185-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy15-8-2020
Cho chuyển mục đích 132 thửa đất trái pháp luật
Theo cáo trạng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được Nhà nước giao trong lĩnh vực
quản lý đất đai trên địa bàn TP Phan Thiết, từ tháng 2-2016 đến tháng 12-2018,
nhóm bốn bị cáo của Phòng TN&MT đã lập hồ sơ, tham mưu cho phép chuyển
mục đích đất trái pháp luật.
Hai ông Điệp và Khôi là chủ tịch, phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết đã ký quyết
định cho phép chuyển mục đích trái với kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được
UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Các bị cáo đã cố tình cho chuyển mục đích trái
pháp luật 132 thửa đất với tổng diện tích hơn 170.000 m
2,
làm phá vỡ quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của TP Phan Thiết.
Hành vi của các bị cáo là nguy hiểmcho xã hội, xâmhại trực tiếp đến trật tự quản
lý đất đai, đô thị trên địa bàn TP Phan Thiết. Đặc biệt, nó đã làm phá vỡ quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh BìnhThuận phê duyệt, xâmhại hoạt động
đúng đắn của các cơ quan nhà nước, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước và lòng
tin của nhân dân đối với công tác quản lý đất đai, đô thị tại địa phương.
VKS: Cựu phó chủ tịch
Phan Thiết quanh co,
chối tội
Trái với thuộc cấp, cựu chủ tịchUBNDTP PhanThiết (BìnhThuận)
được cho là thành thật khai báo nên được VKS đề nghị tòa cho hưởng
án treo.
PHƯƠNGNAM
N
gày 14-8, ngày xét xử thứ tư vụ án
vi phạm các quy định về quản lý
đất đai xảy ra tại TP Phan Thiết,
đại diện VKSND tỉnh Bình Thuận đã
phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị
mức án đối với sáu bị cáo.
Sáubị cáo cùng bị truy tốvề tội danh nói
trên gồm Đỗ Ngọc Điệp và Trần Hoàng
Khôi (cựu chủ tịch và phó chủ tịchUBND
TP Phan Thiết), Phạm Thanh Thái (cựu
trưởng Phòng TN&MT), Lê Hồ Khải
(nhân viên Phòng TN&MT), Lê Hoàng
Anh Tân và Nguyễn Trí (chuyên viên
Phòng TN&MT TP Phan Thiết).
Các bị cáo đã “phá vỡ
quy hoạch đô thị”
Theo đại diện VKS, hành vi của các bị
cáo là cố ý vi phạm các quy định về quản
lý đất đai theo Điều 229 BLHS, làm cho
hình thành các khu dân cư tự phát, phá
vỡ quy hoạch đô thị, đồng thời xâmphạm
đến các hoạt động đúng đắn của các cơ
quan quản lý nhà nước.
Với các tình tiết như thành thật khai báo
tại tòa, bản thân và gia đình có nhiều đóng
góp cho Nhà nước, bị cáo Đỗ Ngọc Điệp
(cựu chủ tịchUBNDTPPhanThiết) được
đại diệnVKSđềnghịHĐXXtuyênphạt từ
24đến30thángtùnhưngchohưởngántreo.
Đối với bị cáo Trần Hoàng Khôi (cựu
phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết),
công tố viên đề nghị tòa phạt 5-6 năm
tù. Theo đại diện VKS, suốt bốn ngày
tại phiên tòa, bị cáo Khôi luôn quanh co,
không nhận tội, không thành khẩn khai
báo. Thậm chí bị cáo này còn cho rằng
mình bị oan và truy tố chưa đúng tội.
Đối với bị cáo Phạm Thanh Thái, cựu
trưởng Phòng TN&MT TP Phan Thiết,
VKS đề nghị mức án 4-5 năm tù. Mặc
dùThái thừa nhận các sai phạmcủamình
và thành thật khai báo nhưng VKS cho
rằng hành vi của bị cáo này phải bị xử lý
nghiêm. Bị cáoThái đã thammưu cho chủ
tịch và phó chủ tịchUBNDTPPhanThiết
ký 139 hồ sơ cho chuyển đổi mục đích
sử dụng từ đất trồng cây lâu năm lên đất
ở đô thị là cố ý, Thái thừa biết đó là sai.
Bị cáo Nguyễn Trí (cựu chuyên viên
PhòngTN&MT) đượcVKS đề nghị 9-12
tháng tù nhưng cho hưởng án treo. VKS
cho rằng bị cáo này có trình độ chuyên
ngành đất đai, dù biết sai nhưng vẫn áp
dụng Luật Đất đai 2003 để thammưu 13
hồ sơ trong giai đoạn 2016-2018 cho lãnh
đạo Phòng TN&MT để trình ký.
Đối với bị cáo Lê HoàngAnhTân (cựu
chuyên viên Phòng TN&MT), VKS đề
nghị mức án 3-4 năm tù. Theo VKS, bị
cáo này có vai trò chính trong việc tham
mưu, bị cáo biết rõ việc trình cho chuyển
Cho rằng bị cáo Khôi khai
báo quanh co, chối tội, đại
diện VKS đề nghị HĐXX
cần phải xử nghiêmkhắc.
Các bị cáo đang nghe đại diện VKS luận tội và đề nghị mức án. Ảnh: BPN
ĐàNẵng:Quyết liệt
phạt người rangoài
không cần thiết
Sở Tư pháp TPĐà Nẵng ra văn bản hướng
dẫn xử phạt những trường hợp ra ngoài
không cần thiết để phòng, chống COVID-19
hiệu quả.
Ngày 14-8, ông Huỳnh Bá Hảo, Phó Giám đốc Sở
Tư pháp TP Đà Nẵng, đã gửi văn bản hướng dẫn cho
các quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng về việc
hướng dẫn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính đối
với người ra đường không cần thiết.
Căn cứ vào các văn bản pháp lý, Sở Tư pháp thống
nhất các trường hợp thực sự cần thiết đi ra ngoài
bao gồm: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm
và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp
khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai,
hỏa hoạn... và làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà
nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại
các cơ sở.
Ngoài những mục đích trên, những hành vi khác
là đi ra ngoài trong trường hợp không cần thiết trong
thời gian áp dụng giãn cách xã hội, ví dụ như đi tập
thể dục, thăm bạn bè…
Theo đó, hành vi đi ra ngoài trong trường hợp
không cần thiết trong thời gian áp dụng giãn cách
xã hội có thể được xem xét, áp dụng xử phạt vi
phạm hành chính theo hai trường hợp như sau: Thứ
nhất, áp dụng điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số
176/2013: Cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000
đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo
vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và
người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của
cơ quan y tế.
Thứ hai, áp dụng điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị
định số 176/2013: Phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với
hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện
pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ
hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Áp dụng văn bản hướng dẫn trên, cùng ngày, ông
Cao Đình Hải, Chủ tịch UBND phường Nại Hiên
Đông, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng), đã chỉ đạo nhiều
tổ phòng, chống dịch COVID-19 lưu động của
phường đồng loạt ra quân xử phạt người đi tập thể
dục. Trong ngày ra quân, phường đã ra quyết định xử
phạt 10 trường hợp đi tập thể dục, trong đó có bảy
người đi xe đạp, ba trường hợp đi bộ.
“Hiện trên phường đã có 12 bệnh nhân nhiễm
COVID-19, nhiều khu vực đã phong tỏa, việc người
dân ra đường tập thể dục rất nguy hiểm. Văn bản
hướng dẫn của Sở Tư pháp rất kịp thời để có cơ sở
áp dụng nhằm răn đe đối với những trường hợp ra
đường không cần thiết nhằm chống dịch hiệu quả” -
ông Hải nói.
Theo thống kê, từ lúc TP Đà Nẵng áp dụng Chỉ thị
16 của Thủ tướng vào ngày 28-7, các đơn vị chức
năng đã nhắc nhở hơn 5.000 trường hợp tụ tập đông
người, đạp xe, đi bộ tập thể dục, tụ tập ăn uống trước
nhà, bán hàng dạo, bán hàng mang về... Qua đó, lực
lượng chức năng đã xử phạt gần 500 trường hợp, chủ
yếu là hành vi tập trung đông người, không đeo khẩu
trang, tụ tập sử dụng ma túy, đánh bạc… với tổng số
tiền hơn 500 triệu đồng.
HẢI HIẾU
Hàng loạt xe đạp của người vi phạmra ngoài không cần thiết
được đưa về phườngNại HiênĐông. Ảnh: HẢI HIẾU
từ “đất nhà vườn” sang đất ở là sai luật
nhưng vẫn cố tình xác nhận trong hồ sơ để
trìnhUBNDTPPhanThiết ra quyết định.
Cuối cùng, bị cáo Lê Hồ Khải (nhân
viên Phòng TN&MT TP Phan Thiết) bị
VKS đề nghị mức án từ bốn nămđến bốn
năm sáu tháng tù.
“Lúc ký không biết sai,
sau mới biết”
Sau khi công tố viên luận tội và đề nghị
mức án, các luật sư của các bị cáo đã phát
biểu quan điểm bào chữa. Luật sư của bị
cáo Khôi cho rằng hành vi của thân chủ
mình không vi phạmcác quy định về quản
lý đất đai như cáo trạng truy tố. Luật sư
này thừa nhận thân chủ có vi phạm pháp
luật nhưng là hành vi khác. “Hành vi bị
cáo Khôi không phải là đồng phạm với
các bị cáo còn lại. Bị cáo chỉ vì tin tưởng
cơ quan thammưu, mất cảnh giác, không
hề tư lợi…” - luật sư này nói.
Được biết, trong ngày xét xử thứ ba,
ở phần xét hỏi, bị cáo Trần Hoàng Khôi
liên tục khẳng định mình bị truy tố oan.
Bị cáo cho rằng các quyết định mình ký
chỉ là ký hồ sơ hành chính thông thường.
Các hồ sơ này đã thông qua văn phòng
UBND xem xét, thẩm định trước và tin
tưởng nên ký, nên không thể đổ hết trách
nhiệm cho bị cáo được.
Đại diệnVKS truy về việc ký 100 quyết
định sai, bị cáo Khôi vẫn cho rằng “lúc
ký bị cáo không sai, chỉ sau này mới biết
sai”. Cho rằng bị cáoKhôi khai báo quanh
co, chối tội, đại diệnVKS đề nghị HĐXX
cần phải xử lý bị cáo này nghiêm khắc,
không được hưởng các tình tiết giảmnhẹ.
Hômnay (15-8), tòa tạmnghỉ. ThứHai
(17-8), tòa tiếp tục phiên xử.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook