy, đến năm 2024, giá nước sẽ là 12.104 đồng/
m
3
thì mức giá dịch vụ thoát nước sẽ tăng 35% là 4.237 đồng/
m
3
. Trên cơ sở tham khảo một số địa phương và ý kiến thẩm
định của Sở Tài chính, Sở Xây dựng đã dự thảo quyết định ban
hành giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP giai đoạn 2020-
2024 với các nội dung chính như sau: Quyết định ban hành giá
dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2024. Dự
thảo áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung
là hộ thoát nước, có hoạt động xả nước thải vào hệ thống thoát
nước trên địa bàn TP và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan). Hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì
không phải trả phí BVMT theo quy định hiện hành.
Theo đó, nếu đề xuất này được chấp thuận, giá tiền nước sạch
và dịch vụ thoát nước bình quân mà người dân phải trả cho mỗi
m
3
 trong năm 2020 là 11.029 đồng; năm 2021 là 12.198 đồng và
năm 2024 là 16.344 đồng (chưa tính 10% thuế giá trị gia tăng).
Về phương thức thu, đối với các hộ thoát nước sử dụng nước
sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của Tổng Công ty Cấp nước
Sài Gòn TNHHMTV thì căn cứ vào hóa đơn tiền nước.
Đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ
thống cấp nước tập trung thì tiếp tục thu phí BVMT theo quy
định. Sở TN&MT phối hợp với các đơn vị có liên quan xây
dựng phương án thu tiền dịch vụ cho các đối tượng này.
Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước thải được để lại 1% trên tổng
số thu thực tế để chi trả chi phí dịch vụ đi thu; thực hiện các
nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác (nếu có), phần còn lại
nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho các mục đích đầu
tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước và các chi phí hợp lệ
khác theo quy định hiện hành.
Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch
đô thị, trong tiền nước vốn đã có phí BVMT, với việc đề xuất
thu phí dịch vụ thoát nước là 15% trong năm 2020 nghĩa là TP
đang tăng phí BVMT. Việc TPmuốn thu thêm phí dịch vụ thoát
nước để tăng nguồn ngân sách, đầu tư cũng là hợp lý, song cần
có cơ sở pháp lý để thuyết phục người dân. Theo ông Sơn, ở
Mỹ, những đơn vị xả thải có chất ô nhiễm cao như nhà hàng,
gara, đơn vị kinh doanh sẽ trả phí BVMT cao hơn so với hộ gia
đình. ỞViệt Nam hiện chưa có sự rõ ràng giữa phí BVMT và
nước thải. “TP không thể thu phí dịch vụ của hộ gia đình và đơn
vị kinh doanh như nhau, cần xây dựng phí dịch vụ thoát nước
cho từng đối tượng khác nhau” - ông Sơn nói.
ĐÀOTRANG
TP.HCM:Mức giádịchvụ thoát nước sẽ tăng35%
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook