215-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy19-9-2020
Đại diện bốn hãng vận tải, chiếm 90% thị phần
hàng hóa container tuyến thủy nội địa giữa Việt Nam
- Campuchia từ cảng khu vực TP.HCM và Cái Mép
đi Phnom Penh và ngược lại đã gửi công văn khẩn lên
Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải
quan… đề nghị tháo gỡ vướng mắc đối với hàng quá
cảnh.
Các hãng vận tải này cho biết từ đầu tháng 8 đến
nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực
1 đã yêu cầu doanh nghiệp (DN) xuất trình hàng hóa
để kiểm tra niêm phong vận chuyển.
Theo đó, DN phải hạ các container xếp tầng trong
bãi xuống mặt đất khi làm thủ tục khai báo tờ khai
vận chuyển độc lập cho các container từ nước ngoài
đi Phnom Penh quá cảnh qua Việt Nam. Như vậy sẽ
khiến DN phát sinh chi phí lớn, trong khi điều kiện
tại bến bãi không đáp ứng được khiến số lượng lớn
container bị ách tắc.
Trước những vướng mắc của một số DN về việc
thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh, Cục
Hải quan TP.HCM vừa tổ chức đối thoại với các bên
liên quan để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Cục
Hải quan TP.HCM khẳng định trong thời gian qua,
các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng hình thức quá cảnh
để vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng phải có giấy
phép, tự ý tiêu thụ hàng quá cảnh tại thị trường Việt
Nam, cắt seal đánh tráo hàng hóa quá cảnh, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế đất nước.
Chính vì vậy, ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó Cục
trưởng Cục Hải quan TP.HCM, cho biết việc Chi cục
Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn thực hiện thủ tục hải
quan đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian qua
là đúng quy định. Tuy nhiên, ông Nghiệp cũng chỉ ra
chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các DN
kinh doanh dịch vụ quá cảnh với DN kinh doanh cảng
và cơ quan hải quan nên đã xảy ra tình trạng ùn ứ hàng
hóa như DN phản ánh.
“Cục đề nghị các DN kinh doanh dịch vụ hàng hóa
quá cảnh phối hợp với DN kinh doanh cảng, cơ quan
hải quan thực hiện đúng quy định pháp luật về thủ tục
hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, khai báo hải quan
và làm thủ tục các container tồn và tập hợp các vướng
mắc có liên quan đến thủ tục hàng quá cảnh kiến nghị
cấp có thẩm quyền xem xét” - đại diện Cục Hải quan
TP.HCM nhấn mạnh.
Cục Hải quan TP.HCM cũng cam kết sẽ tăng cường
bố trí nhân sự, giải quyết nhanh thủ tục cho các DN.
MINH LONG
Cấp tốc giải tỏahànghóađangách tắc tại cảng
QUANGHUY
N
hiều giải pháp giúp
doanh nghiệp (DN)
vượt qua đại dịch đã
được đưa ra tại buổi tọa đàm
“Báo chí - DN đồng hành
cùng đất nước hội nhập lần
thứ 1: Cơ hội và thách thức
đối với DN trong cuộc chiến
chống COVID-19”, do Hội
Nhà báo Việt Nam tổ chức
chiều 18-9 tại TP.HCM.
Cơ hội giữa mùa dịch
Bà Cao Thị Ngọc Dung,
Chủ tịch HĐQT Công ty CP
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận
(PNJ), cho biết công ty vẫn
tăng trưởng tốt trong hai quý
đầu năm 2020 và dự kiến cả
năm vẫn tăng trưởng dương.
“Nữhoàng” ngành trang sức
cho rằng thời cơ trong khủng
hoảng do dịch COVID-19
chính là nhận ra được những
thế mạnh, điểm yếu của DN
mình. Theo bà Dung, cú sốc
dịch diễn ra vào tháng 3-2020
đã làm cho nhiều kế hoạch
kinh doanh triển khai của
DN bị sụp đổ. Nhưng không
bỏ cuộc, phát huy tính thích
ứng và linh hoạt của DNViệt
Nam, DN nhìn lại thế mạnh
của mình,
“Cắt giảm chi phí, cơ cấu
lại hàng tồn kho, đẩy mạnh
kênhbánhàngonline, tập trung
Báochí đồnghànhvới doanhnghiệp
vượt dịchCOVID-19
Tinh thần lạc quan, năng động ứng phómọi khó khăn là những điểmmạnh của doanh nghiệp Việt Nam
cần phát huy.
Dù khó khăn nhưng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt vẫn có nhiều tín hiệu khởi sắc.
Ảnh: QUANGHUY
Gói đầu tiên về tín
dụng, tài khóa là để
DN thở, sắp tới cần
gói thứ hai là phao
cứu trợ để DN có sức
phát triển phục hồi
sau dịch.
Doanh nghiệp cần coi báo chí là
đối tác
Chia sẻ tại tọa đàm, nhà báoMai Ngọc Phước,Tổngbiên tập
báo
Pháp Luật TP.HCM
, đánh giá báo chí đã đồng hành cùng
DN trong thời gian qua và cùng đồng cam cộng khổ với DN.
Báo chí là cầu nối giữa DN và Nhà nước, báo chí phản ánh
những chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với nền
kinh tế, cộng đồng DN. Ngược lại, báo chí cũng lắng nghe,
chia sẻ khó khăn với DN trong việc thực thi các chính sách,
chủ trương đó để cơ quan nhà nước tiếp nhận và có những
điều chỉnh phù hợp.
“Các cơquanbáo chí cần thông tin chính xác, trung thực, đa
chiều, kịp thời để tránhDNbị thiệt hại. Báo chí cũng không để
DN bất chính lộng hành, đưa ra ánh sáng những DN vi phạm
quy định của pháp luật. Ngược lại, DN cũng cần coi báo chí là
đối tác để cùng trao đổi, chia sẻ thông tin” - ông Phước nói.
R&D (nghiên cứu và phát
triển) những sản phẩm chất
lượng có giá trị gia tăng cao
để tung ra sau khi dịch được
kiểm soát. Và khi dịch xảy ra
thì DN quan tâm hàng đầu là
bảo vệ người lao động, đảm
bảo họ có việc làm, chuyển
sang làm việc online trong
thời kỳ giãn cách xã hội” - bà
Dung chia sẻ.
TS Trần Du Lịch, chuyên
gia kinh tế, đánh giá đợt thứ
hai của dịch COVID-19 tác
động đến nền kinh tế thực
sự nghiêm trọng, tuy nhiên
nền kinh tế nước ta vẫn tăng
trưởng. Đơn cử xuất khẩu vẫn
tăng, trong tám tháng đầu năm
Việt Nam xuất siêu gần 12 tỉ
USD. Giải pháp thúc đẩy đầu
tư công đã bắt đầu phát huy
tác dụng...
Tuy nhiên, ngành đang
gặp rất nhiều khó khăn là du
lịch, hàng không, nhà hàng,
khách sạn…Vì vậy, theo TS
Trần Du Lịch gói đầu tiên về
tín dụng, tài khóa là để DN
thở, sắp tới cần gói thứ hai là
phao cứu trợ để DN có sức
phát triển phục hồi sau dịch.
Bên cạnh đó, DN phải tái cơ
cấu, khai thác thị trường từ
các hiệp định thương mại tự
do mà Việt Nam ký kết tham
gia. “Tinh thần lạc quan, năng
động ứng phó mọi khó khăn
đó là những điểm mạnh của
DN Việt Nam cần phát huy”
- ông Lịch chia sẻ.
Hợp tác với báo chí
Đại diện hãng hàng không
VietnamAirlines cho biết do
ảnh hưởng của dịch, hãng dự
kiến sẽ lỗ tới 15.000 tỉ đồng
trong năm nay. Có ngày chỉ
bay được ba chuyến, 90%
máy bay nằm ở đất, không
cất cánh
Tuy nhiên, đại diện hãng
này vẫn lạc quan cho rằng
sẽ vượt qua những khó khăn
khi dịch được kiểm soát. Vì
trong thời gian qua ngành
hàng không cùng Chính phủ
và đặc biệt là báo chí đã đồng
hành. “Để có sự đồng thuận
đưa ra được các giải pháp tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc từ
Khó khăn nhiều bề, du lịch tiếp tục cầu cứu
Bộ VH-TT&DL vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các
giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) du lịch trước bối cảnh tác
động của đại dịch COVID-19.
Báo cáo nhận định hiện nay DN du lịch đang rất khó khăn. DN vận tải
du lịch gần như đóng cửa vì không có khách; 95% DN lữ hành dừng hoạt
động, trong đó 10% xin thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, chấm
dứt hoạt động. Trước tình hình trên, Bộ VH-TT&DL đề xuất Thủ tướng
điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá
điện sản xuất trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Xem xét cho giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5% trong năm
2020, 2021. Hiện nay, Chính phủ đã có nghị quyết giảm 30% thuế thu nhập
DN nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh phần lớn các DN nhỏ và vừa không
thể có lãi nên giảm thuế thu nhập DN hầu như không có tác dụng đối với
DN du lịch.
Với nhóm giải pháp hỗ trợ người lao động, Bộ VH-TT&DL đề nghị cho
phép kéo dài thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí và tử tuất. Lùi thời
điểm đóng phí công đoàn đối với các DN và các đối tượng bị ảnh hưởng
bởi dịch COVID-19 mà không tính lãi phạt chậm nộp nhưng vẫn được đóng
bảo hiểm y tế để người lao động vẫn được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, xem xét có chính sách lùi thời gian trả lãi suất vay ngân
hàng, áp dụng đến tháng 12-2021 vì hiện các DN du lịch không phát sinh
doanh thu nên không có khả năng trả lãi. Bởi các ngân hàng hiện nay mới
áp dụng việc giảm lãi suất cho vay 1%-2% hoặc giãn, lùi thời hạn trả nợ
cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và thuộc diện được tái cơ cấu,
chưa có chính sách lùi thời gian trả lãi suất cho vay.
TÚ UYÊN
những chỉ đạo kịp thời, thiết
thực của cơ quan nhà nước
là nhờ sự thông tin đầy đủ,
kịp thời của báo chí. Có ngày
tôi đọc thấy hàng trăm tờ báo
đăng thông tin về những khó
khăn của ngành hàng không,
du lịch…” - đại diện hãng
này nói.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ
tịch Hiệp hội DN TP.HCM,
đánh giá những cống hiến,
đóng góp của DN được báo
chí thông tin. Bên cạnh đó,
những khó khăn, vướng mắc
cũng được báo chí phản ánh
kịp thời. Để từ đó có những
chính sách hỗ trợ về tín dụng,
về tài khóa để tháo gỡ những
khó khăn, hỗ trợ DN gặp khó
khăn, thúc đẩy sự phát triển
nền kinh tế.•
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook