230-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư7-10-2020
có nghĩ sao mà khẳng định mình
có mặt trong quá trình làm việc để
thực hiện nhiệm vụ kiểm sát điều
tra. Bà là người cuối cùng ký tên
vào bản tự khai của bị can. Cạnh
đó, kiểm sát viên này cũng giải
thích mục đích ban đầu đến bệnh
viện chỉ là xem xét sức khỏe của
bị can chứ không phải lấy lời khai.
Tuy nhiên, sau khi bị can muốn khai
nên bà mới tiến hành hướng dẫn bị
can viết bản tự khai…
Bị cáo thừa nhận còn nợ
bị hại 4,8 tỉ đồng
Như
Pháp Luật TP.HCM
từng phản
ánh, tháng 7-2010, bà Chiến ký hợp
đồng vay của ông NVT 9 tỉ đồng với
lãi suất 2%/tháng tại phòng công
chứng. Tháng 4-2012, hai bên chốt
lại số nợ còn 2,9 tỉ đồng (gồm 2,5 tỉ
đồng tiền gốc và 400 triệu đồng tiền
lãi). Sau đó bà Chiến không trả được
nợ nên tháng 11-2013, ông T. đã làm
đơn tố cáo bà Chiến chiếm đoạt của
ông 2,9 tỉ đồng.
Bị Công an tỉnh Bình Phước triệu
tập đến làm việc, bà Chiến thừa
nhận món nợ, khẳng định việc vay
mượn này là quan hệ dân sự, không
có sự gian dối và bà không hề có ý
định bỏ trốn để né tránh việc trả nợ.
Nhưng một năm sau (tháng 11-2014),
Công an tỉnh Bình Phước khởi tố,
bắt tạm giam bà Chiến về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
vì cho rằng bà đã chiếm đoạt tiền
của ông T. Một tháng sau khi phát
hiện bà Chiến có thai, CQĐT mới
cho tại ngoại đến nay.
Tại phiên xử tòa hômqua, 6-10, phía
bị hại có hai luật sư bảo vệ quyền lợi.
Trả lời HĐXX, bị hại T. cho biết ban
đầu vay tiền có lập hợp đồng công
chứng nhưng chưa được công chứng
ngay vì không thể viết trong hợp đồng
lãi 5%. Sau đó hợp đồng sửa lại 2%
mới công chứng được.
Trong quá trình vay mượn, khi
đôi bên xảy ra tranh cãi, tại cơ quan
công an ông nghe bà Chiến nói đã
trả hết nợ nên mới đi tố cáo. Tuy
nhiên, đến nay ông vẫn chưa nhìn
thấy tờ giấy nói về việc bà Chiến
đã trả hết nợ cho ông.
Bị cáo Chiến không đồng ý với
cáo buộc của VKS và cho rằng mình
bị truy tố oan. Bà thừa nhận nợ gốc,
lãi còn lại với ông T. là 4,8 tỉ đồng.
Bà Chiến khẳng định bao năm nay
bà muốn chốt nợ với bị hại nhưng
không được.
Theo cáo trạng, bà Chiến nợ lại gần
2,3 tỉ đồng tiền gốc. Và để chiếm đoạt
số tiền này, bà Chiến đã dùng thủ đoạn
gian dối cung cấp giấy tờ trả nợ có nội
dung không phù hợp để làm chứng
cứ chứng minh việc đã trả hết nợ...
Tuy nhiên, tại tòa, bà Chiến cho
rằng giấy tờ này chỉ là một trong
những giấy thỏa thuận nợ giữa đôi
bên chứ không phải là giấy thể hiện
bà gian dối đã trả hết nợ để chiếm
đoạt tài sản của bị hại…
Hôm nay, 7-10, phiên xử tiếp tục
với phần xét hỏi.•
HOÀNGYẾN
N
gày 6-10, TAND tỉnh Bình
Phước mở phiên xử sơ thẩm
vụ Ngô Minh Chiến (sinh năm
1976, giám đốc Công ty TNHHMTV
Phòng khám đa khoa Tâm Đức) bị
truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
Vụ án này
Pháp Luật TP.HCM
từng có nhiều bài phản ánh. Theo
đó, từ việc chưa trả hết nợ, nữ bị
cáo này bị khởi tố, quy buộc lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền của
người cho vay…
Lời trình bày của
kiểm sát viên
Tháng 8-2016, khi mở phiên xử,
tòa triệu tập cả điều tra viên lẫn kiểm
sát viên. Tuy nhiên, sau một ngày xét
hỏi, tòa đã hoãn xử, trả hồ sơ, yêu cầu
VKS điều tra bổ sung.
Lần này, tòa tiếp tục triệu tập
điều tra viên, kiểm sát viên - hai
người mà bị cáo Chiến cho rằng
đã ép cung, mớm cung khi lấy
lời khai của bà vào ngày 11-12-
2014 tại bệnh viện (bà có nộp
băng ghi âm).
Theo lời khai của bị cáo này, hôm
đó điều tra viên NQH và kiểm sát viên
NTTH vào bệnh viện làm việc. Khi
kiểm sát viên TH về nhà nấu cơm,
điều tra viên QH đã đọc cho bị cáo
viết lời khai theo ý của điều tra viên.
Liên quan đến lời khai này,
tháng 3-2018, sau nhiều lần trả hồ
sơ cho cơ quan điều tra (CQĐT)
điều tra bổ sung, VKS tỉnh Bình
Phước từng có công văn gửi CQĐT
nêu rõ quan điểm của VKSND
Cấp cao tại TP.HCM. Cụ thể, vụ
án chỉ có lời khai nhận tội của bị
can Chiến trong bản tự khai trên
nhưng tại tòa bị cáo tố bị điều tra
viên ép cung, mớm cung khi lấy
lời khai lúc bị can đang mang thai
và đang ở trong bệnh viện. Trong
khi đó, đây là chứng cứ duy nhất
xác định bị can thực hiện thủ đoạn
gian dối…
Tại phần xét hỏi này, luật sư hỏi
kiểm sát viên nghĩ sao về việc cả
năm người có mặt tại phiên tòa đều
khẳng định kiểm sát viên không
có mặt tại lúc lấy lời khai trên. Bà
NTTH (kiểm sát viên) nói bà không
Bị cáoNgôMinh Chiến tại tòa. Ảnh: HOÀNGYẾN
Xử vụ chưa trả hết
nợ, bị khởi tố
HĐXX đã triệu tập cả điều tra viên và kiểm sát viên đến phiên xử để
làm rõ lời khai của bị cáo về việc mình bị mớm cung, ép cung.
Bị hại khai trong quá
trình vay mượn, đôi bên
xảy ra tranh cãi; tại cơ
quan công an ông nghe bị
cáo Chiến nói đã trả hết
nợ nên mới đi tố cáo…
Vụ“chân trái bàhàng
xóm”: Triệu tập
điều traviên
Tòa triệu tập điều tra viên và giámđịnh viên để
làm rõ tình tiết trong vụ án cố ý gây thương tích
từng có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Ngày 6-10, TAND huyện Văn Giang (Hưng Yên) mở
phiên tòa sơ thẩm lần hai xét xử bị cáo Đào Tất Quyền
(60 tuổi, trú xã Tân Tiến, huyện Văn Giang) về tội cố ý
gây thương tích.
Đây là vụ án mà các cơ quan tố tụng sơ thẩm và phúc
thẩm lần một có nhiều vi phạm tố tụng trong việc xác
định tỉ lệ thương tích của bị hại. Ủy ban Thẩm phán
TAND Cấp cao tại Hà Nội đã xử giám đốc thẩm, hủy
cả hai bản án trên.
Đặc biệt, ông Quyền đã đi thụ án từ ngày 13-9-2018.
Đến ngày 22-7-2019, ông được tạm hoãn chấp hành án,
về nhà đợi phán quyết khi vụ án được điều tra lại.
Tại phiên tòa lần này, HĐXX triệu tập thêm nhiều
người liên quan, trong đó có điều tra viên thuộc Công
an huyện Văn Giang, giám định viên thuộc Viện Pháp
y Quốc gia.
Ngoài những người có mặt, một số có đơn xin vắng
mặt, gồm đại diện BV đa khoa Phố Nối (nơi khám,
cung cấp các tài liệu phục vụ giám định thương tích lần
đầu của bị hại), kiểm sát viên và điều tra viên của giai
đoạn sơ thẩm lần một.
Đáng chú ý, HĐXX cho biết nhiều lần nhận được
đơn của ông Quyền đề nghị chấp nhận ông Đào Tất
Quế (anh họ ông Quyền, là người tìm ra các chứng cứ,
chỉ ra “góc khuất” của vụ án để có kháng nghị giám
đốc thẩm quyết) là người bào chữa hoặc bảo vệ quyền
và lợi ích cho ông.
HĐXX cho rằng đã có văn bản trả lời bị cáo,
khẳng định ông Quế không thuộc một trong bốn
trường hợp là người bào chữa theo quy định tại
BLTTHS (luật sư, người đại diện, bào chữa viên
nhân dân, trợ giúp viên pháp lý). Đồng thời, ông
Quyền là bị cáo nên không thể có người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp.
Luật sư của bị cáo Quyền cho rằng vụ án từng bị
hủy án để điều tra lại, đến nay cơ quan điều tra vẫn
căn cứ vào quyết định khởi tố vụ án lần đầu để áp
dụng các biện pháp tố tụng. Do đó, sự có mặt của
kiểm sát viên và điều tra viên giai đoạn này là rất
cần thiết để làm rõ một số tình tiết. Ngoài ra, đại
diện BV đa khoa Phố Nối cũng cần có mặt để làm
rõ những điểm mâu thuẫn liên quan đến thương tích
của bị hại…
Sau khi hội ý, HĐXX cho biết sự vắng mặt của một
số người được triệu tập không ảnh hưởng tới quá trình
xét xử, một số đã có lời khai trong hồ sơ, nếu thấy cần
thiết tòa sẽ xem xét sau.
Theo cáo trạng, ngày 5-10-2017, ông Quyền thuê
người làm sân, xây tường. Cho rằng ông Quyền lấn
sang đất nhà mình, bà Nguyễn Thị Tuyết (hàng xóm)
cầm dao quắm cạy khoảng 3-4 viên gạch ở bức tường
vừa xây.
Ông Quyền chạy tới ngăn bà Tuyết thì hai bên
giằng co. Bị cáo giật được con dao, dùng hai tay cầm
chuôi dao vụt mạnh trúng cẳng chân trái bà Tuyết.
Bà Tuyết được gia đình đưa về nhà rồi đi bệnh viện
khám, điều trị.
10 ngày sau, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Hưng
Yên kết luận bà Tuyết bị “gãy kín 1/3 dưới xương chày
cẳng chân trái, đã cố định bằng nẹp bột, can xương
chưa vững”, tỉ lệ thương tật 13%.
TAND huyện Văn Giang xử sơ thẩm lần một,
phạt ông Quyền hai năm ba tháng tù. Bị cáo kháng
cáo kêu oan. TAND tỉnh Hưng Yên quyết định
tuyên y án.
Cuối năm 2019, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao
tại Hà Nội xử giám đốc thẩm, tuyên hủy cả hai bản án
vì nhiều tài liệu phục vụ việc giám định thương tích có
sai sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Tháng 3-2020, Công an huyện Văn Giang trưng cầu
giám định lại tại Viện Pháp y Quốc gia, vẫn xác định
tỉ lệ thương tích của bà Tuyết là 13%. Đây là lý do cơ
quan tố tụng huyện tiếp tục truy tố ông Quyền.
TUYẾN PHAN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook