219-2020 - page 12

12
Hiểuđúng quy định cấm dùng
điện thoại trong lớp học
Với những tiết học
cần phải sử dụng
điện thoại, thầy sẽ
ghi lên bảng “HS
được sử dụng điện
thoại” để giám thị
nắm.
Đời sống xã hội -
ThứNăm24-9-2020
Một số nước trên thế giới vẫn thực hiện những biện
pháp gay gắt nhằm hạn chế tác động của các thiết bị
công nghệ đến kết quả học tập của học sinh (HS).
Ở khu vực châu Á, một cuộc khảo sát của tờ
The
Straits Times
cho biết hầu hết các trường ở Singapore
đều áp dụng các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng
điện thoại di động trong lớp học. Theo các nhà quản lý
giáo dục, điện thoại và các thiết bị công nghệ khác là
nguyên nhân chính gây mất tập trung và HS có thể dễ
dàng lạm dụng nó vào các mục đích khác như lưu hành
nội dung bị cấm.
Theo quy định, các trường học có quyền tịch thu điện
thoại trong vài tháng đối với bất kỳ HS nào vi phạm quy
tắc này. Những trường hợp tái phạm có thể bị thu giữ
điện thoại cho đến hết năm học.
Ở Ấn Độ, quy định cấm sử dụng điện thoại di động
không chỉ áp dụng đối với HS mà còn với các giáo
viên (GV). Mặc dù quy định ra đời từ năm 2005 nhưng
nhiều GV và HS không nghiêm túc chấp hành quy định
này. Đến tháng 11-2019, chính phủ Ấn Độ đã siết chặt
việc thực thi lệnh cấm sử dụng điện thoại trong giờ học
ở tất cả các bang trên cả nước, theo tờ
The Times of
India
.
Theo tờ
India Today
, chính phủ Ấn Độ đưa ra quy
định này nhằm giúp cả người dạy và người học có thể
tận dụng được nhiều thời gian hơn để nâng cao hiệu
quả của việc giảng dạy và học tập.
Ở Trung Quốc, theo một cuộc khảo sát vào tháng 10-
2019 của
Tân Hoa Xã
, hơn 93% phụ huynh Trung Quốc
đã cho con sử dụng điện thoại di động hằng ngày, trong
đó tỉ lệ sở hữu thiết bị công nghệ cao nhất là ở HS trung
học với 97%.
Kể từ tháng 11-2018, HS cấp tiểu học và THCS ở tỉnh
Sơn Đông, Trung Quốc sẽ không được phép sử dụng điện
thoại di động hoặc các thiết bị công nghệ có cùng chức
năng trong lớp học. Theo quy định, trường học có quyền
tịch thu các thiết bị này nếu HS mang đến trường với mục
đích hạn chế tỉ lệ cận thị ở HS.
Ở châu Âu, vào
tháng 9-2018, theo cam kết lúc tranh
cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ban hành lệnh
cấm sử dụng điện thoại di động trong lớp học với hy vọng
giảm thiểu tình trạng mất tập trung và bắt nạt trên mạng,
Học sinh Trường THPTNguyễnDu sử dụng điện thoại trongmột tiết học trên lớp. Ảnh: HUỲNHPHÚ
Giáo viên sẽ là người quyết định
việc học sinh sử dụng điện thoại
trong giờ học.
NGUYÊNTHY -NGUYỄNQUYÊN
T
rong việc cấm học sinh
(HS) sử dụng điện thoại
tronggiờhọc, BộGD&ĐT
từng ra quy định điều chỉnh
từ năm 2007 và sau một lần
thay đổi thì nay có quy định
mới để các trường thực hiện
vào đầu tháng 11 tới.
Từng có quy định
cấm hoàn toàn
Cụ thể, theo khoản 4Điều 37
Điều lệ trường THCS, trường
THPT và trường phổ thông có
nhiều cấp học (ban hành theo
Thông tư 32/2020, có hiệu
lực từ ngày 1-11), HS không
được “sử dụng điện thoại di
động, các thiết bị khác khi
đang học tập trên lớp không
phục vụ cho việc học tập và
không được giáo viên (GV)
cho phép”.
Nếu so sánh với các quy
định cũ cùng về điều lệ trường
THCS, trườngTHPTvà trường
phổ thông có nhiều cấp học
thì có thể thấy Bộ GD&ĐT đã
có sự nới lỏng trong việc cấm
HS sử dụng điện thoại trong
giờ học. Tức không còn cấm
hoàn toàn như lúc trước mà
sẽ là cấm dùng vào việc riêng,
ngoài chuyện học hành, không
được GV đồng ý.
Hiểu theo cách này cũng
được:TheoquyđịnhcủaThông
tư 32/2020 của Bộ GD&ĐT,
HS được dùng điện thoại trong
lớp học cho mục đích học tập
và khi được GV chấp thuận.
Nới lỏng này nhằm để phù
hợp với chủ trương “khuyến
khích GV, HS sử dụng và ứng
dụng công nghệ thông tin trong
dạy và học” như lời giải thích
của ông Nguyễn Xuân Thành,
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung
học (BộGD&ĐT), với báo chí.
Chi tiết về sự nới lỏng trên
như sau: Năm 2007, Quyết
định 07 củaBộGD&ĐTkhông
cho HS nghe, trả lời bằng điện
thoại di động. Nguyên văn quy
định là: HS không được “làm
việc khác; nghe, trả lời bằng
điện thoại di động… trong
giờ học, khi đang tham gia
các hoạt động giáo dục của
nhà trường”.
Sau đó, khi điện thoại di
động có thêmnhiều chức năng
sử dụng chứ không còn đơn
thuần là nghe, gọi, Thông tư
12/2011 củaBộGD&ĐTđã gia
tăng mức độ cấm đoán ở chỗ
không cho sử dụng bằng bất cứ
hình thức nào và trong bất kỳ
trường hợp nào. Nguyên văn
quy định là: HS không được
“làm việc khác; sử dụng điện
thoại di động hoặc máy nghe
nhạc trong giờ học”.
Nay với Thông tư 32/2020
(thay thế Thông tư 12/2011)
thì như đã nêu ở trên, các HS
sẽ bị cấm sử dụng điện thoại di
động trong lớp học khi không
phải để phục vụ cho việc học
tập và khi GVkhông cho phép.
Trường cấm,
trường cho
Tại Trường THCS An Lạc
(quận Bình Tân, TP.HCM),
nhiều năm qua nhà trường
cấm HS sử dụng điện thoại
trong trường học. Điều này
đã được ghi vào nội quy của
nhà trường và nhận được
sự đồng tình cao từ phụ
huynh HS.
Bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu
trưởng nhà trường, cho biết
đầu năm học nhà trường đều
thông báo số điện thoại của
trường, của hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, giám thị và tổng
phụ trách đội để phụ huynh
nắm khi có việc cần liên hệ.
Còn HS nếu có việc muốn
gọi điện thoại cho gia đình,
trường sẽ hỗ trợ gọi điện thoại
miễn phí.
Với quy định trongThông tư
32 về việc HS có thể sử dụng
điện thoại trong giờ học nếu
GVcho phép, trường có thông
báo và lấy ý kiến phụ huynh.
Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh
đều phản đối việc này.
“Dù vậy, nhà trường vẫn
phải thực hiện theo thông tư,
nếu tiết học nào GV cho phép,
HS sẽ được sử dụng điện thoại
trongmột khoảng thời giannhất
định. GV phải kiểm soát được
việc HS sử dụng điện thoại.
Nếu cần thiết, nhà trường sẽ
lắp camera để giám sát” - bà
Giang nói.
Tại Trường THPT Phú
Nhuận (quận Phú Nhuận),
ông Trần Công Tuấn, Hiệu
trưởng nhà trường, cho hay từ
nhiều năm nay nhà trường đã
có quy định cấm HS sử dụng
điện thoại trong giờ học. Nếu
HS vi phạm, giám thị sẽ tịch
thu điện thoại, sau đó mời phụ
huynh đến làm việc.
“Với Thông tư 32 sắp có
hiệu lực, những tiết học nào
GV thấy cần thiết phải sử dụng
điện thoại để bổ sung kiến thức,
HS sẽ được phép sử dụng. Tuy
nhiên, GV phải quy định giờ
HS sử dụng. Mặt khác, GV
phải sắp xếp lớp học làm sao
để dễ quản lý HS trong việc sử
dụng điện thoại” - thầy Tuấn
nhấn mạnh.
Tại Trường THPT Lê Quý
Đôn (quận 3), hai năm qua
trường đã cho HS mang điện
thoại vào lớp nhưng có quy
định hết sức nghiêm ngặt.
ThS Nguyễn Viết Đăng Du,
GVmôn sử Trường THPT Lê
Quý Đôn, cho hay nếu HS sử
dụng điện thoại trong khi GV
không cho phép sẽ bị tịch thu
điện thoại, hạ hạnh kiểm, bản
thân GV cũng bị trừ điểm thi
đua. Vì thế, với những tiết học
cần phải sử dụng điện thoại,
thầy sẽ ghi lên bảng “HS được
sử dụng điện thoại” để giám
thị nắm.
Thầy Du cho biết đối với
môn sử, thầy thường cho HS
học theo chuyên đề, theo dự
án, do đó điện thoại rất cần để
các em có thể tra cứu, tìm hiểu
thông tin. Mặt khác, thầy cũng
thường cho HS kiểm tra bằng
Đaphần các nước đều cấmhọc sinh sửdụngđiện thoại
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook