219-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm24-9-2020
Thế giới 24 giờ
ÁNHNGỌC
H
ôm 18-9, chỉ vài ngày
sau khi liên minh ba
nước Anh, Pháp, Đức
gửi công hàm lên Liên Hợp
Quốc phản đối các yêu sách
ở Biển Đông của Trung Quốc
(TQ), BắcKinh cũng gửi công
hàm tố nhóm quốc gia này
“diễn giải và áp dụng Công
ước Liên Hợp Quốc về Luật
Biển (UNCLOS) năm 1982
không chính xác” và “có động
cơ bí mật”.
Trung Quốc luôn
muốn đẩy bên thứ ba
ra khỏi Biển Đông
Động thái phản pháo của
TQ không làm giới quan sát
bất ngờ. Sự can dự của Mỹ,
Úc và mới nhất là bộ ba châu
Âu (Anh, Pháp, Đức) luôn bị
báo chí và giới chức trách Bắc
Kinh chỉ trích. Ngoài ra, trong
các cuộc gặp vớiASEAN, TQ
luôn tìmcách thuyết phục khối
này khoanh vùng Biển Đông
thànhchuyệnriênggiữahaibên.
Lập luận của phía TQ luôn
tập trungvàoba điểmchính: (i)
Tranh chấp Biển Đông là vấn
đề riêng giữa TQ vàASEAN;
(ii) TQ và ASEAN đang thúc
đẩy các giải pháp hòa bình,
trong đó có việc đàmphán Bộ
quy tắc ứng xử về Biển Đông
(COC); và (iii) Các quốc gia
thứ ba can dự, ví dụ Mỹ, chỉ
khiến tình hình thêmphức tạp,
buộc các nướcASEANrơi vào
thế lưỡng nan khi phải chọn
lựa giữaMỹ hay TQ - một bài
toán rất khó.
Trên thực địa, TQ đầu tư
mạnh vào lực lượng dân quân
biển, hải cảnh và hải quân. Để
chuyển tải thông điệp rắn đến
các nước thứ ba, TQ tung ra
các hoạt động quấy phá quyền
tự do hàng hải, hàng không.
Hồi tháng 4-2020, nước này
thông báo đã trục xuất một tàu
chiến của Mỹ xâm nhập vào
quần đảoHoàng Sa (thuộc chủ
quyền của VN, bị TQ chiếm
trái phép). Tuy nhiên, ngay sau
đó hải quân Mỹ bác thông tin
này, khẳng định tàu Mỹ thực
hiện tuần tra tự do hàng hải
(FONOP) hợp pháp.
Cuối năm ngoái, quân đội
Úc nói với báo chí rằng các tàu
dân quân biển củaTQdưới vỏ
bọc tàu cá ngày càng gia tăng
TriềuTiên chuẩnbị
duyệt binh“khoe”
tên lửađạnđạomới?
Trang mạng
38 North
chuyên theo dõi tình
hình Triều Tiên ngày 23-9 công bố một số hình
ảnh vệ tinh chụp một ngày trước đó cho thấy
một phương tiện “có thể liên quan đến tên lửa”
xuất hiện tại khu huấn luyện duyệt binh Mirim,
ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng.
“Dù độ phân giải hình ảnh không đủ để xác
định chính xác phương tiện là gì nhưng kích
thước và hình dạng tương đối cho thấy nó có
thể là thiết bị vận chuyển - lắp dựng - phóng
(TEL) cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
(ảnh)
có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ” -
38 North
cho biết.
Một lượng lớn binh sĩ và khí tài quân sự cũng
đang tập trung ở Mirim, nhiều khả năng là để
chuẩn bị cho cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm
thành lập Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày
10-10.
Kể từ năm 2018 đến nay, Bình Nhưỡng chưa
công bố bất kỳ loại tên lửa đạn đạo lớn nào sau
khi Chủ tịch Kim Jong-un đưa ra một loạt cam
kết với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hai
kỳ thượng đỉnh ở Singapore và Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tiến trình đàm phán
phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên rơi vào trì
trệ, ông Kim Jong-un hồi đầu năm nay đe dọa
sẽ tiết lộ một loại “vũ khí chiến lược” mới.
Đa số giới quan sát đều đồng ý lễ duyệt binh
tới là thời điểm thích hợp để ông Kim công bố
vũ khí chiến lược này. Các quan chức Mỹ trong
tuần này cũng cho biết Triều Tiên đã nối lại dự
án hợp tác tên lửa tầm xa với Iran.
l
Lebanon
: Tờ
The Wall Street Journal
đưa tin
một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại kho vũ khí của nhóm
vũ trang Hồi giáo Hezbollah gần thị trấn Ain Qana,
thuộc tỉnh Nabatieh, miền Nam Lebanon. Chưa rõ
thiệt hại sau sự cố nhưng truyền thông địa phương
cho biết đã có thương vong. Hãng thông tấn quốc
gia Lebanon
(NNA)
khẳng định vụ nổ xảy ra trùng
với thời điểm các máy bay do thám của Israel hoạt
động trong khu vực.
l
Mỹ
: Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 22-9,
Tổng thống Donald Trump thừa nhận việc để
Mỹ có hơn 200.000 người tử vong vì đại dịch
COVID-19 là “rất đáng xấu hổ”, theo hãng tin
Reuters
. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nếu chính
quyền ông không hành động “đúng và nhanh
chóng” thì có thể số người chết sẽ còn cao đến 2
triệu. “Đây là thông tin khủng khiếp. Chuyện đó lẽ
ra sẽ không bao giờ xảy ra. Trung Quốc đã để điều
đó xảy ra, hãy nhớ như vậy!” - ông Trump khẳng
định.
l
Nga
: Đài
CNN
ngày 23-9 đưa tin nhân vật đối
lập người Nga Alexei Navalny vừa được cho xuất
viện chỉ một tháng sau nghi án trúng độc Novichok
và phải điều trị ở BV Charite (Đức). Chưa rõ
Navalny đã nói gì về thông tin bị trúng độc và liệu
khi nào ông sẽ trở về Nga. Trong khi đó, chính
quyền Moscow đến nay vẫn chưa tìm thấy bằng
chứng cho thấy người này bị trúng độc và cáo buộc
Đức không cung cấp thông tin y tế, cản trở điều tra.
PHẠM KỲ
PHẠM KỲ
Trung Quốc không thể
ngăn phương Tây
can dự Biển Đông
Chính phủ Trung Quốc luôn lên án các nước thứ ba, trong đó cóMỹ
và châu Âu, can dự vào BiểnĐông nhưng lập trường này không được
bất kỳ quốc gia nào ủng hộ.
Quân đội Mỹ thamgia cuộc tập trận chung “Balikatan” với Philippines vào tháng 4-2015.
Ảnh: BANGKOKPOST/REUTERS
Lập luận từ phía
TQ cho đến nay
chưa được bất kỳ
quốc gia nào ủng
hộ, ngay cả các nước
có xu hướng xích lại
gần Bắc Kinh trong
những năm gần đây
như Philippines.
Philippines đưa Phán quyết
Biển Đông ra Liên Hợp Quốc
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc kể từ khi nhậmchức vào hôm23-9,Tổng thống Rodrigo
Duterte đã bác bỏ cáo buộc chính quyền của ông đã phá hoại
chiến thắng của Philippines trong vụ kiện TQ tại Tòa Trọng
tài ở Hague (Hà Lan) năm2016.“Philippines khẳng định rằng
cam kết ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS và Phán quyết
năm 2016” - ông Duterte nói.
Ông Duterte cho rằng Phán quyết năm 2016 là một phần
của luật pháp quốc tế, vốn không thể thỏa hiệp và chính phủ
các nước không thể làm loãng, xemnhẹ hay từ bỏ nó.“Chúng
tôi hoan nghênh việc ngày càng có nhiều quốc gia ủng hộ
phán quyết này” - ông Duterte khẳng định.
các hoạt động nguy hiểm cho
máy bay của Lực lượng Quốc
phòng Úc ở Biển Đông, điển
hình là chiếu laser.Giới chuyên
gianhậnđịnhcácđộng thái phá
rối, đe dọa tự do hàng hải và
hàng không mà TQ gây ra ở
Biển Đông sẽ góp phần củng
cố mục tiêu từng bước đẩy sự
hiện diện của các nước ra khỏi
vùng biển này; hoặc chí ít là
yêu cầu các nước phải tuân
theo yêu cầu của TQ.
Vô lý và không được
chấp nhận
Tờ
The Bangkok Post
hôm
21-9 dẫn lời Ngoại trưởng
Philippines Teodoro Locsin
khẳng định: Philippines sẽ
không nghe theo lập trường
của TQ về việc đẩy các nước
phương Tây, bao gồm Mỹ,
ra khỏi khu vực tranh chấp ở
Biển Đông.
“Tôicóthểquảquyếtvớimọi
người rằng các nước phương
Tây sẽ hiện diện ởBiểnĐông.
Chúng ta tin tưởng vào sự cân
bằng quyền lực và tự do của
người dân Philippines phụ
thuộc vào sự cân bằng quyền
lực ấy ở Biển Đông. Vậy nên
không đẩy bất kỳ cường quốc
nào khác ra khỏi khu vực này”
- ông Locsin nói tại phiên điều
trần ở thủ đô Manila.
Không chỉ Philippines, Việt
Nam (VN) cũng không phản
đối sự hiện diện hợp pháp của
các quốc gia thứ ba tại Biển
Đông. Hôm 15-7, sau tuyên
bố củaNgoại trưởngMỹMike
Pompeo về lập trường củaMỹ
đối với các yêu sách biển ở
Biển Đông, người phát ngôn
BộNgoại giaoVNLêThị Thu
Hằng khẳng định: “VN hoan
nghênh lập trườngcủacácnước
về vấn đề Biển Đông phù hợp
với luật pháp quốc tế”.
Bà Hằng cũng nói thêm:
VN chia sẻ quan điểm, như
đã đề cập trong tuyên bố ở
Hội nghị cấp caoASEAN 36,
rằng UNCLOS là khuôn khổ
pháp lý điều chỉnh mọi hoạt
động trên biển và đại dương.
VN mong muốn các nước sẽ
nỗ lực đóng góp vào việc duy
trì hòa bình, ổn định, hợp tác
tại Biển Đông.
Phương Tây đang
tiến sâu vào
biển Đông
Vào đầu tháng 9, ngoại
trưởngMỹ thúc giục các nước
ASEANxemxét lại mối quan
hệ với các doanh nghiệp nhà
nước TQ có thamgia vào việc
xây dựng phi pháp đảo nhân
tạo ở Biển Đông.
Chỉ tính từ tháng 7 đến nay,
Mỹđã triểnkhai hàng loạt động
thái mạnh tay với TQ: Gửi
công thư lên Liên Hợp Quốc
bác yêu sách của TQ; ra tuyên
bố chính thức bác bỏ các yêu
sách của TQ… Sau Mỹ, Úc,
liên minh Anh - Pháp - Đức
cũng gửi công hàm lên Liên
Hợp Quốc để chống lại Bắc
Kinh.Giới chuyêngia cho rằng
cuộc chiến công hàm nhắm
vào TQ chỉ mới bắt đầu, khi
khả năng sẽ có nhiều quốc gia
khác cùng tham gia.
Sựthamgiangàycàngsâucủa
phương Tây đẩy TQ vào hoàn
cảnh khó khăn khi uy tín của
TQ trên trường quốc tế, niềm
tin của các nhà đầu tư vào TQ
đềusuygiảmdomâuthuẫngiữa
BắcKinhvới phươngTâyđang
được đẩy cao chưa từng thấy.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook