230-2020 - page 12

12
PHẠMANH-HÀPHƯỢNG
G
ần 180 trường ĐH, CĐ
trên cả nước đã công bố
điểm chuẩn xét tuyển
từ điểm thi tốt nghiệp THPT
năm 2020. Nhìn chung, cơ
bản điểm chuẩn năm nay
tăng 1-2 điểm ở nhiều khối
ngành, có một số ngành tăng
đột biến lên đến 7, 8 điểm.
Tuy nhiên, ngoài những
ngành hot, điểm chuẩn cũng
phân hóa ngay trong từng
trường chứkhônghẳn tăngđều
và có sự phân hóa mạnh mẽ.
Điểm chuẩn cao là
đương nhiên
Đợt xét tuyển năm nay có
tình trạng có thí sinh (TS) thi
8, 9 điểmmỗi môn nhưng vẫn
trượt tất cả nguyện vọng, lại
có TS chỉ 15, 16 điểm tổng
ba môn vẫn trúng tuyển nhiều
nguyện vọng.
Điều này được một chuyên
gia giải thích là vì TS đã không
lường trước được mức điểm
chuẩn năm nay, chưa nghe
tư vấn từ nhà trường mà chủ
quan, liều lĩnh chỉ đăng ký
một số nguyện vọng ở các
ngành thuộc nhóm sức khỏe
và các ngành hot ở những
trường tốp trên.
Nói về điểm chuẩn năm
nay, Giáo Sư-Tiến sĩ Nguyễn
Tiến Thảo, Phó Trưởng Ban
đào tạo của ĐH Quốc gia Hà
Nội, cho biết nămnay do dịch
COVID-19 nên đề thi được
giảm tải, đề vừa sức dẫn đến
điểm thi THPT cao. Điểm thi
cao đương nhiên điểm chuẩn
cao. Điều này đã được dự
báo từ đầu.
Ngay khi BộGD&ĐTcông
bố phổ điểm, các chuyên gia
đã cảnh báo rất nhiều, thế
nhưng tâm lý TS thấy mình
đạt điểm thi cao nên đặt nhiều
hy vọng, đặt cược vào các
ngành hot.
Thêmvào đó, do các trường
dùng nhiều phương thức
tuyển sinh hơn dẫn đến chỉ
tiêu dành cho phương thức
xét tuyển dựa trên kết quả thi
tốt nghiệp THPT bị giảm đi.
Phó Giáo Sư-Tiến sĩ Ngô
Minh Xuân, Hiệu trưởng
Trường ĐH Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, cho rằng điểm
chuẩn năm nay cao là hợp
lý, chủ yếu do tình hình dịch
bệnh nên đề thi năm nay khá
nhẹ nhàng để phục vụ tốt
nghiệp THPT. Quan trọng
là các trường vẫn chọn được
những em giỏi khi xét từ trên
xuống nên sẽ có những em dù
điểmcao nhưng không dễ vào
những ngành tốp trên.
Tuy nhiên, theo ông Xuân,
cònmột nghịch lý là cókhoảng
40% trường chưa tuyển đủ chỉ
tiêu. Mặc dù có nhiều ngành
học điểm chuẩn cao nhưng
tuyển không đủTSvì bị khống
chế điểm sàn mà trường đã
công bố trước khi các emđiều
chỉnh nguyện vọng. Nhiều
em điểm cao vẫn rớt ĐH là
vì các em quá chủ quan, tự
tin chọn những ngành tốp
trên và chọn ít nguyện vọng
nên các trường không có dữ
liệu để xét tuyển.
Theo ôngXuân, trường vẫn
mong tiếp tục duy trì kỳ thi
chung cả nước như vậy, có
thể cách tổ chức mỗi nămmột
khác nhưng được thực hiện
một cách công khai, minh
bạch. Từ đó các trường ĐH
sẽ giảm tải áp lực tuyển sinh,
có căn cứ chung để tuyển sinh
thực chất nhất.
Còn nhiều cơ hội cho
thí sinh điểm cao
Theo phó hiệu trưởng một
trường ĐH, điểm chuẩn năm
nay cao nhưng cao ảo cũng
không ít vì tuyển không đủ
chỉ tiêu.
Theo vị này, đây là năm
các trường rất khó khăn trong
tuyển sinh vì nhiều phương
thức xét tuyển nhưng TS
Tuyển sinh ĐH: Điểm chuẩn
trúng tuyển ảo nhiều mà số
nhập học thì ít. Kết quả thi
tốt nghiệp cao khiến điểm sàn
cao nhưng khi các em hoàn
tất điều chỉnh nguyện vọng,
nhiều ngành bị hụt số lượng
vì TS “chạy” vào ngành hot.
“Nhiều TS điểm cao nhưng
rớt ĐH, cũng có không ít
trường công bố điểm chuẩn
10 ngành thì chỉ 1/3 số đó đủ
chỉ tiêu, còn lại phải tuyển bổ
sung. Vì vậy, việc tuyển sinh
năm nay sẽ còn kéo dài, đợt
tuyển sinh bổ sung sắp tới
chắc chắn sẽ nhiều trường
đăng ký để vét được TS điểm
cao khác” - vị này nói.
Nguyên nhân của vấn đề
này, theo bà Nguyễn Thu
Thủy, Vụ trưởngVụ Giáo dục
ĐH, Bộ GD&ĐT, thứ nhất,
chỉ tiêu xét tuyển ngành học
ít hoặc rất ít nhưng TS lại có
nguyện vọng đăng ký đông.
Trong khi đó, các chỉ tiêu đã
dành một phần cho xét tuyển
bằng các phương thức khác
mà không dùng kết quả thi
tốt nghiệp THPT.
Thứ hai, mục tiêu của kỳ
thi tốt nghiệp THPT năm nay
chủ yếu là phục vụ công tác
xét tốt nghiệp, đồng thời với
bối cảnh dịch bệnhCOVID-19
rất phức tạp nên đề thi có yêu
cầu thấp hơn năm 2019 và do
vậy điểmmặt bằng chung của
TS cao hơn.
Vụ Giáo dục ĐH cũng cho
biếtthêm,theoquyđịnhcủaquy
chế tuyển sinh hiện hành, TS
Đời sống xã hội -
Thứ Tư7-10-2020
Từ ngày 10-10 xét tuyển đợt 2
Từngày 10-10, cácTS chưa trúng tuyển trongxét tuyểnĐH,
CĐ lầnmột năm2020 có thể chuẩn bị hồ sơ xét tuyển đợt 2.
Trong đợt này, các trường sẽ công bố chỉ tiêu, mức điểm
nhận hồ sơ, thời gian nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển... và
công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của trường
hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
TS có thể căn cứ vào những thông tin này để nộp hồ sơ
đăng ký xét tuyển vào trường (nộp tại trường, qua chuyển
phát nhanh hoặc theo quy định của từng trường), TS cũng
có thể nộp vào nhiều trường, nhiều ngành, nhiều đợt khác
nhau để xét tuyển.
Thí sinh trúng tuyển bắt đầu nhập học tại TrườngĐHKinh tế - Luật (ĐHQuốc gia TP.HCM). Ảnh: TTNT
Đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường Ngô Văn Hiếu
và Nguyễn Tất Minh - học sinh Trường THPT Triệu Sơn 5
(Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã thực sự khiến cộng đồng mạng
xúc động, cảm phục về tình bạn ấy.
Ngô Văn Hiếu lựa chọn thi vào Trường ĐH Y Hà Nội
với ước mơ có thể chữa bệnh cho nhiều người có hoàn
cảnh khó khăn và mong muốn chữa lành đôi chân cho bạn
mình là Nguyễn Tất Minh.
Đôi bạn ấy càng khiến nhiều người xúc động hơn bởi
dù cả hai đều khó khăn nhưng vẫn vượt lên hoàn cảnh
ấy. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Hiếu và Minh
(Trường THPT Triệu Sơn 5) đã đạt được kết quả rất cao,
đều trên 28 điểm.
Ngô Văn Hiếu thi khối B, có môn toán 9,4 điểm, hóa
9,75 điểm, sinh 9 điểm. Còn Nguyễn Tất Minh thi khối A,
có môn toán 9,6 điểm, lý 9,25 điểm, hóa 9,25 điểm.
Với số điểm của mình, Minh đã đỗ vào Trường ĐH
Bách khoa Hà Nội khoa Công nghệ thông tin như đúng
nguyện vọng đăng ký trước đó. Trong khi đó, Hiếu ước
mơ được vào Trường ĐH Y Hà Nội nhưng em lại thiếu
0,25 điểm so với điểm chuẩn. Tuy nhiên, em vẫn đậu
nguyện vọng 2 vào Trường ĐH Y Dược Thái Bình.
Tuy nhiên, trước thông tin Hiếu trượt ĐH Y Hà Nội,
dư luận đặt vấn đề có nên đặc cách cho Hiếu vào ngành y
khoa của trường.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, Chánh văn phòng Sở
GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Tâm cho biết: “Việc
tuyển sinh ĐH-CĐ có quy chế mà trường hợp của em
Hiếu không nằm trong đối tượng được đặc cách cho nên
rất khó khăn.
Dù Sở GD&ĐT, cấp chính quyền địa phương rất quan
tâm nhưng vì cái chung thì không thể “xé rào” cho riêng
một mình em Hiếu được. Dù không đậu ĐH Y Hà Nội
nhưng em đã đậu ĐH Y Dược Thái Bình theo đúng
chuyên ngành đã lựa chọn là bác sĩ đa khoa”.
Còn GS-TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng
Trường ĐH Y Hà Nội, cũng thẳng thắn chia sẻ trường
hợp của Ngô Văn Hiếu là đặc biệt. Ông Tú đã tìm hiểu
Đôi bạnHiếu - Minh cõng nhau tới trường thi. Ảnh: PV
Ngoài những ngành hot tăng đột biến, điểm chuẩn nămnay có sự phân hóamạnh trong từng trường và
giữa các trường.
Miễnhọc phí cho thí sinh10nămcõngbạn
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook