219-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm24-9-2020
Lạ lùngquy trìnhkiểm
bó tiền chứkhôngđếmtờ
Bị cáo NguyễnThị Lệ cho rằng nhiệmvụ củamình khi
nhận tiền từ các ngân hàng thươngmại là kiểmbó, đếm
thếp chứ không kiểmđếm số tờ.
Chiều 23-9, phiên tòa xét xử sáu bị cáo vụ ngân hàng “bốc hơi”
2,4 tỉ đồng của TAND tỉnh Hưng Yên kết thúc phần tranh luận.
HĐXX tuyên bố nghị án kéo dài, tuyên án vào sáng mai (25-9).
Trước đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Thị
Lệ (cựu thủ quỹ quỹ nghiệp vụ phát hành) từ năm năm sáu tháng
đến sáu năm tù; Trịnh Anh Thuân (cựu kiểm ngân) từ hai năm đến
hai năm sáu tháng cải tạo không giam giữ về tội thiếu trách nhiệm
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.
Công tố viên khẳng định Lệ và Thuân liên đới chịu trách nhiệm
việc để mất hai bó tiền tương đương 200 triệu đồng. Ngoài ra, Lệ
còn phải chịu trách nhiệm khi để mất hơn 1,7 tỉ đồng tiền không
đủ tiêu chuẩn lưu thông và 92 triệu đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu
thông.
Bốn bị cáo còn lại là các cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Chi nhánh Hưng Yên bị đề nghị từ chín tháng đến
24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng.
Tự bào chữa, Lệ cho rằng quan điểm truy tố của VKS đối với
mình là không đúng. Bị cáo nói nhiệm vụ của mình khi nhận tiền
từ các ngân hàng thương mại là kiểm bó, đếm thếp chứ không
kiểm đếm số tờ. Thực tế, việc thiếu hụt tiền là do thiếu số tờ chứ
không phải thiếu bó hay thiếu thếp.
Riêng về 1.408 tỉ đồng tiền không đủ chuẩn mà NHNN Việt
Nam chuyển trả NHNN Chi nhánh Hưng Yên, Lệ cho rằng bản
thân không liên quan gì đến việc thiếu hụt gần 1,4 tỉ đồng. Theo
Lệ, bị cáo đã bàn giao cho kho dự trữ phát hành, sau đó tiền được
chuyển đến Kho tiền Trung ương I.
Về hai bó tiền không đủ chuẩn, bị thiếu tương đương 200 triệu
đồng, Lệ cho rằng đã bàn giao đúng, đủ cho người khác. Ngược
lại, quá trình kiểm đếm đã làm không đúng quy định. Lệ còn đặt
nghi ngờ bị làm giả chữ ký trên niêm phong…
Bào chữa cho Lệ, luật sư đặt vấn đề tất cả khâu giao nhận tiền
đều được xác nhận “đúng, đủ, đẹp”, thế nhưng khi tiền bị thiếu
hụt thì Lệ lại là người phải chịu trách nhiệm.
“Nếu cho rằng mất tiền ở khâu nghiệp vụ của Lệ thì tại sao khi
bàn giao cho kho dự trữ, thậm chí cho cả Kho tiền Trung ương
vẫn đều xác định không có bất thường? Rồi khi thiếu tiền, tại sao
lại khẳng định không thể xảy ra ở các khâu khác mà chỉ ở khâu
nghiệp vụ?” - luật sư đặt vấn đề.
Đáng chú ý, luật sư nêu quan điểm “có vấn đề” ở khâu đóng bó
tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại các ngân hàng thương mại.
Theo đó, hồ sơ vụ án có rất nhiều bút lục thể hiện nhiều ngân hàng
thương mại từng có văn bản phản hồi tới NHNN Chi nhánh Hưng
Yên về việc thiếu hụt tiền. Trong các văn bản này, phía ngân hàng
thương mại thừa nhận có một số thiếu sót khi đóng bó tiền.
Điển hình là lỗi do sơ suất, tin cậy khách hàng nên nhận thiếu;
tiền bị kẹt trong máy; người đóng bó nhầm lẫn vì máy đếm bị kẹp
rít; thiếu sót trong quá trình thu chi; nhân viên chủ quan không
đếm bằng tay…
Do vậy, việc cơ quan công tố cho rằng không thể có sai sót ở
khâu đóng bó tiền tại các ngân hàng thương mại, từ đó cáo buộc
trách nhiệm thuộc về quỹ nghiệp vụ phát hành dưới sự quản lý của
bị cáo Lệ là đi ngược lại căn cứ nêu trên.
Đối đáp lại, đại diện VKS vẫn khẳng định Lệ là người trực tiếp
nhận các bó tiền do ngân hàng thương mại chuyển đến nên phải
chịu trách nhiệm.
TUYẾN PHAN
Bị cáoNguyễn Thị Lệ tại tòa ngày 23-9. Ảnh: TP
“Quan hệ” với bé gái 8 lần, bị phạt 16 năm tù
HOÀNGYẾN
N
g à y 2 3 -
9, TAND
TP.HCM
mở phiên xử sơ
thẩm vụ Trần
Văn Tâm (cựu
giám đốc Công
ty Lương thực
Trà Vinh, công
ty con của Tổng
Công ty Lương
thực miền Nam)
và 11 đồng phạm
về tội tham ô tài sản, cố ý làm trái
về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng.
Cùng hầu tòa còn có Huỳnh Thế
Năng (cựu tổng giám đốc Tổng
Công ty Lương thực miền Nam) và
ba cựu lãnh đạo của công ty này bị
truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng.
Lập khống chứng từ
lấy 5,1 tỉ đồng
Theo hồ sơ, từ năm2012 đến 2017,
bị cáo Tâm điều hành kinh doanh
Công tyLương thựcTràVinh liên tục
thua lỗ với tổng số tiền lên đến hơn
814 tỉ đồng. Để qua mặt Tổng Công
ty Lương thực miền Nam cấp vốn,
bảo lãnh vay vốn ngân hàng, Tâm
chỉ đạo cấp dưới lập khống các báo
cáo tài chính, hợp đồng thỏa thuận
mua bán, xuất khẩu hàng hóa với
20 công ty tạo các công nợ khống,
chứng minh Công ty Lương thực
Trà Vinh kinh doanh có lãi.
Tính đến ngày 31-10-2017, Công
ty Lương thực Trà Vinh có dư nợ tại
các ngân hàng là hơn 600 tỉ đồng.
Do tổng công ty bảo lãnh trả nợ thay
và ủy quyền sử dụng hạn mức nên
các ngân hàng đã thu tiền từ công
ty mẹ. Từ đó, Tâm cùng đồng phạm
thực hiện hành vi mua bán khống
hàng hóa, rút tiền của tổng công ty,
sử dụng sai mục đích gây thiệt hại
số tiền 128 tỉ đồng.
Ngoài ra, Tâm còn lập khống các
chứng từ để lấy hơn 5,1 tỉ đồng của
Công ty Lương thực Trà Vinh để
hợp thức hóa mua hai căn nhà. Sau
đó, bị cáo làm giả các chứng từ chi
mua gạo để cân đối sổ quỹ tiền mặt,
Xử cựu giám đốc
tham ô 5,1 tỉ đồng
Bị cáo Trần Văn Tâm, cựu giámđốc Công ty Lương thực Trà
Vinh, bị cáo buộc thamô tài sản, cố ý làm trái quy địnhNhà
nước gây thiệt hại hơn 128 tỉ đồng.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: HY
Liên quan vụ án này,
hàng loạt cá nhân bị
cơ quan tố tụng tiếp tục
điều tra làm rõ hoặc kiến
nghị xử lý về mặt Đảng.
che giấu số tiền tham ô.
Để kiểm tra, giám sát tại Công ty
Lương thực Trà Vinh, từ năm 2012
đến 2017, nhiều đoàn thanh tra, kiểm
tra được lập. Tuy nhiên, quá trình
này, ông Năng cùng các thành viên
khác không thực hiện đầy đủ nhiệm
vụ được giao, không phát hiện sai
phạm của Tâm và đồng phạm, gây
thiệt hại cho Nhà nước 133 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra
xác định Tâm là người tổ chức, chủ
mưu, tiến hành thực hiện hành vi
tham ô tài sản 5,1 tỉ đồng, cố ý làm
trái quy định Nhà nước gây thiệt hại
hơn 128 tỉ đồng.
Liên quan vụ án này, hàng loạt
cá nhân bị cơ quan tố tụng tiếp tục
điều tra làm rõ hoặc kiến nghị xử lý
về mặt Đảng.
Cựu giám đốc không nhận
tội tham ô
Tại tòa, bị cáo Tâm kêu oan,
cho rằng không tham ô tài sản.
Đối với tội cố ý làm trái, bị cáo
thừa nhận. Tâm khai năm 2015,
ông được bổ nhiệm làm giám đốc
Công ty Lương thực Trà Vinh.
Khi đó, công ty liên tục thua
lỗ và đứng trước nguy cơ phải
chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể,
phá sản. Tình hình hoạt động công
ty khó khăn, hàng tồn kho nhiều,
khó tiêu thụ. Thêm vào đó, giữa
bị cáo và người tiền nhiệm không
có sự bàn giao công việc. Đây là
thiếu sót của bị cáo, bị cáo không
đổ lỗi cho người khác.
Về việc mua bán hai căn nhà, bị
cáo Tâm cho biết công ty mẹ cho
Công ty Lương thực Trà Vinh bán
hai căn nhà để hoạch toán năm
2013 phải có lãi. Bị cáo là quyền
giám đốc, chủ tịch hội đồng thành
viên, bán tài sản trên nhằm mục
đích tăng vốn và tăng doanh thu
của năm 2013.
Bà Châu Thị Thúy Hằng (vợ
giám đốc trước) và bị cáo Võ
Văn Sen mua nhà. Bị cáo nghĩ
hai người trên mới đủ năng lực
tài chính mua nhà và bán được
nhà trong năm 2013. Bị cáo có
chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa
việc bán hai căn nhà, ký khống
các hồ sơ, sổ sách.
“Bị cáo đã sai. Về dòng tiền, bị
cáo không lấy nhưng đi đâu bị cáo
không biết. Khi bị cáo chỉ đạo nhân
viên làm khống hồ sơ là biết sai
nhưng muốn chứng minh cho công
ty mẹ thấy Công ty Lương thực Trà
Vinh có lãi. Bị cáo không tham ô”
- Tâm khai.
Cạnh đó, bị cáo Năng (cựu tổng
giám đốc công ty mẹ) cũng kêu oan.
Hômnay (24-9), phiên tòa tiếp tục
và dự kiến kéo dài trong nhiều ngày.•
Ngày 23-9, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ thẩm,
tuyên phạt bị cáo Võ Minh Trung (33 tuổi, ngụ
Đồng Nai) 16 năm tù về tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi. Bị hại là cháu HTV (sinh năm 2007, Bình
Thuận).
Theo cáo trạng, khoảng đầu năm 2020, thông qua
mạng xã hội Facebook, Trung làm quen với cháu V.
và ngỏ lời yêu đương. Ngày 14-2, Trung đón taxi
chở cháu V. từ Bình Thuận vào TP Long Khánh
(Đồng Nai) chơi. Sau khi ăn uống, Trung chở cháu
V. vào một nhà nghỉ ở TP Long Khánh và năm lần
thực hiện hành vi quan hệ tình dục với cháu.
Sáng 16-2, Trung chở cháu V. về lại Bình Thuận.
Tối cùng ngày, Trung lại đón cháu V. về nhà mình
ở TP Long Khánh và tiếp tục quan hệ. Tổng cộng,
Trung đã tám lần xâm hại cháu V.
MINH VƯƠNG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook