219-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm24-9-2020
NHẪNNAM
H
ôm qua (23-9) là một ngày
vui của ông Nguyễn Khánh
Phương, bị hại trong vụ án
lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà
TAND Cấp cao vừa mở phiên xử
phúc thẩm. Ông Phương đã được
tòa này tuyên chấp nhận kháng
cáo, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng
chính đáng của ông trong việc nhận
lại ba chiếc xe máy cùng giấy tờ
đăng ký xe.
Được số tiền lớn hơn giá
trị xe vẫn kháng cáo
Theo hồ sơ, năm 2017, Bùi Thế
Tín và Trương Tấn Phát cùng làm
dịch vụ cho thuê ô tô tự lái ở TP
Cần Thơ và thị xã Hồng Ngự (Đồng
Tháp) nên quen biết nhau.
Khoảng tháng 5-2018, do cần
tiền chi xài cá nhân và trả nợ vay
nên Phát bàn bạc với Tín dùng thủ
đoạn gian dối làm cho nhiều người
tin tưởng để thuê ô tô mang đi thế
chấp cho người khác để lấy tiền.
Theo đó, các bị cáo đã thuê 16 ô
tô các loại và ba xe máy trị giá hơn
8,7 tỉ đồng (trong đó, ba xe máy là
do bị cáo Tín thuê).
Ngày 25-5, TAND TP Cần Thơ
xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo
Phát 17 năm tù, Tín 20 năm tù,
cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Ngoài ra, tòa còn buộc các bị
cáo bồi thường riêng và liên đới bồi
thường số tiền hơn 7 tỉ đồng, do một
số xe đã được thu hồi.
Tại phiên tòa này, ông Nguyễn
Khánh Phương yêu cầu tòa tuyên
Bắt được người lừa
đảo, vẫn gian nan
đòi lại xe
Người dân bị lừa đảo, mất ba chiếc xe máy. Khi xét xử, thay vì
tuyên trả lại xe cho bị hại, tòa lại buộc bị cáo trả tiền, khiến bị hại
phải kháng cáomới đòi được quyền lợi củamình…
Dù được tuyên trả số tiền
nhiều hơn giá trị hiện tại
của ba chiếc xe nhưng
ông Phương không đồng
tình, ông kháng cáo yêu
cầu trả cho ông ba chiếc
xe mà bị cáo đã lừa thuê
của ông rồi mang đi cầm.
Trả lại tài sản cho chủ sở hữu
Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất
đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
(Điều 48 BLHS 2015)
Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệmvụ
tiến hànhmột số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở
giai đoạn điều tra; do VKS quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn
truy tố; do chánh án tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn
chuẩn bị xét xử; do hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.
(…)
3.Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩmquyền
quy định tại khoản 1 điều này có quyền:
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp
nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án…
(Trích Điều 106 BLTTHS 2015)
ÔngNguyễn
Khánh Phương
sau khi nghe
tòa tuyên trả
lại ba chiếc
xemáy. Ảnh:
NHẪNNAM
trả lại cho ông ba chiếc xe máy mà
bị cáo Tín đã chiếm đoạt.
Tuy nhiên, tòa sơ thẩm nhận định
ba xe máy này hiện do ba người
khác đứng tên chủ sở hữu vào các
năm 2016, 2017 và 2018. Ba người
này mua lại xe cũ từ người khác và
không biết các xe này do phạm tội
mà có. Hiện nay ba người này đã
đăng ký và được cấp giấy chứng
nhận đăng ký xe theo quy định của
pháp luật nên yêu cầu thu hồi trả
lại xe của ông Phương là không có
căn cứ chấp nhận.
Theo tòa này, tổng trị giá ba xe
máy nêu trên được định giá là 84
triệu đồng. Bị cáo Tín đã đồng ý
bồi thường tổng số tiền 170 triệu
đồng (số tiền này theo giá trị ba
chiếc xe mà ông Phương đã khai)
là có lợi cho ông Phương. Từ đó,
tòa cho rằng có căn cứ chấp nhận
buộc bị cáo Tín bồi thường số tiền
này cho ông Phương.
Dù được tuyên trả số tiền nhiều
hơn giá trị hiện tại của ba chiếc xe
nhưng ông Phương không đồng
tình. Vì vậy, ông đã kháng cáo yêu
cầu tòa phúc thẩm tuyên trả lại cho
ông ba chiếc xe máy mà bị cáo đã
lừa thuê của ông rồi mang đi cầm.
Tòa phúc thẩm tuyên
trả lại xe cho bị hại
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm
qua (23-9), đại diện VKSND Cấp
cao tại TP.HCM cho rằng có cơ sở
để chấp nhận kháng cáo của ông
Phương. Theo VKS, cơ quan chức
năng cấp lại giấy đăng ký xe cho
ba người liên quan là sai quy định.
Viện đề nghị tòa tuyên thu hồi ba
chiếc xe trả lại cho bị hại và tuyên
hủy ba giấy đăng ký xe đã cấp cho
ba người liên quan.
HĐXXTANDCấpcaotạiTP.HCM
nhận định: Ba người liên quan đã
được cấp giấy đăng ký ba chiếc xe
máy của bị hại và không biết đây là
tài sản do người khác phạm tội mà
có nên cơ quan tố tụng không truy
cứu hình sự những người này. Tuy
nhiên, đây là vật chứng của vụ án,
cơ quan chức năng không thu hồi
và chấp nhận đăng ký mới cho ba
người liên quan là không có cơ sở.
Do vậy, tòa cho rằng cần thu hồi
ba chiếc xe này trả lại cho bị hại.
Từ đó, tòa tuyên chấp nhận kháng
cáo của ông Phương, tuyên sửa án
sơ thẩm về phần xử lý vật chứng.
Theo đó, tòa tuyên trả lại cho ông
Phương ba giấy đăng ký xe máy
mà ông này đã giao nộp, thu hồi
ba chiếc xe trả cho ông. Ngoài ra,
tòa cũng giành quyền khởi kiện dân
sự cho ba người liên quan nếu họ
có yêu cầu, đồng thời tuyên hủy
ba giấy đăng ký xe của ba người
liên quan.
Sau khi nghe phán quyết của tòa
phúc thẩm, ông Phương tỏ ra rất
vui mừng và nói: “Tôi cảm thấy
rất tin tưởng vào pháp luật!”. Liền
đó, ông Phương gọi điện thoại cho
vợ và nhiều người thân để báo tin
vui này.•
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố tám bị can
trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ xảy ra tại Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị
Dầu khí (Petroland).
Các bị can gồm: Bùi Minh Chính (cựu chủ tịch HĐQT
Petroland), Phạm Thúy Nga (cựu kế toán trưởng Petroland),
Nguyễn Thị Hoàng Yến (cựu trưởng bộ phận kinh doanh
Sàn giao dịch Petroland).
Cùng bị truy tố còn có các bị can: Lê Tú Phương (cựu
giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hạnh An),
Nguyễn Bá Hội (cựu giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và
Xây dựng Khôi Nguyên), Dương Công Thọ (cựu giám đốc
Công ty TNHH Dịch vụ bất động sản Tân Hưng), Nguyễn
Thị Ngọc Tuyền (lao động tự do), Nguyễn Thế Công (cựu
giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Bình An).
Liên quan vụ án, hai bị can Ngô Hồng Minh (cựu chủ
tịch HĐQT Petroland) và Trần Hữu Giang (cựu phó giám
đốc Petroland) đang bị truy nã.
Theo cáo trạng, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị
Dầu khí (Petroland) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ
Ban quản lý dự án các công trình xây dựng phía Nam, có vốn
điều lệ 1.000 tỉ đồng. Các cổ đông đóng góp lớn như Tổng
Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Công ty
TNHHMTVTổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)…Trong đó,
PVOIL là doanh nghiệp nhà nước.
Để có tiền chi đối ngoại khi làm các thủ tục hành chính
cho các dự án, chi tiếp khách, tặng quà cấp trên, phục vụ đi
công tác nước ngoài…, các bị can bàn nhau lập khống các
hợp đồng dịch vụ môi giới, chuyển nhượng bất động sản
nhằm hợp thức thủ tục ký kết và thanh toán hợp đồng.
Từ năm 2012 đến 2017, Ngô Hồng Minh, Trần Hữu Giang
và Bùi Minh Chính đã bàn bạc, lập khống 17 hợp đồng và
một phụ lục hợp đồng dịch vụ môi giới, tư vấn, chi tiền, gây
thiệt hại cho Petroland hơn 50 tỉ đồng.
Các bị can Phạm Thúy Nga, Nguyễn Tư Khánh, Nguyễn
Thị Hoàng Yến dù biết hợp đồng dịch vụ là khống nhưng
vẫn tham gia lập hồ sơ thanh toán theo chỉ đạo của cấp trên.
Mục đích là để ban lãnh đạo công ty có tiền chi tiếp khách,
đối ngoại… cho công ty; cá nhân các bị can không được
hưởng lợi.
Nhóm bị can Lê Tú Phương, Nguyễn Bá Hội, Nguyễn Thế
Công, là giám đốc các công ty môi giới, dù biết rõ không
có việc môi giới, tư vấn nhưng vẫn giúp sức cho Trần Hữu
Giang, Nguyễn Tư Khánh ký khống hợp đồng…
Hiện nay các bị can đã tự nguyện nộp lại số tiền thu
lợi bất chính để khắc phục hậu quả. Trong đó, bị can Bùi
Minh Chính nộp 750 triệu đồng, Lê Tú Phương nộp 568,5
triệu đồng, Nguyễn Bá Hội nộp 5,959 tỉ đồng, Nguyễn
Thế Công nộp 311 triệu đồng, Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
nộp 28 triệu đồng.
TUYẾN PHAN
Truy tố cựu lãnhđạoPetroland chi 50 tỉ để “đối ngoại”
Dàn cựu lãnh đạo Petroland bàn bạc, chỉ đạo việc lập khống hơn 50 tỉ đồng để lấy tiền chi đối ngoại, tiếp khách, tặng quà cấp trên, đi công tác nước ngoài…
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook