215-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy19-9-2020
Kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ
Xét thấy tình hình hiện nay và các quy định trong văn bản pháp luật
thì các quy định chưa đủ điều kiện để triển khai lắp camera trên diện
rộng. Do đó, hiệp hội kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ lùi thời gian
áp dụng ít nhất hai năm.
Trong thời gian này, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu để
giải quyết các vấn đề còn tồn tại như cơ sở pháp lý ghi hình đối với hành
khách, tài xế, điều chỉnh các quy định phù hợp với Thông tư 12/2020.
Đồng thời, Nhà nước cần sớm ban hành quy chuẩn về camera và
hoàn thiện hệ thống hạ tầng tiếp nhận dữ liệu, phần cứng, phần mềm
để đủ khả năng phân tích và nhận diện dữ liệu nào chứa đựng vi phạm.
Chúng tôi cũng kiến nghị Bộ GTVT đề nghị Cục Đăng kiểm nghiên
cứu tiêu chuẩn hệ thống điện trên xe để đảm bảo an toàn khi lắp đặt
thêm hệ thống camera.
Đặc biệt, cần có dự án thí điểm loại thiết bị, dẫn dữ liệu để phân
tích, đánh giá vấn đề này, trên cơ sở đó điều chỉnh và có tổng kết để
áp dụng trên diện rộng.
Ông
NGUYỄNVĂN QUYỀN
, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
Cần Thơ: Khởi công
xây dựng cầu hơn 790 tỉ
nối 2 quận
Ngày 18-9, Ban quản lý dự án ODA
TP Cần Thơ tổ chức lễ khởi công xây
dựng công trình cầu Trần Hoàng Na
nối quận Ninh Kiều với quận Cái Răng.
Công trình cầu Trần Hoàng Na được
thiết kế dạng vòm, bốn làn xe, tổng
chiều dài 586,9 m. Công trình có tổng
mức đầu tư là 791,4 tỉ đồng từ nguồn
vốn ODA, thời gian thực hiện là 36
tháng.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ
tịch thường trực UBND TP Cần Thơ
Đào Anh Dũng nhấn mạnh: “Cầu Trần
Hoàng Na là một hạng mục công trình
có quy mô lớn, hiện đại, rất quan trọng
đối với dự án phát triển TP và tăng
cường khả năng thích ứng đô thị”.
Công trình này sau khi hoàn thành,
đưa vào sử dụng sẽ tạo điểm nhấn
cho đô thị Cần Thơ, mở ra cơ hội cho
ngành du lịch, thương mại, dịch vụ
tăng tốc, bứt phá.
CHÂU ANH
Quy định mức lợi nhuận
dự án BOT không vượt
quá 15,2%
Bộ GTVT vừa hoàn thiện dự thảo
thông tư quy định khung lợi nhuận cho
các dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP) trong lĩnh vực giao
thông.
Theo đó, hiện Bộ GTVT đang quản
lý 67 dự án PPP, tỉ suất lợi nhuận chủ
yếu được xác định thông qua đàm phán
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và nhà đầu tư.
Đồng thời, Nghị định 63/2018 quy
định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự,
thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức
PPP, trong đó quy định các bộ quản lý
chuyên ngành được ban hành khung lợi
nhuận cho các dự án PPP thuộc phạm
vi quản lý.
Để đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đầu tư
các đoạn tuyến thuộc dự án đường bộ
cấp thiết, khung lợi nhuận của nhà đầu
tư dự án PPP lĩnh vực kết cấu hạ tầng
đường bộ được ưu tiên xây dựng.
Tuy nhiên, việc quy định mức lợi
nhuận tối thiểu đối với dự án PPP là
không cần thiết vì doanh nghiệp chấp
nhận mức lợi nhuận càng thấp thì càng
mang lại lợi ích cho người dân và cho
nền kinh tế. Do đó, trên thực tế chỉ cần
xác định mức lợi nhuận tối đa.
Trên cơ sở phân tích khoa học, Bộ
GTVT đề xuất đối với trường hợp đấu
thầu lựa chọn nhà đầu tư, tỉ suất lợi
nhuận nhà đầu tư tính toán trong giai
đoạn lập, phê duyệt báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi và khả thi dự án không
vượt quá 15,2%. Tỉ suất lợi nhuận
chính thức của nhà đầu tư được xác
định thông qua đấu thầu theo quy định
của pháp luật.
Đối với trường hợp chỉ định nhà
đầu tư, tỉ suất lợi nhuận của nhà đầu
tư tối đa không vượt quá 10,6%. “Khi
thị trường có nhiều biến động, có thể
xem xét, cập nhật dữ liệu về mức lãi
suất vốn vay và tính toán điều chỉnh lợi
nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư…” - đại
diện Bộ GTVT cho hay.
Được biết, Luật Đầu tư theo phương
thức PPP năm 2020, các dự án theo
hình thức trên phần vốn nhà đầu tư tự
có phải tối thiểu 15% tổng mức đầu tư
dự án.
VIẾT LONG
Lắp camera trên xe: Cần
thí điểm để tránh lãng phí
Các hiệp hội và doanh nghiệp vận tải kiến nghị lùi thời hạn lắp đặt camera trên xe
kinh doanh vận tải và cần có kế hoạch thí điểm.
THYNHUNG
N
gày 18-9, Hiệp hội Vận tải ô
tôViệt Nam tổ chức buổi tọa
đàm cùng các doanh nghiệp
(DN) về việc lắp đặt camera trên
xe kinh doanh vận tải (KDVT)
để nghiên cứu nhiều vấn đề chưa
thống nhất. Theo đó, hiệp hội đề
nghị cơ quan nhà nước nên có thí
điểm trước khi áp dụng trên diện
rộng, đồng thời lùi thời hạn lắp
đặt camera.
Nhiều điều chưa
thống nhất
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn
Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam, nêu ra sự
không thống nhất giữa Thông tư
12/2020 của Bộ GTVT và Nghị
định 10/2020.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 13 Nghị
định 10/2020 quy định: Trước
ngày 1-7-2021, ô tô KDVT có sức
chứa từ chín chỗ (kể cả người lái
xe) trở lên phải lắp camera lưu
trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả
khoang chỗ người lái xe và cửa
lên xuống) trong quá trình tham
gia giao thông.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 8
Thông tư 12/2020 lại quy định đơn
vị KDVT quyết định vị trí và số
lượng camera lắp trên xe của đơn
vị mình để đảm bảo quan sát được
toàn bộ hình ảnh người lái xe đang
làm việc, khoang hành khách và
các cửa lên xuống. Như vậy, quy
định lắp cả khoang hành khách là
quy định khác đối với Nghị định
10/2020. Đồng thời, quy định cũng
chưa làm rõ ghi hình trong khoang
hành khách nhằm mục đích gì và
chưa có cơ sở pháp lý phù hợp.
Cũng theo ông Quyền, nội dung
Nghị định 10/2020 và Thông tư
12/2020 cũng chưa có quy định về
quy chuẩn của camera lắp trên xe.
Ngoài ra, theo các quy định trong
việc KDVT hiện nay thì các DN
đang lắp đặt thiết bị giám sát hành
trình theo hai quy chuẩn 31/2014
của Bộ GTVT và 12/2015 của Bộ
TT&TT. Mục đích là ghi nhận các
vi phạm về hành trình và tốc độ
của xe, thời gian làm việc của tài
xế. Các dữ liệu này được truyền
về máy chủ của DN, sau đó được
truyền về Tổng cục Đường bộ
phục vụ cho công tác nhắc nhở,
thanh tra, kiểm tra và một số địa
phương dùng đó làm cơ sở xử phạt
hành chính.
Hiện nay, các DN vận tải lắp đặt
và duy trì hệ thống giám sát hành
trình với chi phí khoảng 1,5 triệu
đồng/xe, chi phí truyền dữ liệu
là 80.000 đồng/tháng. Nếu tính
Hiệp hội
Vận tải
ô tô Việt
Namvà
các doanh
nghiệp
kiến nghị
lùi thời
gian lắp
camera
trên xe
kinh
doanh vận
tải. Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Nội dung Nghị định
10/2020 và Thông tư
12/2020 của Bộ GTVT
cũng chưa có quy định
về quy chuẩn của
camera lắp trên xe.
khoảng 8.000 xe thì chi phí đã lên
đến 1.000 tỉ đồng/năm.
Trong khi đó, việc camera lắp
đặt trên xe theo quy định tại Thông
tư 12 sẽ tăng lên nhiều, càng gây
tốn kém chi phí, gây khó khăn cho
các DN vận tải, nhất là trong giai
đoạn dịchCOVID-19 như hiện nay.
“Cần hoàn thiện và cụ thể hóa
quy định của pháp luật. Đồng thời
cần có sự kết hợp với các cơ quan
nhà nước và chỉ khi nào tổng kết
đánh giá sử dụng hết các tính năng,
tác dụng của thiết bị này mới lắp
thêm các thiết bị giám sát khác
trên xe” - ông Quyền nói.
Cần có thời gian thí điểm
ThS Lê Trung Tính, Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải hành khách liên
tỉnh và du lịch TP.HCM, cho hay:
“Việc lắp camera này chúng tôi
không phản đối, tuy nhiên thời
điểm để lắp đặt chưa hợp lý mà
cần lùi lại hai năm. Việc kiến nghị
lùi thời gian nhằm mục đích nuôi
được sức dân sau dịchCOVID-19”.
Ông Tính dẫn chứng việc lắp
camera chưa phù hợp thời điểm
hiện tại khi những cái tồn tại cũ
chưa giải quyết được, đơn cử như
hiện nay hệ thống hạ tầng của cơ
quan nhà nước chưa đạt yêu cầu.
Đặc biệt chưa có quy chuẩn, DN
phải theo sự hướng dẫn của Nhà
nước để không có sự nhầm lẫn.
“Theo kinh tế thị trường hiện
nay, DN công nghệ nào đến chào
mời camera giá rẻ thì DN vận tải
sẽ mua, đến lúc không đúng theo
quy định của Nhà nước, không sử
dụng được lại gây ra lãng phí” -
ThS Tính đánh giá.
Đồng tình, đại diện một công
ty giám sát hành trình thắc mắc
Điều 7 Nghị định 10/2020 quy
định camera lắp trên ô tô phải
có nhãn mác hàng hóa theo quy
định của pháp luật lưu thông trên
thị trường và chịu sự quản lý của
cơ quan quản lý chất lượng. Tuy
nhiên, vấn đề này chưa có quy
chuẩn cụ thể và cũng chưa biết
đơn vị nào cấp phép để đưa ra thị
trường, gây khó khăn cho đơn vị
vận tải để tiếp cận loại hình này
vì có thể có những trường hợp
gây lãng phí.
“Chúng tôi đã cung cấp cho
một số DN sử dụng camera, tuy
nhiên chưa có một cơ quan nhà
nước nào chứng thực được việc
camera đó đủ tiêu chuẩn theo quy
định hay chưa. Vì vậy, DN công
nghệ chưa đủ tự tin để cung cấp,
mà DN vận tải cũng chưa đủ cơ sở
để lựa chọn” - vị này nói.
ÔngKhúcHữuThanhHải, Giám
đốc Công ty CP Vận tải thương
mại và dịch vụ Đất Cảng, cho biết:
“Chúng tôi cũng kiến nghị lùi thời
điểm áp dụng khi hiện tại chúng
ta chưa chuẩn bị kỹ về công nghệ
kiểm soát hình ảnh. Sắp đến ngày
thực hiện rồi nhưng chưa có quy
định cụ thể nào, nếu có DN đã áp
dụng rồi nhưng lại thay đổi quy
chuẩn thì sẽ gây lãng phí”.
Đại diệnVụVận tải (thuộc Tổng
cục Đường bộ Việt Nam) cho hay
đã tiếp nhận ý kiến của hiệp hội và
các DN vận tải. Theo đó, vị này
đề nghị hiệp hội có văn bản tổng
kết để có cơ sở báo cáo với Tổng
cục Đường bộ.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook