222-2020 - page 12

12
HUY TRƯỜNG
H
ơn 20 năm rồi, cụ bà
vẫn lặng lẽ ôm ấp tình
yêu với bọn học trò
qua từng viên kẹo nhà quê.
Vừa mưu sinh
vừa giữ hồn quà quê
Bà Tèo là cái tên quen gọi
về cụ của tụi học trò ở quê.
Cụ tên thật là Nguyễn Thị
Năm, nay đã 87 tuổi. Không
biết từ khi nào cái tên đó lại
gắn liền với cụ mỗi khi tụi
học trò đến mua kẹo.
Chúng tôi gặp cụ bà vào
một sáng cuối tháng 9, ở một
khu chợ gần trường học tại
thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).
Đến một con hẻm ở đường
Lê Quý Đôn, hỏi nhà cụ Tèo
kẹo ú, không ai là không biết.
Căn nhà cấp bốn cũ kỹ,
vỏn vẹn chỉ khoảng chục mét
vuông nằm ở cuối con đường
đất đỏ là nhà cụ Tèo. Khách
đến, cụ Tèo vẫn đang loay
hoay nhóm bếp để đun nước
đường làm kẹo. Ấn tượng
đầu tiên với chúng tôi có lẽ
là nụ cười hiền từ gợi lên trên
khuôn mặt cụ bà. Những nếp
nhăn xô vào nhau đều đặn.
Vừa làm cụ Tèo vừa kể
về chuyện, cụ vốn là người
gốc Quảng Nam. Nhưng từ
thời con gái, cụ một thân một
mình lên Tây Nguyên để sinh
sống và làm thuê. Cuộc sống
vất vả và trải qua nhiều nghề
để mưu sinh cho đến tận giờ.
Cụ có bảy người con cả thảy
nhưng đã mất bốn người.
Những người còn lại cũng ở
gần với cụ nhưng cuộc sống
khó khăn nên không giúp
được cụ nhiều.
Nồi đường trên bếp bắt đầu
đặc lại. Cụ Tèo nhấc lên, đổ
vào một cái mâm trắng đã
bôi dầu và đợi cho đường
nguội lại. Vừa làm cụ vừa
kể về việc cụ đã học lỏm
đều cần rất nhiều sức và sự
khéo léo. Vậy nên chẳng có
mấyngười theođược nghề đến
hơn 20 năm như cụ Tèo. Cụ
nói quan trọng là mình làm
phải sạch sẽ, nếu không sẽ
làm tội tụi học sinh. Hơn 20
năm, biết bao nhiêu tình cụ
bà đùm trong từng viên kẹo ú.
“Bà nội kẹo ú”... đừng
bị làm sao nha!
Cứ mỗi khi làm xong kẹo,
cụ Tèo lại đi bộ cả cây số
để mang số kẹo này ra chợ
và trường học gần đó bán.
Điều đáng nói, bây giờ trên
thị trường có nhiều loại bánh
ngon, kẹo đẹp nhưng lạ thay
khi thúng kẹo ú của cụ bà vừa
đến chỗ không bao lâu thì đã
được bán sạch.
“Tụi học trò tội lắm, ngày
mô không thấy bà ra bán là
tụi nó lại hỏi. Mình gắn bó
được với tụi nó nên tụi nó
thương lắm. Hễ mang ra là
hết, chứ không cần phải ngồi
lâu như bán những thứ khác.
Đứa nào có gia đình khá khá
tí thì mua nhiều, đứa nào
không có tiền thì mình cho
bịch kẹo để chúng mang vô
trường ăn. Chúng hay nói
với bà là “Bà nội đừng có bị
sao nha, bị sao tụi con thèm
kẹo chết mất”. Nói vậy chớ,
nội giờ cũng già rồi, không
biết làm được bao nhiêu năm
nữa nhưng mà tới đâu thì tới,
bà cũng làm cho tụi nhỏ ăn
chớ” - cụ Tèo nói.
Trước kia, khi còn khỏe,
mỗi ngày cụ Tèo làm cả hơn
chục ký kẹo để đem bán, thu
nhập của cụ chừng vài trăm
ngàn đồng. Nhưng rồi năm
tháng đi qua, sức cụ không
còn như trước nữa, nay mỗi
ngày cụTèo kéo được khoảng
vài ký kẹo, thu nhập chỉ đủ
trang trải qua ngày. Đôi khi
may mắn, có người từMỹ về,
do nhớ tuổi thơ nên cũng tìm
đến nhà cụ để đặt làm kẹo,
đem sang nước ngoài làm
quà biếu.
“Họ nói giờ bánh kẹo ngon
thì không thiếu nhưng để tìm
mua được cây kẹo ú từngày xa
xưa thì rất hiếmgặp.Có thểkẹo
ú không ngon bằng thứ khác
nhưng nó chứa cảmột thời yêu
thương” - cụ Tèo kể lại.
Chia sẻ với chúng tôi về
mong muốn của mình, cụ
Tèo thật thà nói, hồi xưa học
lỏm của người ta thì khó chứ
bây giờ mong có người thích
làm kẹo là cụ sẵn sàng chỉ.
Làm kẹo ú cũng đơn giản, chỉ
cần canh đủ bột, đủ đường và
đánh bột sao cho nhuyễn là
được, có gừng nhiều thì kẹo
sẽ thơm hơn.•
“Bà nội kẹo ú” cuối cùng ở
Tây Nguyên
Nhìn những
động tác dứt
khoát, khỏe
khoắn của
“bà nội kẹo
ú” trong công
việc vất vả,
cần nhiều sức
lực này, nhiều
người không
khỏi cảm
phục lẫn ứa
nước mắt vì
thương.
Sẽ tận tình
truyền nghề
Giờngườitamuốnlàmnhững
cái nhanh có tiền, chứ làm kẹo
ú mất thời gian mà lại tốn sức
lắm. Thành ra muốn làm được
thì phải kiên trì. Giờ chỉ sợmình
không sống được bao nhiêu
năm nữa nên có ai hỏi thì bà
sẽ tận tình chỉ.
Cụ
NGUYỄN THỊ NĂM
Họ đã nói
Cụ Tèo hơn 20 năm làmkẹo ú bán cho học sinh. Ảnh: H.TRƯỜNG
nghề làm kẹo như thế nào.
“Hồi xưa khổ lắm, làm đủ cái
nghề. Rồi thấy họ làm kẹo ú
này hay hay nên mình cũng
sang nhờ họ chỉ cho để làm.
Nhưng họ không có chỉ gì cả,
vì sợ mình làm được, họ bán
ế”. Cụ lén coi họ làm ra sao
rồi học theo. Ví dụ coi họ bỏ
đường ra sao, rồi đậu, gừng
là bao nhiêu thì được.
Sau khi đường nguội, cụ
nhồi cho đặc quánh lại thành
một khối dẻo quẹo. Sau đó,
khối đường này sẽ được đưa
lên một cây gỗ được thoa dầu
sẵn để quất cho dẻo ra. Thanh
quất làmột cây gỗmàu đen, có
một chấu đểmắc bột và đường
vào. “Điều quan trọng là phải
quất cho nhanh, càng nhanh
thì kẹo càng dẻo. Để nguội
thì bột cứng lại và không đập
được nữa. Đây cũng là một
trong những công đoạn quan
trọng và tốn sức nhất của việc
làm kẹo” - cụ Tèo nói và đưa
tay quất liên tục những khối
bột vào thân cây gỗ.
Nhìn đôi tay già nua với
những đường gân guốc đang
thoăn thoắt quất thớ bột cho
Cụ Tèo nói quan
trọng là mình làm
phải sạch sẽ, nếu
không sẽ làm tội tụi
học sinh. Hơn 20
năm, biết bao nhiêu
tình cụ bà đùm trong
từng viên kẹo ú.
mềm dẻo của cụ Tèo khiến
nhiều người thấy rất thương.
Đáng lẽ ở cái tuổi gần đất xa
trời, cụ phải được nghỉ ngơi
chứ không phải làm những
công việc nặng nhọc như thế
này. Vậy mà cụ Tèo chỉ cười
rồi nói: “Làm thì hắn cũng cực
thiệt nhưng nhờ làm như thế
này nên bàmới khỏe đến hôm
nay. Chớ không làm thì tay
chân khó chịu lắm, mà làm
hoài nên khỏe. Nhờ người
ta làm cũng không được, vì
không quen mà rớ tay vào là
bột nó cứng lại thì chỉ có bỏ”.
Khoảng 20 phút liên tục
làmmềmbột, cụTèo lại mang
khối dẻo quẹo đếnmột cái bàn
tròn lớn, có sẵn bột mịn. Tại
đây, cụ đặt khối đường vừa
quất xong lênmột mảnh nylon
sạch để làm dẹp, sau đó rắc
đậu và mè vào giữa. Sau khi
bỏ nhân vào trong, khối bột
đường được cuốn lại thành
một khối dài. Cuối cùng, dùng
kéo cắt thành những đoạn nhỏ
và lăn qua bột mịn là xong.
Công việc tưởng chừng rất
đơn giản với vài công đoạn,
thế nhưngmỗi một công đoạn
Đời sống xã hội -
ThứHai 28-9-2020
Giải Sáchhay thugọn tổ chức 2năm/lần
Sáng 27-9, lễ trao giải Sách hay lần thứ 10 đã diễn ra tại
TP.HCM. Đánh dấu 10 năm của giải thưởng thường niên
này là công bố từ nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung
rằng từ mùa giải thứ 11, Sách hay sẽ không còn thường
niên nữa mà sẽ tổ chức trao giải hai năm/lần. Ban tổ chức
giải thống nhất đi đến quyết định này với lý do để có thời
gian tuyển chọn nhiều hơn.
Thực tế, Sách hay thu hẹp giải thưởng là một điều
không vui cho những ai theo dõi giải thưởng suốt 10 năm
qua. Bởi như chia sẻ của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam
Sơn, thành viên hội đồng trao giải: “Biển sách mênh
mông, giải Sách hay là hoạt động nhỏ bé để đưa tình yêu
đọc sách vào lòng biển đó. Cái gì cũng có thể mua được
thì giải Sách hay là không thể mua được…”.
10 năm, hành trình của một giải thưởng độc lập, không
bị tác động bởi quyền lợi vật chất hay bất cứ cá nhân nào.
Đó cũng là điều làm công chúng tin tưởng và chờ đợi ở
những sách được giải Sách hay vinh danh. 10 năm qua,
Sách hay đã trao giải cho 62 tác phẩm viết của tác giả
trong nước và 70 công trình dịch thuật của các tác giả
nước ngoài và dịch giả Việt Nam.
15 đầu sách được Sách hay trao giải năm nay ở bảy
hạng mục giải thưởng có thể xem là một bức tranh căn
bản về tình hình học thuật, tri thức của Việt Nam năm
qua. Ở đó có những sáng tạo mới mẻ lẫn những giá trị
kinh điển của thế giới đã bị lãng quên nay được đem đến
cho người đọc.
Trên tinh thần chung của giải thưởng là độc lập và khai
phóng, hạng mục sách giáo dục năm nay đã vinh danh
tác phẩm
Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản
(tác giả
Nguyễn Quốc Vương) và dịch phẩm
Biện hộ cho một nền
giáo dục khai phóng
(tác giả Fareed Zakaria, dịch giả
Châu Văn Thuận). Tại lễ trao giải, tác giả Nguyễn Quốc
Vương đã chia sẻ: “Tôi chỉ nêu vấn đề, thực tiễn giáo dục
của Nhật Bản rất quan trọng mà Việt Nam có thể tìm thấy
ở đó cách đi cho chính mình. Và hiện nay chúng ta có
nhìn ra thế giới cũng là để soi lại chính chúng ta”.
Hay những nghiên cứu độc lập như bộ sách hai quyển
Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của
nhà Nguyễn
của tác giả Nguyễn Quốc Trị, cháu đời thứ ba
của đại thần Nguyễn Văn Tường, được trao giải ở hạng
mục Sách phát hiện mới; tác phẩm
Làng mạc ở châu thổ
sông Hồng
của tác giả Nguyễn Tùng và Nelly Krowolski
ở hạng mục sách nghiên cứu… được vinh danh đều rất
hữu ích cho độc giả.
Nghiên cứu độc lập, cởi mở và trẻ hóa tác giả là điều
mà không chỉ giải Sách hay mà rộng ra là một xã hội đang
mong muốn hướng đến.
QUỲNH TRANG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook