227-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy3-10-2020
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT TP.HCM vừa
kiến nghị Bộ GTVT sớm
trình cấp thẩm quyền ban
hành quy định liên quan đến
việc bắt buộc ô tô phải thực
hiện dán thẻ đầu cuối thu phí
tự động không dừng (ETC)
khi đi qua trạm thu phí. Đồng
thời, các chủ xe cũng phải nộp
tiền vào tài khoản trả trước để
thanh toán ETC.
Hiệu quả của thu phí
không dừng
ÔngNgôHảiĐường(Trưởng
phòng Quản lý khai thác hạ
tầng giao thông đường bộ, Sở
GTVT) cho biết: Tại TP.HCM
có hai trạm thu phí gồm An
Sương - An Lạc (trên quốc lộ
1 đoạn qua quận Bình Tân) và
cầu Phú Mỹ (quận 2) đang áp
dụng hệ thống ETC (trước đó
có trạm thu phí xa lộ Hà Nội
cũng áp dụng ETC nhưng trạm
này đang tạm ngưng thu phí).
Cụ thể, từ khi các trạm thu
phí trên áp dụng hệ thống ETC,
Sở GTVT nhận thấy hệ thống
hoạt động tương đối ổn định,
nhận diện xe nhanh, chính xác
dù tần suất xe lưu thông cao.
Hệ thống ETC đã phát huy
VEC lắp camera giám sát giao thông trên tất cả cao tốc
TP.HCM kiến nghị buộc ô tô
dán thẻ thu phí không dừng
Sở GTVT TP.HCMđưa ra những ưu, nhược điểm của việc thu phí tự động không dừng saumột thời gian
áp dụng tại hai trạm thu phí trên địa bàn TP.
BOT An Sương - An Lạc làmột trong hai trạmđang áp dụng hệ thống thu phí không dừng
trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: ĐÀOTRANG
Hệ thống ETC từng
bước hạn chế các
khâu giao dịch bằng
tiền mặt, chuyển đổi
sang hình thức thanh
toán điện tử theo
định hướng chung
của Chính phủ.
Kiến nghị đơn giản hóa thủ tục
Sở GTVT kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ
Việt Nam hỗ trợ kết nối, chia sẻ dữ liệu giám sát hoạt động
của các trạm sử dụng ETC trên địa bàn TP về Trung tâm Quản
lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM nhằm phục vụ công
tác kiểm tra, giám sát.
Song song đó, Sở GTVT đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ
ETC cần đơn giản hóa thủ tục dán thẻ đầu cuối, mở tài khoản
và nộp tiền vào tài khoản trả trước. Đồng thời nghiên cứu
phương án cho phép người dùng đăng ký mở tài khoản trực
tuyến thông qua điện thoại thông minh, máy tính cá nhân...;
nghiên cứu bổ sung phương thức thanh toán phí dịch vụ sử
dụng đường bộ trực tiếp thông qua tài khoản ngân hàng của
cá nhân, doanh nghiệp (thay vì phải nộp tiền vào tài khoản
trả trước).
Sở GTVT đình chỉ hoạt động 12 tháng bến tàu Cần Thơ
hiệu quả trong việc nâng cao
năng lực thông hành tại khu
vực trạm thu phí, giảm thời
gian lưu thông qua trạm. Hệ
thống này đã từng bước hạn chế
các khâu giao dịch bằng tiền
mặt, chuyển đổi sang hình thức
thanh toán điện tử theo định
hướng chung của Chính phủ.
Kiến nghị chế tài các
trường hợp vi phạm
Ngoài những ưu điểm trong
quá trình hoạt động, hệ thống
ETC cũng phát sinh một số
bất cập, hạn chế.
Cụ thể, số lượng ô tô sử
dụng dịch vụ ETC còn thấp,
chưa phát huy hết hiệu quả
trong việc nâng cao năng
lực thông hành các xe đi qua
trạm thu phí.
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn
chưa có quy định bắt buộc tất
cả xe phải dán thẻ đầu cuối,
mở và nộp tiền vào tài khoản
trả trước. Theo đó, nhiều xe
đã dán thẻ đầu cuối, mở tài
khoản nhưng không nộp tiền
vào tài khoản.
Thủ tục dán thẻ đầu cuối,
mở tài khoản và nộp tiền vào
tài khoản trả trước của các
đơn vị cung cấp dịch vụ thu
phí chưa được thuận tiện,
chưa tạo ra một hệ sinh thái
để khuyến khích người dân
sử dụng.
Vì vậy, theo ông Đường,
nhằm tiếp tục nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống
ETC đã lắp đặt trên địa bànTP,
SởGTVTkiến nghị Bộ GTVT
sớm trình cấp thẩm quyền ban
hành quy định liên quan đến
việc bắt buộc các ô tô tham
gia giao thông phải thực hiện
dán thẻ đầu cuối ETC. Đồng
thời, các chủ xe phải nộp tiền
trước vào tài khoản giao thông
để thanh toán dịch vụ ETC,
cũng như để chế tài đối với
trường hợp vi phạm.
Theo Sở GTVT, quy định
bắt buộc mở tài khoản giao
thông đã được nhiều quốc gia
trên thế giới áp dụng. Điều
này không chỉ phục vụ công
tác thu phí đường bộ mà còn
phục vụ công tác xử phạt nguội
các hành vi vi phạm về trật tự
an toàn giao thông đường bộ.•
Ngày 2-10, ông Lê Tiến Dũng, Giám
đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, cho biết đã
ra quyết định đình chỉ một năm đối với
Bến tàu khách và du lịch Cần Thơ (bến
tàu Cần Thơ) theo đơn xin tạm ngưng
hoạt động của doanh nghiệp này.
Theo quyết định, lãnh đạo Sở GTVT
đề nghị giám đốc Cảng vụ Đường thủy
nội địa khu vực IV (Cục Đường thủy
nội địa Việt Nam) có trách nhiệm theo
dõi, kiểm tra và xử phạt theo thẩm
quyền đối với việc chấp hành tạm
ngưng hoạt động của bến này.
Cạnh đó, Sở GTVT TP cũng có công
văn gửi Cảng vụ Đường thủy nội địa
khu vực IV đề nghị hỗ trợ cho phương
tiện tàu khách tuyến cố định cặp bến
cảng thủy nội địa hành khách du lịch
Ninh Kiều trong thời gian chờ hoàn
thiện các thủ tục giấy tờ để được cấp
phép hoạt động ở bến cũ. 
Cụ thể, theo công văn của Sở GTVT
TP Cần Thơ, bến tàu Cần Thơ sử dụng
ponton (phao nổi) để làm cầu bến. Tuy
nhiên, chưa được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường nên sở chưa
thể cấp phép cho hoạt động lại. “Sở
GTVT đề nghị Cảng vụ Đường thủy nội
địa khu vực IV hỗ trợ, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp được sử dụng cầu tàu số
02 tại cảng thủy nội địa hành khách du
lịch Ninh Kiều cho các phương tiện tàu
này cập bến” - văn bản của Sở GTVT
nêu.
Trước đó, ngày 30-9,
Pháp Luật
TP.HCM
có phản ánh Sở GTVT lúng
túng trong xử lý bến tàu Cần Thơ.
Cụ thể, bến tàu Cần Thơ đã hết giấy
phép từ giữa tháng 7-2020 nhưng vẫn
hoạt động bình thường. Đến cuối tháng
8, bến này bị đại diện Cảng vụ Đường
thủy nội địa Cần Thơ lập biên bản vi
phạm khai thác bến tàu khách quá thời
hạn cho phép. Đến ngày 30-9, đoàn
kiểm tra liên ngành Ban An toàn giao
thông TP Cần Thơ lập biên bản yêu cầu
đình chỉ hoạt động và chấm dứt việc cho
phương tiện neo đậu tại bến. Do không
có bất kỳ văn bản nào tạm đình chỉ hoạt
động bến của cơ quan chức năng có
thẩm quyền liên quan và phương án hỗ
trợ cho các phương tiện thủy nên các
phương tiện gặp khó trong việc cập bến.
Đặc biệt, việc bến tàu bất ngờ tạm
ngừng kéo theo việc cấp phép không
có, đồng nghĩa các phương tiện thủy trở
thành hoạt động “chui”, nếu gặp CSGT
đường thủy kiểm tra sẽ bị xử phạt.
CHÂUANH
Ngày 2-10, Tổng Công
ty Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC)
cho biết: Chín tháng đầu
năm 2020, các tuyến
đường cao tốc do VEC
quản lý vận hành đã phục
vụ an toàn 33,3 triệu lượt
phương tiện.
Trong đó, cao tốc Cầu
Giẽ - Ninh Bình 11,8 triệu
lượt, cao tốc Nội Bài - Lào
Cai 8,4 triệu lượt, cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Dầu Giây 11,7 triệu lượt và Đà Nẵng - Quảng Ngãi
1,4 triệu lượt.
So với cùng kỳ năm 2019, số lượng phương tiện
lưu thông trên bốn tuyến cao tốc trên bị sụt giảm
5,2% và giảm 4,8% về doanh thu. Nguyên nhân
chính của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng từ dịch
COVID-19.
VEC cũng cho biết hiện đơn vị hoàn thành
đầu tư lắp đặt 15 làn thu phí không dừng (ETC)
trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đi vào
vận hành từ ngày 10-6. Tính đến cuối tháng 9,
có khoảng 894.000 lượt xe sử dụng dịch vụ ETC
lưu thông trên tuyến, chiếm khoảng 20% tổng lưu
lượng tháng. Về việc mở rộng các tuyến đường
cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây, VEC cho biết đã báo cáo, đề
xuất với các cấp có thẩm quyền sớm triển khai
thực hiện nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng phục
vụ.
Đối với công tác kiểm
soát tải trọng xe, VEC
khẳng định thời gian qua
đã thực hiện nghiêm túc,
quyết liệt để đảm bảo an
toàn giao thông và duy trì
tuổi thọ công trình. Ba quý
đầu năm 2020, VEC đã tổ
chức kiểm soát tải trọng
1,26 triệu lượt xe, qua đó từ chối phục vụ theo thẩm
quyền 18.000 lượt xe.
Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã
lắp đặt hệ thống camera giám sát trên tất cả tuyến
đường cao tốc do VEC đầu tư, quản lý. Mục đích
nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, gây
mất an toàn giao thông của các chủ xe khi lưu thông
trên cao tốc như dừng, đỗ xe không đúng quy định,
đi ngược chiều…
“Tất cả hành vi vi phạm trên đường cao tốc đều
bị ghi hình và chuyển cho lực lượng chức năng
xử lý. Vì vậy, người tham gia giao thông trên các
tuyến cao tốc cần tuân thủ nghiêm các quy định
của Luật Giao thông đường bộ, qua đó cũng là bảo
vệ tính mạng của bản thân và những người tham
gia giao thông trên đường…” - đại diện VEC
cho hay.
VIẾT LONG
VEC đã lắp camera giámsát giao thông trên
tất cả tuyến cao tốc do đơn vị quản lý. Ảnh: VEC
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook