222-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 28-9-2020
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Thất nghiệp, thuê xe đi cầm lấy tiền xài
MINHVƯƠNG
T
AND quận Thủ Đức, TP.HCM
vừa xét xử sơ thẩm vụ tranh
chấp yêu cầu bồi thường thiệt
hại về sức khỏe giữa nguyên đơn
là bà Huỳnh Thị Mỹ (38 tuổi) và bị
đơn là bà Lê Ngân Giang (41 tuổi,
cùng trú quận Thủ Đức).
Đánh nhau vì
mâu thuẫn nhỏ
Theo đơn khởi kiện, bà Mỹ là chủ
một khách sạn trên địa bàn quậnThủ
Đức, còn bà Giang nhà ở kế bên.
Ngày 15-12-2019, bà Mỹ đang dọn
vệ sinh tại khách sạn thì bà Giang
cùng ba người khác bất ngờ xông
vào đánh khiến bà bị thương tích
4% ở vùng mặt, bụng và trên người.
Bà Mỹ lý giải mâu thuẫn có thể
do lúc dọn vệ sinh, bà đã đổ nước
ra ngoài sân khiến nước chảy lan
sang nhà bà Giang. Ngoài ra, trước
đó một tháng, bà Mỹ phát hiện nhà
của mình bị thủng một lỗ do mũi
khoan vào tường từ phía nhà bà
Giang nên đã nhắc nhở.
Cho rằng hành vi của bà Giang
là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống, sức
khỏe của mình, bà Mỹ đã khởi kiện
yêu cầu tòa án buộc bà Giang phải
bồi thường tổn thất thiệt hại về sức
khỏe với số tiền 74,5 triệu đồng.
Sau đó, bà Giang có đơn phản
tố đối với yêu cầu khởi kiện của
bà Mỹ. Trong đơn, bà Giang nêu
lúc xô xát, bà Mỹ đã dùng cán cây
lau nhà đánh liên tục vào người và
xé rách áo của bà. Bà yêu cầu nữ
chủ khách sạn phải bồi thường chi
phí bồi dưỡng phục hồi sức khỏe,
thiệt hại do bị xâm phạm về danh
dự, nhân phẩm, tinh thần tổng cộng
150 triệu đồng.
Đòi bồi thường 5 triệu
đồng vì… áo bị rách
Tại tòa, nguyên đơn giữ nguyên
yêu cầu khởi kiện, đưa ra những giấy
tờ chứng minh cho việc phải điều
trị tại bệnh viện do vết thương mà
bị đơn đã gây ra. Về phía bị đơn,
TAND tỉnh Phú Yên vừa tuyên phạt bị cáo
Nguyễn Thị Thiên Sinh (SN 1991, trú tại TP Tuy
Hòa, Phú Yên) 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
Theo hồ sơ, Sinh không có nghề nghiệp gì nhưng
nói với anh Nguyễn Thái Huy - đại diện Công ty
TNHH Hân Tiên, TP Tuy Hòa là mình đang làm
việc cho công ty, tổ chức phi chính phủ. Sinh nói
mình cần thuê ô tô để chở người nước ngoài đi họp
ở TP Tuy Hòa và TP Cam Ranh, Khánh Hòa.
Tin lời Sinh, anh Huy cho Sinh thuê ô tô biển số
78A-054.29, thời gian thuê là một tháng (từ ngày
7-11-2018 đến 7-12-2018), tiền thuê xe là 17 triệu
đồng. Sau khi nhận xe, Sinh điều khiển vào TP Cam
Ranh cầm cố được 150 triệu đồng sử dụng trả nợ,
trả tiền thuê xe và tiêu xài cá nhân.
Một tháng sau, khi đã xài hết tiền, Sinh tiếp tục
nói dối anh Huy là cần thuê thêm xe để chở người
nước ngoài đi họp. Anh Huy cho Sinh thuê ô tô biển
số 78A-054.15, sau đó Sinh tiếp tục đem xe vào
Khánh Hòa cầm cố được 200 triệu đồng.
Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự
TP Tuy Hòa kết luận hai ô tô nói trên có tổng giá trị
1,203 tỉ đồng.
SÔNG BA
Nguyên đơn - bàHuỳnh Thị Mỹ tại tòa. Ảnh: MV
HĐXX nhận định có căn
cứ để xác định bị đơn
đã gây thương tích cho
nguyên đơn với tỉ lệ 4%.
Dựa trên tỉ lệ thương tật
4% thì mức bồi thường về
tinh thần là 40% của 50
tháng lương cơ sở, tương
đương 29,8 triệu đồng.
Từ chuyện lặt vặt,
2 bà lôi nhau ra tòa
Nữ chủ khách sạn trong lúc dọn vệ sinh đã để nước chảy qua nhà
hàng xóm, dẫn đến ẩu đả và khởi kiện nhau ra tòa đòi bồi thường.
bà Giang không thay đổi yêu cầu
phản tố, đồng thời đề nghị tòa buộc
nguyên đơn phải bồi thường chiếc
áo bị rách có giá trị là 5 triệu đồng.
Luật sư đề nghị hòa giải nhưng
bất thành.
Phát biểu quan điểm, VKS cho
rằng yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn là có căn cứ để chấp nhận. Việc
bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm của nguyên đơn thì cần phải
xem xét các quy định của BLDS.
Đối với yêu cầu phản tố của bị
đơn, VKS cho rằng yêu cầu này
không có cơ sở, không phù hợp quy
định pháp luật nên đề nghị HĐXX
không chấp nhận.
HĐXX nhận định có căn cứ để
xác định bị đơn đã gây thương tích
cho nguyên đơn với tỉ lệ 4%. Chứng
cứ là các hóa đơn mua thuốc, khám
chữa bệnh… tổng số tiền hơn 8 triệu
đồng. Dựa trên tỉ lệ thương tật 4%
thì mức bồi thường về tinh thần
là 40% của 50 tháng lương cơ sở,
tương đương 29,8 triệu đồng. Trong
phạm vi khởi kiện, HĐXX chỉ xem
xét mức bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm.
Với yêu cầu phản tố, bị đơn bổ
sung việc đòi bồi thường giá trị là
chiếc áo bị hỏng tương đương 5
triệu đồng ngay tại tòa là không
phù hợp với quy định của BLDS.
Do đó, HĐXX không chấp nhận yêu
cầu này. Đồng thời, bị đơn không
chứng minh được thương tích do
nguyên đơn gây ra, không chứng
minh được việc bị xúc phạm danh
dự, nhân phẩm.
Từ đó, HĐXX TAND quận Thủ
Đức tuyên buộc bị đơn phải bồi
thường cho nguyên đơn 29,8 triệu
đồng, đồng thời tòa bác toàn bộ yêu
cầu phản tố của bị đơn.•
Các ý kiến phản hồi của bạn đọc cho thấy hiện có đủ dạng
phản ứng đối với quy định nêu trên của Thông tư 32. Có không
ít người cự nự Bộ GD&ĐT đã xả cảng vô lý dễ dẫn đến mất
kiểm soát mặc dù Thông tư 32/2020 vẫn tiếp tục cấm đoán,
chỉ cho phép một loại trừ duy nhất nêu trên. Cũng có không
ít người chê trách Bộ GD&ĐT như muốn “ép phụ huynh mua
smartphone” để học sinh đáp ứng được yêu cầu dạy học của
thầy cô…
Bỏ qua những nhầm lẫn (có thể từ cách nói gọn của báo
chí là “cho học sinh dùng điện thoại trong lớp”) và nghi vấn
không có căn cứ nêu trên thì số lớn không đồng ý không phải vì
không hiểu đúng quy định mới mà là vì lo ngại những phát sinh
có liên quan.
Mỗi người mỗi ý nhưng tựu trung là: Với việc được dùng
điện thoại trong giờ học cho mục đích học tập, các học sinh có
thể lạm dụng để học thì ít mà chơi thì nhiều.
Chẳng hạn, có người nói việc cho mở điện thoại trong giờ
học sẽ khiến lớp học mất tập trung, làm ảnh hưởng đến việc
dạy lẫn học. Người bảo lâu nay ý là cấm tiệt mà các em vẫn
mở điện thoại để chơi game, xem phim, tán gẫu…; giờ cho
phép dùng thì coi chừng tiếng là để phục vụ việc học nhưng
các em sẽ lợi dụng để được chơi nhiều hơn nữa. Người cho
là khi sĩ số lớp học đông thì thầy cô khó lòng quản lý xuể,
các em có thể táy máy chụp ảnh, quay phim những hình ảnh
không mấy đẹp trong lớp rồi cắt xén khỏi bối cảnh để tung lên
mạng…
Những ưu tư ấy rất đáng ghi nhận do đến từ những trường
hợp không hay đã xảy ra tuy không phổ biến nhưng không ai
dám chắc là con em của mình sẽ không bị dính vào. Thế nhưng
vẫn cần phải tách bạch các loại vi phạm thì mới có được tiếng
nói chung về Thông tư 32/2020 chỉ một tháng nữa là có hiệu
lực.
1. Tính hợp lý của sự cho phép có giới hạn
Trong việc phát triển văn hóa đọc, Điều 24 của thông tư trên
quy định: Trường trung học tạo điều kiện cho học sinh… tiếp
cận và sử dụng thông tin từ thư viện, các nguồn thông tin hữu
ích khác để phát triển văn hóa đọc. Trường trung học có trách
nhiệm phát triển kỹ năng đọc và kỹ năng tìm kiếm thông tin
cho học sinh... Về quyền của học sinh, khoản 1 Điều 35 của
thông tư quy định học sinh được sử dụng trang thiết bị, phương
tiện phục vụ các hoạt động học tập… của nhà trường theo quy
định.
Như vậy, việc cho phép học sinh được sử dụng các tiện ích
của công nghệ thông tin thông qua chiếc điện thoại di động
“khi đang học tập trên lớp” để “phục vụ cho việc học tập” và
được “giáo viên cho phép” (như quy định của khoản 4 Điều 37
của thông tư) là hoàn toàn phù hợp, bảo đảm được sự xuyên
suốt, hợp lý giữa các quy định trong thông tư.
Theo đó, đối chiếu với các nguyên tắc luật định, hiệu trưởng,
giáo viên, học sinh… các trường trung học có nhiệm vụ thi
hành quy định mới của thông tư. Tất nhiên, các phụ huynh
cũng sẽ tham gia hỗ trợ để con em của mình thực thi tốt sự cho
phép dùng điện thoại có giới hạn ở lớp học.
2. Cách thức triển khai để tăng lợi, giảm hại
Do thông tư chỉ đưa ra quy định chung nên các trường cần
có sự triển khai cụ thể, phù hợp để sự cho phép có giới hạn của
Bộ GD&ĐT phát huy được mặt lợi, giảm được mặt hại do cách
dùng không đúng của học sinh.
Từ cách làm hiệu quả của một số trường tại TP.HCM, các
trường khác có thể ban hành hướng dẫn loại giờ học, thời
gian… mà học sinh được dùng điện thoại. Đối với các trường
hợp sử dụng sai mục đích, vi phạm nội quy của trường, lớp,
thậm chí là vi phạm pháp luật về việc dùng mạng xã hội thì tùy
mức độ mà các em được nhắc nhở hay bị áp dụng các hình thức
chế tài phù hợp.
Riêng những vùng xa, mạng Internet chưa phát triển hoặc ở
nơi mà học sinh chưa có nhiều điện thoại thông minh thì nhà
trường, giáo viên sẽ chưa tổ chức các tiết học mà các học sinh
cần phải dùng điện thoại để tránh những phiền toái không cần
thiết.
Tóm lại, với quy định mới của Thông tư 32/2020, hy vọng là
nhà trường, phụ huynh và số đông học sinh sẽ luôn có sự hợp
tác tích cực và biết cách điều chỉnh để việc sử dụng điện thoại
của các em phù hợp và có lợi cho việc học. Những chuyện
chưa được liên quan đến điện thoại, nhất là khi không phải
trong giờ học, sẽ được các phụ huynh cùng nhà trường tiếp tục
sát cánh định hướng ý thức, hành vi thay vì lo sợ và muốn triệt
tiêu hết thảy.
NGUYÊN THY
Được, chưađược từquyđịnh
mới cấmđiện thoại
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook