227-2020 - page 9

9
VIẾT LONG
“T
heo đề nghị của Chính
phủ, Luật Giao thông
đường bộ (GTĐB) 2008
được tách thành hai dự luật (Luật
GTĐB và Luật Bảo đảm trật
tự, an toàn GTĐB). Tuy nhiên,
việc tách này sẽ dẫn tới nhiều
hệ lụy…”.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ,
Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc
phòng và An ninh, chia sẻ như
trên với
Pháp Luật TP.HCM
về
đề xuất tách Luật GTĐB 2008.
Tách luật giao thông
là không phù hợp
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ
nêu quan điểm: GTĐB gồm bốn
yếu tố là kết cấu hạ tầng giao
thông, phương tiện giao thông,
người điều khiển phương tiện
giao thông và người tham gia
GTĐB. Bốn thành tố này là một
thể thống nhất không thể tách
rời, bởi nếu tách rời sẽ dẫn tới
hệ thống kết cấu hạ tầng GTĐB
chỉ là phần diện tích đất nối liền
hoặc được nối với nhau bởi một
cây cầu mà trên đó không có công
trình kiến trúc.
Nếu tách ra thì phương tiện
giao thông chỉ là tài sản cấu tạo
vật chất có thể di chuyển được
theo sự điều khiển của con người.
Người điều khiển hoặc người tham
gia giao thông chỉ là cá nhân con
người và quy tắc GTĐB chỉ là quy
tắc trên giấy, không có đối tượng
điều chỉnh. Do vậy, chỉ khi nào
con người điều khiển phương tiện
giao thông hoặc đi bộ trên đường
giao thông thì lúc ấy mới tồn tại
khái niệm GTĐB.
Cạnh đó, Thiếu tướng Nguyễn
Mai Bộ cho rằng Luật GTĐB là
một luật chuyên ngành có bốn
chế định chính, với bốn phạm vi
điều chỉnh đó là kết cấu hạ tầng,
phương tiện, con người điều khiển
giao thông và quy tắc giao thông.
Nếu tách bốn yếu tố này sẽ phá
vỡ kết cấu hệ thống giao thông.
Hơn nữa, trật tự an toàn giao
thông chỉ làmục đích của việc xây
dựng và ban hành Luật GTĐB,
chứ không phải là đối tượng điều
chỉnh của Luật GTĐB hay Luật
Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB.
Do vậy, nếu tách thành hai luật
sẽ phát sinh hệ lụy là hệ thống
đường bộ chỉ còn là công trình
GTĐBvà vềmặt quản lýnhà nước,
công trình GTĐB lại thuộc thẩm
quyền quản lý của Bộ Xây dựng.
Đồng Nai xây cầu kết nối
đường cao tốc và sân bay
Long Thành
Ngày 2-10, UBND tỉnh Đồng Nai tổ
chức lễ khởi công xây dựng cầu Vàm Cái
Sứt trên tuyến hương lộ 2 thuộc xã Long
Hưng, TP Biên Hòa.
Tham dự lễ khởi công có Bí thư Tỉnh ủy
Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch UBND tỉnh
Cao Tiến Dũng cùng đại diện các sở, ban,
ngành và người dân địa phương.
Cầu Vàm Cái Sứt xây dựng mới có tổng
chiều dài tuyến khoảng 649 m, trong đó
phần cầu dài hơn 451 m và phần đường
dẫn dài 197 m. Cầu có khổ rộng 23,6 m
gồm bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô
sơ. Cầu được thiết kế với vận tốc 70 km/
giờ. Cầu Vàm Cái Sứt được đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng
218 tỉ đồng.
Đây sẽ là cây cầu lớn nhất trên hương lộ
2, tuyến đường kết nối trung tâm TP Biên
Hòa với đường cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây. Vì vậy, đây là tuyến
đường quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội và giảm tải áp lực cho quốc lộ 51 khi
các xe lưu thông giữa Đồng Nai - TP.HCM
đến sân bay Long Thành.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến
Dũng đánh giá cao chủ đầu tư trong thời
gian qua đã khẩn trương hoàn thành cơ sở
pháp lý để khởi công xây dựng cầu Vàm
Cái Sứt theo đúng tiến độ. Việc xây dựng
cầu Vàm Cái Sứt sẽ tạo điều kiện để xây
dựng hoàn thành tuyến hương lộ 2 trong
thời gian tới, tạo tiền đề phát triển kinh tế -
xã hội cho khu vực ven sông Đồng Nai.
VŨ HỘI
Thu hồi 10 dự án khu dân cư
ở Long An
UBND tỉnh Long An vừa có thông báo
kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Trần
Văn Cần về cuộc họp triển khai Kết luận
số 1074 ngày 29-4 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy liên quan đến các dự án tồn đọng
theo Nghị định 30 ngày 17-3-2015.
Theo đó, đối với 10 dự án trễ tiến độ,
qua làm việc giữa các sở, ngành với các
chủ dự án đã xác định đủ điều kiện thu hồi,
chấm dứt hoạt động dự án. Sở KH&ĐT
tỉnh Long An được giao chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực
hiện ngay việc chấm dứt thực hiện các dự
án này.
Tại huyện Đức Hòa có năm dự án:
Dự án khu dân cư nhà ở công nhân thuê
(xã Đức Hòa Đông) của Công ty TNHH
Amongland; dự án khu dân cư Hựu Thạnh
(xã Hựu Thạnh) của Công ty CP Western
River; dự án khu dân cư Đất Lành (xã Đức
Hòa Hạ) của Công ty TNHH MTV BĐS
Đất Lành Long An; dự án khu dân cư ấp
mới 2 (xã Mỹ Hạnh Nam) của Công ty
CP Địa ốc Mỹ Hạnh Đức Hòa; dự án Mỹ
Hạnh Nam (xã Mỹ Hạnh Nam) của Công
ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh
Long An.
Tại huyện Cần Giuộc có ba dự án: Dự
án khu dân cư dành cho người có thu nhập
thấp (xã Phước Lý) của Công ty CP Bất
động sản Đại Ngàn; dự án khu dân cư
Phước Hậu (xã Phước Hậu) của Công ty
TNHH TM DV XD Hoàng Hoa; dự án
Long Thượng (xã Long Thượng) của Công
ty TNHH AnTay.
Ngoài ra, huyện này còn có hai dự án:
Dự án khu đô thị mới Bắc Tân An (TP Tân
An) của Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Cát
Tường; dự án khu dân cư chỉnh trang đô
thị Trung tâm thị trấn Tân Trụ 1 (huyện
Tân Trụ) của Công ty CP May - Diêm Sài
Gòn.
KIÊN CƯỜNG
Băn khoăn việc chuyển
Bộ Công an cấp bằng
lái xe
Một số đại biểuQuốc hội, chuyên gia cho rằng không nên tách
Luật Giao thông đường bộ và chuyển việc cấp bằng lái sang Bộ Công an.
Thiếu tướng Nguyễn
Mai Bộ đề xuất sửa
Luật GTĐB theo
hướng bổ sung quy
định đại diện công an
là thành phần bắt buộc
của hội đồng thi sát
hạch, cấp GPLX…
Nên thăm dò dư luận xã hội
ÔngNguyễnVănThanh cho rằng nên chăng giao Bộ LĐ-TB&XHquản
lý đào tạo lái xe. Bộ GTVT quản lý việc sát hạch và cấp GPLX. Công an
chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
“Để tạo sự đồng thuận lớn, tôi mong muốn Chính phủ, Quốc hội
nên giao một tổ chức độc lập tổ chức thăm dò dư luận xã hội về hai
dự luật trên” - ông Thanh nói.
“Với logic này và nếu tiếp tục
tách các luật hàng không, Luật
Giao thông đường thủy nội địa,
Luật Đường sắt… thành hai luật:
Một luật quy định về kết cấu hạ
tầng và một luật quy định về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông
đường hàng không, đường thủy,
đường sắt… thì có lẽ phải bỏ Bộ
GTVT” - Thiếu tướng Nguyễn
Mai Bộ cho hay và đề nghị không
tách Luật GTĐB.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn
VănThanh, nguyên PhóTổng cục
trưởng Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng
việc tách Luật GTĐB 2008 thành
hai dự luật là duy ý chí, không
có cơ sở khoa học. Thừa một luật
nhưng luật nào cũng thiếu.
Cụ thể, về Luật GTĐB (sửa
đổi) bị thiếu hai thành tố quan
trọng là quy tắc GTĐB và người
điều khiển phương tiện tham gia
GTĐB. Do vậy, quan điểm của
ông Thanh là nên chỉ có một luật
GTĐB. Trong đó, lần sửa này
phân công nhiệm vụ và quyền
hạn thật rõ ràng cho Chính phủ
và các bộ, ngành phải thực hiện
tới từng điều của luật. Không vì
thay đổi một số nhiệmvụ và quyền
hạn của các bộ, ngành trong Luật
GTĐB năm 2008 mà tách luật.
Có bảo đảm cơ chế
giám sát quyền lực?
Về việc chuyển đào tạo, sát hạch
và cấp giấy phép lái xe (GPLX)
từ Bộ GTVT sang Bộ Công an,
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ
cho rằng đây là chính sách lớn,
tuy nhiên hồ sơ cả hai dự án luật
không có đánh giá tác động đầy
đủ, khách quan.
Nhiệm vụ của lực lượng công
an trong lĩnh vực này là kiểm tra,
phát hiện và xử lý vi phạm pháp
luật. Thiếu tướng NguyễnMai Bộ
cho rằng nếu chuyển thẩm quyền
trên choBộCông an sẽ dẫn tới một
số hệ lụy rất lớn là lãng phí. Bởi
lẽ hiện nay cả nước có tới 463 cơ
sở đào tạo lái xe máy, 339 cơ sở
đào tạo lái ô tô đang được xã hội
hóa 100%. Nếu chuyển thì hơn
2.000 cán bộ, công chức mất việc.
Đồng thời, Bộ Công an phải bổ
sung biên chế, tổ chức bộ máy và
ngân sách tương tự để thực hiện
việc đào tạo lái xe.
Nếu vì lý do GPLX giả để
chuyển nhiệm vụ trên, Thiếu
tướng Nguyễn Mai Bộ cho rằng
sẽ không thuyết phục. “Bởi hiện
nay đã xuất hiện giấy chứng minh
nhân dân, hộ chiếu giả, không
lẽ lại chuyển nhiệm vụ cấp giấy
chứng minh nhân dân, hộ chiếu từ
Bộ Công an sang bộ khác… ?” -
Thiếu tướng đặt câu hỏi.
Để khắc phục tình trạng cấp
GPLX giả, nâng cao chất lượng
đào tạo, Thiếu tướng Nguyễn
Mai Bộ đề xuất sửa Luật GTĐB
theo hướng bổ sung quy định đại
diện công an là thành phần bắt
buộc của hội đồng thi sát hạch,
cấp GPLX…
Trên quan điểmnày, ôngNguyễn
Văn Thanh cho rằng trong 25
năm qua, Bộ GTVT quản lý tốt,
đã ổn định công tác này, thay đổi
sẽ gây xáo trộn xã hội rất lớn.
Nếu Bộ Công an đảm nhận
công tác này sẽ khép kín từ đào
tạo, sát hạch, cấp GPLX đến
xử lý vi phạm, có thể thuận lợi
cho ngành công an. Nhưng ông
phân vân về tính độc lập của ba
thành tố là lập pháp, hành pháp,
tư pháp, đặc biệt có bảo đảm cơ
chế giám sát quyền lực không.
Liệu những tiêu cực từ trước tới
nay của công tác này khi chuyển
đổi sang Bộ Công an quản lý có
ngăn chặn được không? Chất
lượng đào tạo và sát hạch lái xe
có được nâng lên không? Ông
Thanh cho rằng thực tế này chưa
được kiểm chứng. “Vì vậy, theo
tôi, công tác này thuộc lĩnh vực
dân sự nên để cơ quan dân sự
đảm nhận, không nên giao cho
lực lượng vũ trang thực hiện…”
- ông Thanh nêu quan điểm.•
Học viên
học lái
xe ô tô
tại một
trung
tâmđào
tạo lái xe
ở TP.HCM.
Ảnh:
LƯUĐỨC
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook