222-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 28-9-2020
Nhiều tỉnh, TP trong cả nước đã triển khai các giải pháp thu
hút khách nội địa trong những tháng cuối năm 2020.
Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch TP.HCM chuẩn bị triển khai
chương trình kích cầu du lịch. Chương trình đề xuất miễn phí
vé vào cổng các điểm tham quan do Nhà nước quản lý; các
điểm do tư nhân quản lý giảm 50% giá vé vào cổng. Các cơ
sở cung ứng dịch vụ du lịch sẽ giảm từ 30% trở lên so với giá
niêm yết…
Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Võ Thị Ngọc Thúy cho
hay TP.HCM tiếp cận kích cầu theo hai hướng: Mức giá và
nhu cầu của người dân. Hơn nữa, TP.HCM kích cầu bằng cách
khuyến khích người dân TP.HCM đi du lịch trong TP và người
nơi khác đến TP. Cùng đó là hướng ra ngoài bằng cách khuyến
khích người dân từ TP.HCM đi ra các tỉnh, địa phương khác
thông qua việc liên kết với 13 tỉnh ĐBSCL, năm tỉnh Đông
Nam bộ, tám tỉnh Tây Bắc, tám tỉnh Đông Bắc và năm tỉnh
miền Trung.
“Kích cầu phải tạo động lực để du lịch có sức sống trở lại,
không chỉ nhắm đến một địa phương nào” - bà Thúy nêu ý
kiến. Bà Thúy cũng cho biết thêm, TP.HCM sẽ phát huy thực
chất nhất liên kết vùng để tạo ra sản phẩm hấp dẫn, có sự kết
nối giữa các địa phương, trong đó TP.HCM chỉ là một mắt
xích.
Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành gói kích cầu khoảng 100 tỉ
đồng, giảm 50% giá vé thu phí vào điểm tham quan và tham
quan lưu trú trên vịnh Hạ Long; giá vé thu phí tham quan cho
khách du lịch tại các điểm Bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích
và danh thắng Yên Tử cho đến ngày 31-12. Đồng thời,
Quảng Ninh giảm 100% giá vé thu phí vào điểm lưu trú trên
vịnh Hạ Long vào một số ngày đặc biệt.
Tuy vậy, nhiều ý kiến góp ý chương trình kích cầu du lịch
nội địa lần hai cần có nhiều điểm mới. Bởi giá tour không
còn là yếu tố quá hấp dẫn, quan trọng là sản phẩm mới lạ,
độc đáo, mang lại nhiều trải nghiệm khác biệt cho du khách.
Bên cạnh đó, thay vì tập trung ồ ạt tất cả tuyến, doanh
nghiệp cần đưa ra các lựa chọn điểm đến an toàn, đặc sắc nhất
Phát triển các dịchvụ, sảnphẩmdu lịchriêngbiệt
“Kích cầu phải tạo động lực để du lịch có sức sống trở lại, không chỉ nhắmđếnmột địa phương nào” - PhóGiámđốc SởDu lịchTP.HCMVõThị NgọcThúy.
QUANGHUY-VIẾTTHỊNH
N
gành du lịch vừa tiếp
tục phát động chiến
dịch kích cầu du lịch
nội địa với chủ đề “Du lịch
Việt Nam an toàn, hấp dẫn”
khi đợt dịch COVID-19 thứ
hai được kiểm soát.
Nhiều ý kiến cho rằng dịch
COVID-19 đã thay đổi du lịch,
do vậy để khắc phục nhanh
hậu quả dịch bệnh, các doanh
nghiệp (DN) cần tưduy và tiếp
cận khách hàng theo cáchmới.
Đặc biệt DN nên đẩy mạnh
việc chuyển đổi số, sử dụng trí
tuệ nhân tạo, công nghệ mới
để tăng tốc.
Phải tự thích nghi và
thay đổi
ÔngNguyễnVănMỹ,Giám
đốc Công ty Du lịch LửaViệt,
cho biết khi thông tin dịch
COVID-19 bùng phát trở lại
tạiĐàNẵng, từ tháng7 cácDN
du lịch khốn khổ vì rất nhiều
khách hoãn, hủy tour du lịch.
Không ít người đòi lại tiền đặt
cọc khiếnDNdu lịch khó khăn
hơn do đã thanh toán với đơn
vị cung cấp dịch vụ. 
TheoTổng cụcDu lịch, tính
đến cuối tháng 8 tỉ lệ khách du
lịch hủy phòng các khách sạn
khoảng 90%-100% ở hầu hết
địa phương.
“Chúng tôi phải làmviệc với
các bên để giảm tối đa thiệt
hại. Không chỉ Lửa Việt, mà
các DN trong ngành du lịch
đều đang cố gắng giảm thiểu
thiệt hại cho khách hàng, đối
tác cung cấp dịch vụ cho công
ty” - ông Mỹ nói.
Lãnh đạo Công ty Du lịch
Lửa Việt cũng cho rằng
các
DN phải tập sống chung với
dịch và phải tự lực cánh sinh,
Giải phápđặc biệt đểhồi si
Sau khi dịch được kiểm soát, dự
báo du lịch sẽ phục hồi với tốc độ
nhanh chóng, thậm chí khách có
thể còn nhiều hơn trước đây.
Đề xuất cho doanh nghiệp du lịch vay lãi suất 0%
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng vì đợt dịch COVID-19 thứ hai, ngành du lịch Việt Namđược dự báo sẽ phục hồi nhanh.
Trong ảnh: Du khách đang nghỉ dưỡng tại khu du lịchAquatopiaWater Park ở PhúQuốc. Ảnh: VIẾT THỊNH
“Đợt kích cầu lần
này không thể trông
đợi vào giảm giá.
Giá đã giảm hết cỡ,
không thể thấp hơn,
DN đã kiệt sức. Do
vậy nên tập trung
vào chất lượng dịch
vụ.”
Ông
Vũ Thế Bình
,
Phó Chủ tịch thường trực
Hiệp hội Du lịch
Sở Du lịch TP.HCM vừa có đề xuất cho DN du lịch có quy mô
lớn trên 200 lao động được vay vốn với lãi suất 0%để trả lương.
Trước đó, cơ quan này cho biết các DN trong ngành khó tiếp
cận các gói vay tín chấp do bị xếp vào nhóm ngành rủi ro cao
đối với các ngân hàng. Đến ngày 24-8, chỉ 7/50 DN lữ hành và
cơ sở lưu trú gặp khó khăn được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.
Đồng thời, hầu hết người lao động và DN lữ hành (đặc biệt là
DN vừa và nhỏ) chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng
của Chính phủ.
Mới đây, Bộ VH-TT&DL cũng có văn bản trình Thủ tướng đề
xuất các giải pháp cấp bách hỗ trợ DN du lịch trước bối cảnh
tác động của đại dịch COVID-19. Theo đó, bộ đề nghị có chính
sách lùi thời gian trả lãi suất đến tháng 12-2021, bên cạnh các
giải pháp hỗ trợ về tài khóa và tín dụng như hiện nay. Đồng
thời, thuế suất VAT được đề xuất giảm từ 10% xuống còn 5%
trong năm 2020 và 2021, giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu
trú ngang bằng giá điện sản xuất trong năm nay và những
năm tiếp theo.
chủ động có phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh. DN
phải tự thíchnghi, thayđổi quản
lý nhân sự, sử dụng công nghệ
nhiều hơn.
“Hậu dịch COVID-19, dự
báo du lịch nội địa sẽ lên ngôi
đầu tiên. Các DNdu lịch sẽ có
nhiều dịch vụ cộng thêm cho
khách nội địa như đến tận nơi
tư vấn cho khách chứ không
bắt khách đến văn phòng, xe
đưa đón từ nhà đến sân bay,
khuyếnmãi giảmgiá…” - ông
Mỹ nói.
Ông Trần Hùng Việt, Chủ
tịchHiệphộiDu lịchTP.HCM,
cũng nhận định sau khi dịch
được kiểmsoát, du lịch nội địa
đã và sẽ phục hồi với tốc độ
nhanh chóng, thậm chí khách
còn nhiều hơn trước đây.
“Vấn đề ở đây là các DN
du lịch, ngành hàng không
và đặc biệt là cần sự đồng
hành từ phía cơ quan báo chí
để giúp kích cầu du lịch. Rất
cần những thông tin về những
điểm đến đẹp của Việt Nam,
những điểm du lịch an toàn
để kéo khách du lịch quay trở
lại” - ông Việt nói.
Bên cạnh sự nỗ lực của từng
DN du lịch, ôngViệt cho rằng
rất cần có một chương trình
chung nhằm tăng cường sự
liên kết các DN, các ngành
với nhau để đưa ra một mức
giá hợp lý tạo sự kích cầu cho
du lịch nội địa. Để các DN du
lịch có thể trụ được trong thời
gian khó khăn này, họ chỉ cần
hòa vốn, nuôi được bộ máy
và trả được các chi phí là đã
thành công.
“TP.HCM cần duy trì sự
liên kết với cơ quan du lịch
của các nước trong khu vực
và trên thế giới nhằm nắm bắt
tình hình, chuẩn bị kỹ lưỡng.
Điều này là để ngay khi các
quốc gia nàymở cửa, chúng ta
có thể tái khởi động một cách
nhanh chóng vào thị trường
quốc tế” - ôngViệt nhấnmạnh. 
Không chỉ là
giảm giá
Bộ VH-TT&DL đã phát
động chương trình kích cầu
du lịch lần hai với chủ đề
“Trải nghiệm Việt Nam an
toàn, hấp dẫn”. Như vậy, so
với lần đầu tiên, chương trình
kích cầu lần hai tập trung
vào hai yếu tố an toàn và hấp
dẫn. Cụ thể, người cung ứng
dịch vụ và môi trường cung
cấp dịch vụ từ vận chuyển,
hàng không, lưu trú, khu vui
chơi giải trí… phải tuân thủ
các quy định về quy trình an
toàn phòng, chống dịch bệnh,
đồng thời phía khách du lịch
có ý thức chủ động phòng,
chống dịch.
Về vấn đề này, ông Đinh
Ngọc Đức, Vụ trưởngVụ Thị
trường du lịch - Tổng cục Du
lịch, giải thích thêm, sựhấpdẫn
trong đợt kích cầu lần hai sẽ
tập trung vào tính liên kết tốt
giữa các liên minh kích cầu,
tạo ra các sản phẩm, tuyến du
lịchmới giá tốt, hấp dẫn và đa
dạng. Những sản phẩm nghỉ
dưỡng, có lợi cho sức khỏe,
du lịch golf... sẽ được đề cao.
Ngoài ra, các sản phẩm cần
đảmbảo chính sách hoàn hủy,
hoàn đổi linh hoạt để du khách
có thêm nhiều lựa chọn.
Bên cạnh các đối tượng
khách là người Việt Nam,
nhóm khách nước ngoài sinh
sống, làm việc ở Việt Nam,
chuyên gia, người lao động
nước ngoài... cũng cần được
chú trọng. Đây là nhómkhách
tiềm năng khi một số đường
bay quốc tế được mở lại trong
thời gian tới.
“Chúngtôicoihọlànhữngđại
sứ quảng bá du lịch Việt Nam
an toàn với thị trường quốc tế”
- ông Đinh Ngọc Đức chia sẻ.
Theo ôngVũThếBình, Phó
Chủ tịch thường trực Hiệp hội
Du lịch, giải pháp kích cầu
du lịch lần này phải đặc biệt.
Theo đó, vừa kích cầu chúng
ta vừa phải nghĩ giải pháp xa
hơn, tốt hơn, ví dụ như sống
chung với dịch.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook