224-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư30-9-2020
Sáng 29-9, UBND huyện Hóc Môn đã tổ chức hội nghị
giới thiệu quy hoạch và mời gọi đăng ký đầu tư 23 dự án
lớn trên địa bàn huyện.
Ông Dương Hồng Thắng, Chủ tịch huyện Hóc Môn, cho
biết 23 dự án này có quy mô hơn 2.600 ha, tập trung tại thị
trấn Hóc Môn và bảy xã Tân Xuân, Tân Sơn, Tân Thới Nhì,
Đông Thạnh, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng và Nhị
Bình.
Trong số này có chín dự án đô thị, còn lại là thương mại,
dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch sinh thái,
nông nghiệp công nghệ cao, công viên cây xanh… Các khu
đất dự kiến làm dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, là đất của
người dân và một phần đất do Nhà nước quản lý.
Toàn huyện có 36 đồ án quy hoạch 1/2000, 10 đồ án quy
hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới tỉ lệ 1/5.000. Đây
là cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để triển khai đầu tư
cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội phục vụ người dân.
“Tuy nhiên, từ khi triển khai quy hoạch đến nay, việc
thực hiện chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước để đầu tư
công trình dịch vụ đô thị, hạ tầng kỹ thuật… nên chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển của địa phương. Tiềm năng về
tài nguyên đất đai cũng chưa được khai thác hiệu quả…” -
ông Thắng đánh giá.
Về lợi thế, huyện Hóc Môn nằm ở vị trí cửa ngõ, có hệ
thống quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn
chỉnh. Hệ thống sông, kênh, rạch nhiều cũng là thế mạnh
về giao thông thủy. Toàn huyện có 315 tuyến đường thủy
với tổng chiều dài 320 km, dự kiến sẽ xây dựng mới một số
cảng sông nhỏ tại cầu An Hạ, cầu Lớn và một số bến sông
khách trên tuyến vành đai đường thủy TP để phục vụ trao
đổi hàng hóa, giao thông hành khách.
Huyện còn có hơn 2.800 tuyến đường bộ với tổng chiều
dài hơn 700 km. Trong đó có các tuyến đường chính như
quốc lộ 1, quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Đặng Thúc Vịnh,
Nguyễn Văn Bứa, Nguyễn Ảnh Thủ…
Sắp tới, huyện sẽ tập trung nguồn lực để xây mới một
số tuyến đường như vành đai 3, song hành Phan Văn Hớn,
vòng cung Tây Bắc, cao tốc Mộc Bài - Tây Ninh…
Tham dự hội nghị, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc
Sở TN&MT, cho biết trong giai đoạn 2016-2020, huyện
Hóc Môn có 278 công trình, dự án với tổng diện tích hơn
1.500 ha. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã thực hiện được
50/110 dự án.
Lãnh đạo các Sở QH-KT, GTVT, KH&ĐT có mặt tại hội
nghị đều cam kết đồng hành với huyện Hóc Môn để giải
quyết thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến
đầu tư.
Sau hội nghị, huyện sẽ thành lập tổ công tác để tiếp xúc
với các nhà đầu tư. Riêng chủ tịch huyện sẽ tiếp nhà đầu tư
một ngày trong tuần để hỗ trợ các đối tác đến tìm hiểu, đầu
tư vào các dự án tại đây.
VIỆT HOA
LINHPHƯƠNG-PHANCƯỜNG
S
ở GTVT TP.HCM vừa có văn
bản gửi các sở, ban, ngành lấy
ý kiến đóng góp cho đề án tổ
chức các tuyến phố đi bộ khu vực
trung tâm TP.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp,
chủ đầu tư (Trung tâm Quản lý hạ
tầng giao thông đường bộ TP.HCM)
sẽ tổng hợp, hoàn thiện trước khi tổ
chức hội thảo, tổ chức phản biện xã
hội, sau đó trình UBNDTP xem xét.
3 phương án làm
phố đi bộ
Cụ thể, theo đề án, khu vực phố
đi bộ được nghiên cứu thực hiện
tại quận 1 bao gồm các phường
Bến Nghé, Bến Thành và Phạm
Ngũ Lão.
Theo Sở GTVT, mạng lưới giao
thông tại khu vực này có hình vuông
đặc trưng (grid-system), diện tích
khoảng 300 ha. Các mô hình kinh
doanh chủ yếu là hỗn hợp bán lẻ,
cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng,
chợ truyền thống và hiện đại.
Trong đề án, Sở GTVT đề xuất ba
phương án để làm phố đi bộ:
Phương án 1: Phố đi bộ vào ngày
cuối tuần với một mạng lưới phần
lớn nằm ở khu vực ba phường được
nghiên cứu nhưng chỉ cấm các
phương tiện lưu thông trên một số
tuyến đường.
Phương án 2: Phố đi bộ ưu tiên cho
năm tuyến đường gồm Đồng Khởi,
Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung
và Thi Sách.
Mạng lưới đường phố này ưu tiên
cho người đi bộ nhưng vẫn cho phép
một số phương tiện cơ giới đi lại vào
các ngày trong tuần. Đồng thời, cấm
phương tiện cơ giới lưu thông trên
đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi
vào các ngày cuối tuần.
Phương án 3: Phố đi bộ 24/7
ở đường Nguyễn Huệ và Đồng
Khởi. Theo đó, hai tuyến đường
này và các đường liên kết sẽ là
những con đường dành riêng cho
người đi bộ.
Trong ba phương án trên, xét
Tiềm năng 5 phố
đi bộ mới được
đề xuất ở TP.HCM
Chuyên gia đánh giá năm tuyến phố đi bộ được đề xuất ở
trung tâmTP.HCMsẽ mang lại hiệu quả cao về văn hóa, kinh tế
và du lịch cho TP.
về các tiêu chí như kết nối, độ an
toàn, sự hấp dẫn, ủng hộ của cộng
đồng… thì phương án 2 là tối ưu
nhất và đang được cân nhắc xem
xét thực hiện.
Ngoài ra, trong tương lai, các tuyến
phố đi bộ cũng sẽ được bổ sung nhiều
tiện ích như phủ sóng WiFi, bãi đỗ
xe, cải tạo vỉa hè…
Lan tỏa, phát triển du lịch
TS Phạm Hùng, Phó Phân viện
trưởng Phân viện Khoa học công
nghệ GTVT phía Nam, cũng
cho rằng phương án 2 là hợp lý:
“TP.HCM làm năm tuyến phố đi bộ
ở trung tâm quận 1 sẽ mang lại hiệu
quả rất lớn về văn hóa, kinh tế và du
lịch. Đây sẽ là nguồn thu nuôi sống
người dân cũng như nguồn thu ngân
sách nhà nước”.
Về mặt quản lý, năm tuyến đường
cần có sự liên thông, tạo sự liên
kết với hệ thống metro, công viên,
bãi giữ xe. Vì vậy, các phân khu
chức năng ở phố đi bộ phải được
quy hoạch bài bản, không mang
tính tự phát.
Ngoài ra, theo TS Hùng, tuyến phố
đi bộ còn là điểm nhấn văn hóa, du
lịch, vì vậy cần lan tỏa về du lịch cho
TP nói riêng và cả nước nói chung
đến du khách. Các đơn vị có thể phát
triển bán sản phẩm du lịch của TP và
cả nước bằng cách tổ chức sự kiện,
triển lãm…
Để tạo điểm nhấn thu hút hơn nữa
cho phố đi bộ, TS Hùng cho rằng nên
có cẩm nang hướng dẫn du lịch để
tạo điều kiện thuận lợi cho du khách
sử dụng các dịch vụ ở phố đi bộ.
KTS Ngô Viết Nam Sơn, chuyên
gia quy hoạch đô thị, đánh giá đề
án tổ chức các tuyến phố đi bộ ở
trung tâm TP của Sở GTVT có cách
tiếp cận khoa học từ nghiên cứu bãi
giữ xe, giao thông công cộng, ý
kiến người dân và chuyên gia. Tuy
nhiên, để các tuyến phố đi bộ hoạt
động hiệu quả, cơ quan chức năng
cần nghiên cứu sâu hơn về hợp tác
công - tư, bài học kinh nghiệm và
kịch bản tài chính.
“Theo kinh nghiệm tôi biết thì ở
Canada vàMỹ, một trong yếu tố quan
trọng nhất của phố đi bộ là hợp tác
công - tư, nghiên cứu hiện trạng của
các doanh nghiệp dọc theo tuyến đi
bộ. Trong đó, cần nghiên cứu doanh
nghiệp gồmnhững ai, doanh số, khách
hàng và tình trạng kinh doanh như
thế nào. Tình trạng kinh doanh của
họ nói lên được mức độ hiệu quả của
phố đi bộ” - ông Nam Sơn chia sẻ.
Một yếu tố quan trọng nữa, theo
KTS Nam Sơn là TP cần nghiên cứu,
rút bài học kinh nghiệmcủa các tuyến
phố đi bộ trước như Nguyễn Huệ,
Bùi Viện…Từ đó TP có phương án
hiệu quả cho các tuyến phố đi bộ mới
cũng như phương án cải thiện những
phố đi bộ hiện hữu. Đồng thời, TP
cần có kịch bản tài chính như Nhà
nước và tư nhân đầu tư như thế nào,
thu hồi vốn ra sao.
“Mặt khác, nên có sự hợp tác giữa
hai sở GTVT và QH-KT để có cách
tổ chức kết hợp quy hoạch kiến trúc
cảnh quan và giao thông cho phù
hợp” - ông Nam Sơn góp ý.•
Đường Lê Lợi (quận 1) làmột trong nămtuyến đường được đề xuất làmphố đi bộ. Ảnh: LINHPHƯƠNG
“Để các tuyến phố đi
bộ hoạt động hiệu quả,
cơ quan chức năng cần
nghiên cứu sâu hơn về
hợp tác công - tư, bài học
kinh nghiệm và kịch bản
tài chính.”
KTS
Ngô Viết Nam Sơn
3 giải pháp thuận lợi cho người dân khu vực
Về tổ chức giao thông công cộng, có tổng cộng 34 tuyến xe buýt đi qua
khu vực quy hoạch phố đi bộ.
Sở GTVT cũng đưa ra ba giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng đi lại của người
dân khu vực gồm: Bố trí chỗ đỗ xemiễn phí cho người dân có hộ khẩu trong
khu vực phố đi bộ, cho phép người dân di chuyển tốc độ <10 km/giờ để
về nhà hoặc cấp giấy lưu hành đặc biệt cho người dân.
Sẽ có hai khu vực đỗ xe tạm thời được bố trí xung quanh mạng lưới phố
đi bộ để tăng khả năng tiếp cận của người dân vào phố đi bộ.
Vị trí đỗ xe trên đường cũng được đề xuất bố trí hợp lý dọc theo các
đường phố trong mạng lưới. Ngoài bãi đậu xe hiện có (cả trên đường, bãi
xe tập trung hay trong các tòa nhà), bãi đậu xe tạm thời cũng nâng cao
khả năng tiếp cận của người dân đối với các sự kiện.
HuyệnHócMônmời gọi nhàđầu tư cho23dựán lớn
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook