215-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy19-9-2020
THIÊNÂN
L
àn sóng biểu tình phản
đối kết quả bầu cử tổng
thống Belarus với chiến
thắng được công bố thuộc
về Tổng thống Alexander
Lukashenko đã bước sang
tuần thứ sáu và chưa có dấu
hiệu kết thúc.
Tuần này Nga có một loạt
động thái nhấn mạnh và củng
cố sự ủng hộ của mình với
ông Lukashenko. Ngày 14-9,
Tổng thống Nga Vladimir
Putin tiếp ông Lukashenko
với lời hứa sẽ cho chính phủ
ông này vay 1,5 tỉ USD để
giải quyết khủng hoảng. Ông
Putin cũng ủng hộ sáng kiến
của ông Lukashenko cải cách
hiến pháp Belarus - giải pháp
phe đối lập không ủng hộ.
Nga tuyên chiến với
Mỹ về Belarus
Nga cũng đã bắt đầu có
động thái tuyên chiến với
Mỹ về Belarus. Theo hãng tin
Reuters, ngày 16-9, Giámđốc
Cơ quan tình báo đối ngoại
Nga Sergei Naryshkin cáo
buộc Mỹ đã và đang tích cực
xúi giục biểu tình, bạo loạn
ở Belarus nhằm lật đổ Tổng
thống Lukashenko. Theo ông
Naryshkin,Mỹ đã tài trợ các tổ
chức và cá nhân chống chính
phủ của ông Lukashenko,
trong đó có cả nhân vật đối
lập SviatlanaTsikhanouskaya.
Theotrangtin
Belta
(Belarus),
trong cuộc điệnđàmvớiĐại sứ
Mỹ tại Moscow John Sullivan
ngày 17-9, Thứ trưởng Ngoại
giao Nga Andrei Rudenko
cảnh cáo nước này không
Ngày 18-9, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach
vẫn đang ở Đài Loan sau khi đến lãnh thổ này chiều 17-9.
Trong ngày, ông Krach có cuộc gặp với các lãnh đạo về
kinh tế và ngoại giao Đài Loan bàn công tác chuẩn bị tổ
chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại Mỹ - Đài mà
trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell thông báo cuối
tháng 8. Hôm nay (19-9), dự kiến ông Krach sẽ tham dự
lễ tưởng niệm cố lãnh đạo Đài Loan Lê Đăng Huy.
Đây là lần thứ hai một phái đoàn cấp cao Mỹ đến Đài
Loan chỉ trong hai tháng. Tháng 8, Bộ trưởng Y tế và
Dịch vụ dân sinh Mỹ Alex Azar thăm lãnh thổ này trong
bốn ngày.
Trước khi phái đoàn ông Krach đến Đài Loan, tại New
York (Mỹ), Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Kelly Craft
có buổi ăn trưa với đại diện Đài Loan tại LHQ - Giám đốc
Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc James K.J. Lee. Đây
là lần đầu tiên một quan chức hàng đầu Đài Loan gặp một
đại sứ Mỹ tại LHQ kể từ năm 1971, khi Trung Quốc (TQ)
thay ghế của Đài Loan tại LHQ. Bà Craft gọi đây là cuộc gặp
lịch sử và là một bước nữa trong chiến dịch tăng cường quan
hệ với Đài Loan của chính phủ Tổng thống Donald Trump.
Ngày 16-9, truyền thông đưa tin Mỹ có kế hoạch bán bảy
hệ thống vũ khí quan trọng sang Đài Loan.
Việc Mỹ và Đài Loan năng tiếp xúc cùng các diễn biến ấm
lên trong quan hệ hai bên dĩ nhiên không làm TQ ngồi yên,
đặc biệt các động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-
Trung đang xấu nguy hiểm.
Ngày 17-9, Bộ Ngoại giao TQ lên án chuyến thăm của
ông Krach và phái đoàn Mỹ đi ngược với chính sách một TQ
cũng như vi phạm ba tuyên bố chung Mỹ - Trung, đồng thời
cảnh cáo sẽ trả đũa.
Ngày 18-9, Bộ Quốc phòng TQ thông báo tổ chức tập trận
ở eo biển Đài Loan - một “hành động hợp pháp và cần thiết”
đáp trả sự ấm lên của quan hệ Mỹ - Đài. Đây là đợt tập trận
mới nhất trong một chuỗi đợt tập trận TQ tiến hành quanh
Đài Loan trong vài tuần qua. Trước khi ông Krach đến Đài
Loan một ngày, TQ cho hai máy bay chống ngầmY-8 bay
vào vùng nhận diện phòng không tây nam của Đài Loan, cơ
quan phòng vệ lãnh thổ này xác nhận.
Liệu Mỹ có đi xa hơn về vấn đề Đài Loan? Nhiều nhà
phân tích tin rằng Mỹ có đủ thận trọng trong các bước đi
tiếp theo với lãnh thổ này để không làm quan hệ với TQ xấu
thêm đến mức không thể kiểm soát được. Một trong những
dấu hiệu đó, theo các nhà phân tích là việc trợ lý Ngoại
trưởng Stilwell kiềm chế không nói đến khả năng Mỹ sẽ xúc
tiến thương lượng về một hiệp định thương mại song phương
với Đài Loan.
Một điểm khác, theo nhà phân tích quốc phòng cấp cao
Derek Grossman tại tổ chức phi lợi nhuận Rand Corp về
chính sách toàn cầu (trụ sở tại Mỹ), Mỹ có vẻ vẫn duy trì sự
thận trọng trong quan điểm của mình với Đài Loan. Nếu Mỹ
tuyên bố quan điểm chính thức công nhận Đài Loan độc lập
khỏi TQ thì đây sẽ là bước đi vượt giới hạn đỏ và nhất định
TQ sẽ có phản ứng quân sự mạnh.
Theo nhà phân tích Grossman, nếu Mỹ một ngày nào đó
đưa ngoại trưởng hay bộ trưởng quốc phòng sang Đài Bắc,
hay tìm kiếm liên minh quân sự chính thức với Đài Loan hay
đơn phương công nhận lãnh thổ này là một quốc gia độc lập
thì xung đột vũ trang có thể nổ ra giữa Mỹ và TQ, một hậu
quả Đài Loan không hề mong muốn.
ĐĂNG KHOA
Mỹ cóđủ thận trọngvề vấnđềĐài Loan
Ngoại trưởngNga Sergei Lavrov
(giữa)
đón tiếp Thứ trưởngNgoại giaoMỹ Stephen Biegun
(phải)
sang thămMoscow (Nga) ngày 25-8. Ảnh: REUTERS
Theo trang tin
Euronews
, ngày 17-9, EU thôngquamột nghị
quyết trừng phạt ông Lukashenko. Điểm lưu ý là nghị quyết
này không có giá trị ràng buộc.
EU đã tuyên bố về khả năng trừng phạt Belarus từ ba tuần
trước với cáobuộc nước này gian lậnbầu cử và lạmdụngnhân
quyền. Tuy nhiên, theo thông tin
Reuters
thu thập được ngày
17-9, kế hoạch trừng phạt Belarus của EU đã rơi vào bế tắc
vì không thể có đủ sự thống nhất trong khối, mà nước phản
đối là thành viên nhỏ nhất của EU - Cộng hòa Cyprus. Cộng
hòa Cyprus không đồng ý trừng phạt Belarus trừ khi EU trừng
phạt Thổ Nhĩ Kỳ liên quan căng thẳng ở đông Địa Trung Hải.
Cùng ngày 17-9, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua một
nghị quyết bác bỏ kết quả bầu cử tổng thống Belarus ngày
9-8 đã được thông báo chính thức với chiến thắng thuộc về
ông Lukashenko. Theo EP, ông Lukashenko không còn được
công nhận là tổng thống Belarus vì nhiệm kỳ của ông đã hết
hạn. EP cũng kêu gọi trừng phạt Minsk.
Phản ứng trước động thái này, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên
bố hy vọng“các đối tác của chúng tôi (ở EU) sẽ phản đối hành
động tùy tiện” này.
Nga đã tuyên chiến với Mỹ về Belarus nhưng có nhiều lý do cho thấy khả năngWashington sẽ không đáp lại.
Belarus: Nga đã ra tay, sao Mỹ
vẫn yên lặng?
chấp nhận việc bên ngoài
can thiệp vào chuyện nội bộ
của Belarus.
Theo chủ tịch tổ chức
nghiên cứu chính sách Valdai
DiscussionClub thânchínhphủ
Nga - ôngAndrei Bystritsky,
Mỹ đã thao túng tình hình ở
Minsk từ nhiều tháng trước.
Hiện Mỹ đang nỗ lực khai
thác diễn biến ở Belarus, đặc
biệt khai thác sự đối đầu giữa
chính quyền và phe đối lập để
phục vụ mục đích của mình.
Động tháimạnhnhất củaMỹ
về tìnhhìnhBelarus tới giờ theo
lời Thứ trưởngNgoại giaoMỹ
StephenBiegunnói với báochí
tuần trước là Mỹ sẽ phối hợp
với Liên minh châu Âu (EU)
trừng phạt Belarus nhằm tăng
áp lực lên ông Lukashenko và
thúcđẩybầucửmớiởnướcnày.
Trước đó, trong chuyến sang
Nga cuối tháng 8, ông Biegun
chỉ tuyên bốMỹ cùng với EU
chỉ tríchcuộcbầucử tổng thống
Belarus không công bằng và
đề nghị ông Lukashenko đối
thoại với phe đối lập.
Theo nhận định của ông
Bystritsky thì từ những gì ông
Biegun thể hiện trong chuyến
sangNgacó thể thấyMỹkhông
có quan điểmchắc chắn về các
diễn biến ở Belarus và chính
phủTổng thốngDonaldTrump
đã chọn sử dụng chiến thuật
trì hoãn.
Ý Mỹ thế nào?
Báo
Star-Revue
(Mỹ) nhận
định những gì đang diễn ra ở
Belarusphảnánhxungđột giữa
hai lực lượng, một thânNga và
mộtthânphươngTây.Theo
Star-
Revue
, các nhânvật được chúý
nhiều từ khủng hoảng Belarus
hiện tại lại không phải là ông
Lukashenko hay nhân vật đối
lập SviatlanaTsikhanouskaya,
màlàTổngthốngNgaVladimir
Putin, Thủ tướng ĐứcAngela
Merkel, Chủ tịch EC Ursula
Von Der Leyen nhưng không
thấy Tổng thống Mỹ Donald
Trump. Có thể thấy tới thời
điểmnày ôngTrump vẫn chưa
có động thái mạnh với vấn đề
Belarus.
Theo báo
Philadelphia
Inquirer
, có thể lý do để ông
Trump không có phản ứng
mạnh là vì các lý do địa chính
trị. Một thực tế là EU và Mỹ
đang có một sự ngầm hiểu
về vị trí dẫn đầu quyền lực ở
phươngTây.Vì EUquyết định
theo đuổi chiến lược địa chính
trị của riêngmình ởĐông Âu,
Mỹ dần thu bớt ảnh hưởng của
mìnhởkhuvựcnày.Dođó, bên
đang trực tiếp đối phó với Nga
về các vấn đề không chỉ của
Belarus mà cả Ukraine và các
nước vùng Baltic hiện là EU,
chứ không phải Mỹ.
Tuy nhiên, theo
Star-Revue
,
đây có thể không phải là lý do
lớn nhất giải thích tại sao ông
Trump không ra taymạnh với
khủng hoảng Belarus, chẳng
hạn với các biện pháp như
trừng phạt.
Dính vào một cuộc khủng
hoảng chưa biết hồi kết ởĐông
ÂukhôngcólợichoôngTrump
khi bầu cử tổng thốngMỹđang
đến gần. ÔngTrump càng phải
thận trọng hơn khi Belarus
lại là nước sát Nga và rủi ro
khủng hoảng biến thành chiến
tranh rất cao nếu có diễn biến
nghiêmtrọngxảy ra, chẳnghạn
như Nga đưa quân sang. Bên
cạnh đó, sự can thiệp của Mỹ
sẽ khiếnEUkhông hài lòng và
rồi sẽ dẫn đếnmột cuộc khủng
hoảng tầm cỡ quốc tế, làm tổn
hại đến tất cả mối quan hệ đối
ngoại mà Mỹ đã có ở bờ bên
kia Đại Tây Dương.
Có thể bên trong Belarus
cũng hiểu được điều này khi
cho đến thời điểmnày dù biểu
tình đã diễn ra gần một tháng
rưỡi vẫn không có nhân vật
Belarus nào lên tiếng đề nghị
Mỹ giúp đỡ như điều đã xảy
ra ở Hong Kong.
Có thể nói Mỹ đang đứng
trước chọn lựa khó. Nếu bỏ
qua yếu tố Belarus gần Nga
về địa lý thì việcMỹ can thiệp
mạnh vào Minsk sẽ làm mất
lòng các đồngminh nhưng nếu
không làmgì cả thì sẽkhiếnMỹ
mất uy thế trên trường chính
trị quốc tế.
Vì thế, bài toán khó với Mỹ
lúc này là phải thể hiện sao cho
các nước thấy Mỹ vẫn là một
lãnh đạo toàn cầu nhưng vẫn
tránh được các cuộc khủng
hoảng có thể dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng.•
Bài toán khó với
Mỹ lúc này là phải
thể hiện sao cho các
nước thấy Mỹ vẫn
là một lãnh đạo
toàn cầu nhưng vẫn
tránh được các cuộc
khủng hoảng có thể
dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook