224-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư30-9-2020
Cách chức trưởng ban kho
Trong vụ án này, ông Võ Ngọc Sinh đã chết nên không xử lý trách
nhiệm hình sự.
Còn bà Nguyễn Thị Thanh Hà và bà Lê Thị Huyền (trưởng ban kho
Nhà máy sữa Đà Nẵng) không biết các bị cáo tham ô, không nhận
tiền. Hai người này tuy không bị truy cứu nhưng đã bị Nhà máy sữa
Đà Nẵng kỷ luật. Trong đó, bà Huyền bị cách chức, bà Hà bị chậm
nâng lương sáu tháng.
đơn GTGT, thực hiện hợp thức
các hóa đơn khống để chiếm đoạt
tiền của công ty sữa.
Khoảng cuối tháng 3 và tháng
4-2016, qua quá trình làm phiếu
nhập kho, bà Nguyễn Thị Thanh
Hà (nhân viên kế toán thống kê
Nhà máy sữa Đà Nẵng) kiểm
kê, phát hiện số lượng dầu xuất
kho không có chứng từ nên báo
cáo Phú. Phú giải thích do số
lượng dầu xuất qua tài khoản
trung gian nhằm giảm lượng
dầu theo yêu cầu của chương
trình phát triển bền vững của
công ty.
Phú yêu cầu bà Hà đưa lượng
dầu này vào phiếu xuất kho điều
chỉnh cuối tháng với nội dung
điều chỉnh hàng tồn kho sau
kiểm kê chờ xử lý hoặc điều
chỉnh hàng tồn kho do hao hụt
bồi thường chờ xử lý và trình
ông Sinh duyệt. Sau đó, Phú thực
hiện bút toán các khoản chi phí
này vào chi phí sản xuất báo cáo
lên hệ thống kế toán của công ty
theo quy định.
Từ tháng 3-2016 đến tháng
7-2018, Công ty Quang Minh
xuất khống cho Nhà máy sữa Đà
Nẵng 55 hóa đơn với số lượng
dầu xuất khống là 692.000 lít.
Tổng số tiền Công ty CP Sữa
Việt Nam thanh toán cho các
hóa đơn này và bị chiếm đoạt
là hơn 9,5 tỉ đồng. Trong đó,
Tỉnh chuyển vào tài khoản Phú
hơn 8,5 tỉ đồng và giữ lại hơn
1 tỉ đồng.
Đến tháng 7-2018, ông Nguyễn
Văn Tiến được giao quyền giám
đốc Nhà máy sữa Đà Nẵng thay
ông Sinh (chết ngày 5-4-2018).
Ông Tiến kiểm tra các phiếu
xuất kho điều chỉnh cuối tháng,
phát hiện sự việc trên và báo cáo
cấp trên.
Quá trình điều tra, các bị cáo
thành khẩn khai báo, ăn năn
hối cải, nộp tiền khắc phục
hậu quả.•
TÂMAN
T
rưa 29-9, sau hơn một ngày
xét xử, TAND TP Đà Nẵng
tuyên án vụ tham ô tài sản
xảy ra tại Chi nhánh Công ty
CP Sữa Việt Nam - Nhà máy sữa
Đà Nẵng.
HĐXX tuyên phạt Nguyễn
Xuân Phú (cựu trưởng ban kế
toán Nhà máy sữa Đà Nẵng)
16 năm tù, Tôn Nữ Thanh Thảo
(cựu nhân viên thủ kho vật tư)
12 năm tù, Lê Thị Quỳnh Trang
(cựu nhân viên thủ kho thành
phẩm) chín năm tù cùng về tội
tham ô tài sản.
Cùng về tội danh trên, bị cáo
Bùi Văn Tỉnh (cựu giám đốc
Công ty CP Dầu khí Quang
Minh) bị tòa tuyên phạt chín
năm tù.
Theo hồ sơ, Nhà máy sữa Đà
Nẵng là đơn vị hoạt động theo
ủy quyền của Công ty CP Sữa
Việt Nam. Ngày 22-9-2015, ông
Võ Ngọc Sinh (đã chết) khi đó
là giám đốc nhà máy đã ký kết
hợp đồng mua bán dầu diesel với
Công ty CPDầu khí Quang Minh
(Công ty Quang Minh) do Tỉnh
làm giám đốc.
Khoảng tháng 3-2016, ông
Sinh bàn với Tỉnh xuất hóa đơn
GTGT khống bán dầu diesel
cho nhà máy sữa. Sau khi nhận
được tiền hàng đối với các hóa
đơn này, Công ty Quang Minh
sẽ chuyển lại vào các tài khoản
do ông Sinh chỉ định. Ông Sinh
chỉ đạo Phú, Thảo, Trang liên
hệ Tỉnh thông báo số lượng dầu
diesel cần nhập khống, lấy hóa
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TÂMAN
Tuyên án vụ
tham ô 9,5 tỉ của
công ty sữa
Các bị cáo là cựu kế toán, thủ kho nhàmáy sữa đã câu kết với
giámđốc công ty dầu khí chiếmđoạt của Công ty CP Sữa
Việt Namhơn 9,5 tỉ đồng.
Tổng số tiền Công
ty CP Sữa Việt Nam
thanh toán cho các
hóa đơn khống và bị
chiếm đoạt là hơn 9,5
tỉ đồng. Tỉnh chuyển
vào tài khoản Phú hơn
8,5 tỉ đồng và giữ lại
hơn 1 tỉ đồng.
Cựu lãnhđạoVinafood II
khôngđượcmiễn truy cứu
hìnhsự
Sáng 29-9, sau nhiều ngày xét xử, TAND TP.HCM đã tuyên phạt
Trần Văn Tâm (cựu giám đốc Công ty Lương thực Trà Vinh, công ty
con của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - Vinafood II) 30 năm
tù về hai tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
11 đồng phạm của Tâm bị phạt từ hai năm sáu tháng án treo đến 22
năm tù về một trong hai tội danh trên.
Liên quan vụ án, bị cáo Huỳnh Thế Năng, cựu tổng giám đốc
Vinafood II và ba cựu lãnh đạo Vinafood II bị phạt mỗi người hai
năm sáu tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài trách nhiệm hình sự, HĐXX buộc các bị cáo liên đới bồi
thường số tiền thu lợi bất chính, số tiền doanh nghiệp thiệt hại.
HĐXX nhận thấy đủ căn cứ xác định cáo trạng truy tố các bị cáo là
đúng người, đúng tội. Từ năm 2012 đến 2017, bị cáo Tâm điều hành
kinh doanh Công ty Lương thực Trà Vinh liên tục thua lỗ với tổng số
tiền lên đến hơn 814 tỉ đồng.
Nhằm che mắt công ty mẹ Vinafood II để được cấp vốn, bảo lãnh
vay vốn ngân hàng, Tâm chỉ đạo cấp dưới lập khống các báo cáo tài
chính chứng minh công ty kinh doanh có lãi.
Tính đến ngày 31-10-2017, Công ty Lương thực Trà Vinh có
dư nợ tại các ngân hàng là hơn 600 tỉ đồng. Do Vinafood II bảo
lãnh trả nợ thay và ủy quyền sử dụng hạn mức nên các ngân hàng
đã thu tiền từ công ty mẹ. Từ đó, Tâm cùng đồng phạm thực hiện
hành vi mua bán khống hàng hóa, rút tiền của tổng công ty gây
thiệt hại 127 tỉ đồng.
Ngoài ra, Tâm và đồng phạm lập khống các chứng từ để lấy hơn
5,1 tỉ đồng của Công ty Lương thực Trà Vinh để hợp thức hóa mua
hai căn nhà, sau đó làm giả các chứng từ chi mua gạo để cân đối sổ
quỹ tiền mặt, che giấu số tiền tham ô.
Tại tòa, bị cáo Tâm khai đã nộp 5,1 tỉ đồng vào tài khoản công ty.
Tuy nhiên, HĐXX xác định không có căn cứ xác định lời khai của bị
cáo Tâm.
Các bị cáo đồng phạm với Tâm kêu oan về tội tham ô tài sản.
HĐXX cho rằng hành vi của các bị cáo đã giúp sức cho bị cáo Tâm
chiếm đoạt tiền nên bác bỏ toàn bộ lời khai của các bị cáo này.
Bốn lãnh đạo Vinafood II thời điểm xảy ra vụ việc đã không làm
hoặc làm không đúng nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện giúp nhóm
bị cáo ở Công ty Lương thực Trà Vinh lũng đoạn trong thời gian dài.
HOÀNG YẾN
Hủy án vụ trưởng công an xã nhận 10 triệu đồng
Sáng 29-9, sau hai ngày xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Cà Mau đã
tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ cựu trưởng công an xã nhận 10
triệu đồng để điều tra lại do nhiều tình tiết quan trọng của vụ án chưa
được làm rõ.
Trước đó, ngày 17-6, TAND huyện U Minh (Cà Mau) xử sơ thẩm đã
tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu trưởng Công an xã Khánh
An, huyện U Minh) 18 tháng tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Phạm Văn Nguyễn (cựu công an viên xã
Khánh An) bị tòa tuyên phạt 12 tháng tù về cùng tội danh trên.
Theo hồ sơ, ngày 23-5-2018, người dân báo tin có vụ giao cấu với
trẻ em xảy ra trên địa bàn xã Khánh An. Công an xã tiếp nhận tin báo,
đồng thời báo cáo về Công an huyện U Minh.
Sau đó, công an huyện chỉ đạo hòa giải vì đối tượng liên quan chưa
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, ông D. (cha của bé trai
trong vụ việc) vẫn phải đưa 10 triệu đồng cho công an xã (thông qua
bị cáo Nguyễn) vì bị hù dọa nếu không đưa tiền thì con trai phải ở tù.
Ngày 31-5-2018, ông D. lại bị Nguyễn gọi điện thoại đòi thêm 5
triệu đồng, nói là tiền bồi dưỡng cho công an xã vì 10 triệu đồng
trước đó đã gửi lo cho các công an trên huyện. Ông D. đi mượn
tiền một người trong xóm và được bày cách ghi âm làm bằng
chứng tố cáo.
Ông D. đem 5 triệu đồng đến công an xã để giao nhưng bật máy
ghi âm lại cuộc nói chuyện. Việc này bị Nguyễn và Hưng phát hiện,
thu điện thoại. Sau khi đề nghị ông D. xóa ghi âm không được do ông
D. bảo không biết mật khẩu, Hưng đã đập điện thoại của ông D. Việc
đưa 5 triệu đồng không thành.
Sau đó, ông D. đã tố cáo toàn bộ sự việc với cơ quan chức năng. Cơ
quan điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện điều tra vụ án này.
Ở cả hai phiên tòa, hai bị cáo Hưng và Nguyễn đều khẳng định
mình bị oan. Hai bị cáo cùng cho rằng việc nhận tiền 10 triệu đồng là
do điều tra viên tên Tùng (Công an huyện U Minh) chỉ đạo. Tiền này
Nguyễn đã đưa cho ông Tùng. Sau khi bị tố cáo, ông Tùng đã đem
tiền trả lại cho Nguyễn để trả cho ông D.
Tuy nhiên, tòa sơ thẩm cho rằng không có cơ sở nói ông Tùng liên
quan và tuyên hai bị cáo phạm tội như trên.
TRẦN VŨ
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook