230-2020 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư7-10-2020
Biển Đông: Trung Quốc tiếp tục
dùng “chiêu” để trì hoãn COC
Việc Trung Quốc gần đây tăng cường tập trận dường như là cách để Bắc Kinh lôi kéo sự can thiệp của
các nước ngoài khu vực nhằm tạo cớ trì hoãn thêm tiến trình đàmphán COC.
VĨ CƯỜNG
T
heo một thống kê của
hãng thông tấn
Tân Hoa
công bố hồi cuối tháng
9, Trung Quốc (TQ) từ tháng
7 đến nay đã tiến hành hơn
30 cuộc tập trận (hầu hết là
bắn đạn thật) trên cả bốn
vùng biển lớn là Bột Hải,
Hoàng Hải, Hoa Đông và
Biển Đông. Gần đây nhất,
nước này hôm 28-9 ngang
nhiên thông báo mở đợt diễn
tập gần khu vực quần đảo
Hoàng Sa thuộc chủ quyền
của Việt Nam.
Dù vẫn chưa rõ ý đồ thực
sự của TQ khi dồn dập tăng
cường các hoạt động quân sự
thời gian qua, một điều chắc
chắn là những hành động này
đã tác động tiêu cực đến tiến
trình xây dựng các cơ chế
nhằm quản lý khủng hoảng
và ngăn ngừa xung đột trên
Biển Đông.
Đàm phán COC
gặp trở ngại vì
Trung Quốc
Những diễn biến trên đặt
ra yêu cầu cấp thiết phải sớm
hoàn chỉnh Bộ quy tắc ứng xử
ởBiểnĐông (COC) thực chất,
có tính ràng buộc pháp lý để
mở đường cho việc giải quyết
vấn đề tranh chấp chủ quyền
bằng biện pháp hòa bình dựa
trên cơ sở luật pháp quốc tế
và Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển (UNCLOS) năm
1982.ASEAN vào năm 2017
đã chính thức thông qua dự
thảo khung COC sau bốn năm
đàm phán với TQ.
Đây thật sự là quãng thời
gian quá dài cho một thỏa
thuận lẽ ra cần phải ra đời
sớm hơn rất nhiều nhằm góp
phần duy trì ổn định trong
khu vực. Cũng cần phải lưu
ý là TQ trong thời gian này
vẫn tiếp tục quân sự hóa Biển
Đông nhằm tạo tình thế đã rồi
khi bước vào đàm phán nội
dung COC chính thức.
Một vấn đề khác cũng nảy
sinh khi TQ liên tục đề xuất
cái gọi là “tầm nhìn ba bước”
khi đối thoại vớiASEAN với
những ý đồ không thể lường
trước được. Trong tầm nhìn
này, một nội dung được phía
Bắc Kinh đặt ra là chỉ chính
thức thông báo việc khởi động
tiến trình đàm phán COC tiếp
theo “nếu không có can thiệp
nước ngoài nghiêm trọng
nào và tình hình Biển Đông
ổn định”.
Ở đây, cụm từ “can thiệp
bên ngoài” là hoàn toànmơ hồ
bởi nó xuất hiện không kèm
theo bất kỳ diễn giải cụ thể
nào nhưng lại là công cụ để
TQ kiểm soát tiến trình đàm
phán theo ý muốn. Là vùng
biển quốc tế, Biển Đông đóng
vai trò chiến lược khi là cầu
nối cho một lượng rất lớn tàu
bè các nước di chuyển qua lại
hai khu vực Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương.
Do vậy, ngoài tranh chấp
chủ quyền giữa TQ với một
số nước ASEAN thì tồn tại
song song đó là mâu thuẫn lợi
ích với nhiều bên khác ngoài
khu vực như Mỹ, châu Âu,
Nhật Bản, Ấn Độ…Việc đòi
hỏi “không có can thiệp nước
ngoài” là gần như không thể
vì Biển Đông không phải là
sân nhà của TQ để nước này
tùy nghi đặt điều kiện.
Ngoài ra, căng thẳng Mỹ -
Trung hiện nay cũng đang leo
thang thành cạnh tranh quyền
lực giữa các cường quốc, vô
hình trung làm phức tạp thêm
tình hình ở Biển Đông, biến
các tranh chấp cục bộ thành
một bộ phận của cuộc đối
đầu mang quy mô toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, việc
tập trận liên tiếp của TQ trên
Biển Đông để lại nhiều hậu
quả khó lường. Trước hết,
đây vừa là động thái “khoe
cơ bắp” nhằm răn đe những
quốc gia đang có tranh chấp
với TQ, vừa là cách để TQ
xem giới hạn của Mỹ và các
đồng minh ở đâu trong phản
ứng chống lại tham vọng lãnh
thổ của Bắc Kinh. Thực tế
thì trước những hành động
đơn phương, gây căng thẳng
trên Biển Đông của TQ, Mỹ
và một số nước khác đã liên
tục củng cố hiện diện đối
trọng ở đây thông qua các đợt
diễn tập, tuần tra bảo đảm tự
do hàng hải và đối đầu trực
diện với TQ trên mặt trận
pháp lý bằng các công hàm
trình lên Liên Hợp Quốc.
Liên quan đến đàm phán
COC, không loại trừ khả năng
TQ tập trận để tạo điều kiện
cho quân đội nước ngoài can
thiệp nhằm lấy cớ trì hoãn văn
kiện này, chờ thời cơ phù hợp
hơn. Hàng loạt vấn đề khác
cũng đang làm giới lãnh đạo
Bắc Kinh phải đau đầu như
xung đột biên giới với Ấn
Độ hay hậu quả của đại dịch
Bộ trưởngNgoại giao TrungQuốc VươngNghị
(giữa)
thamdựHội nghị cấp cao ASEAN - TrungQuốc
lần thứ 21 ở Singapore vào tháng 11-2018. Ảnh: CGTN
Ngày 6-10 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã chính thức quay lại Nhà Trắng chỉ sau ba ngày
cách ly điều trị COVID-19 tại BV quân y Walter Reed ở
thủ đô Washington D.C. Nhà lãnh đạo Mỹ còn đứng ra ban
công gỡ khẩu trang cất vào túi trước ống kính truyền thông
trước khi bước vào trong, theo tờ
The Guardian
.
Sau đó, Tổng thống Trump cho đăng tải trên trang
Twitter cá nhân chính thức thông điệp kêu gọi người dân
“đừng sợ” COVID-19 vì đã có sự lãnh đạo của chính
quyền liên bang. Ông thậm chí tuyên bố hiện còn “khỏe
hơn chính mình cách đây 20 năm”.
Trước đó cùng ngày, bác sĩ riêng của Nhà Trắng Sean
Conley khẳng định dù có thể Tổng thống Donald Trump
chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng nguy hiểm nhưng
nhóm chuyên gia của ông vẫn đồng ý rằng ông Trump đủ
khỏe để về nhà.
Dù vậy, không phải ai cũng đón nhận sự trở lại của
ông Trump một cách tích cực. Đơn cử, Chủ tịch Hạ viện
Nancy Pelosi cảnh báo tổng thống Mỹ đang “chính trị
hóa” tình trạng sức khỏe của ông và việc ông quay lại Nhà
Trắng quá sớm sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm khi đất nước vẫn
chưa đẩy lùi được COVID-19.
Trong khi đó, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe
Biden khuyến nghị ông Trump nên nghe lời bác sĩ và ra
lệnh bắt buộc đeo khẩu trang toàn quốc thay vì lập tức
khởi động lại chiến dịch vận động tranh cử.
PHẠM KỲ
Ông Trump xuất hiện tự tin sau 3 ngày điều trị COVID-19
Việt Nam ủng hộ nối lại đàm phán
COC ASEAN - Trung Quốc
Trong cuộc họp báo ngày 1-10, phát ngôn viên Bộ
Ngoại giaoViệt NamLêThịThu Hằng cho biết việc nối lại
đàm phán COC sau thời gian bị gián đoạn do COVID-19
là“ưu tiên của các nước ASEAN và TQ”. Việt Nam kỳ vọng
có thể cùng các bên liên quan đạt được COC chất lượng,
phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS.
Trên tinh thần đó, bà Hằng cũng khẳng định việc TQ
tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ
quyền của Việt Nam, gây phức tạp tình hình, không có
lợi cho quá trình đàm phán COC, không góp phần vào
việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
“Chúng tôi yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và
không tái diễn những hành động tương tự” - bà Hằng
nhấn mạnh.
Yêu cầu của TQ là các nước
phương Tây phải rời khỏi Biển
Đôngnhưng kịchbảnnày nhất
định không thể để cho xảy ra.
Phương Tây phải hiện diện ở
BiểnĐôngvớitưcáchlàmộtbên
cân bằng để đối trọng với TQ.
Ngoại trưởng Philippines
TEODORO LOCSIN JR.
Họ đã nói
Việc đòi hỏi “không
có can thiệp nước
ngoài” là gần như
không thể vì Biển
Đông không phải là
sân nhà của TQ để
nước này tùy nghi
đặt điều kiện.
COVID-19, buộc TQ phải
xác định ưu tiên của mình.
Trước mắt, nhiều khả năng
để đi được từ một dự thảo
khung thành một COC có
tính ràng buộc sẽ không hề
đơn giản bởi cường độ hoạt
động quân sự của TQ ở Biển
Đông kèm theo sự chú ý ngày
càng tăng của các nước khác
đối với vùng biển này.
Trung Quốc
vẫn khiêu khích
ở Biển Đông
Đến nay, Tuyên bố về ứng
xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) là văn kiện pháp lý
duy nhất và quan trọng nhất
giữa khối ASEAN và TQ, đủ
khả năng điều chỉnh quan hệ
hai bên với mục tiêu đảm bảo
mộtmôi trường chungổnđịnh,
hòa bình. Về lý thuyết, nếu
như nội dung của DOC được
tuân thủ một cách nghiêm túc
thì nhiều khả năng Biển Đông
đã không nổi lên thành một
trong những điểm nóng xung
đột đáng lo ngại như hiện nay.
Tuy nhiên, vấn đề là DOC
chỉ yêu cầu những nước ký
kết tự giác, tự kiềm chế các
hoạt động có thể gây phức
tạp hoặc leo thang tình hình
thực địa nên có tính ràng buộc
pháp lý không cao. Đặc điểm
này do đó đã trở thành một
lỗ hổng cho TQ lợi dụng để
liên tục tiến hành các hành
động khiêu khích, cưỡng ép
các nước xung quanh trong
khi vẫn đem việc ký DOC ra
để tuyên bố với cộng đồng
quốc tế rằng họ là một quốc
gia tôn trọng luật pháp.
Bản thân TQ cũng tỏ ý
không muốn thúc đẩy triệt để
việc thực thi DOC như phải
đến năm 2011, tức chín năm
sau khi DOC được thông qua
thì Bắc Kinh mới chịu đồng
ý ký tiếp Quy tắc hướng dẫn
thực hiện DOC.
Nhiều năm gần đây, TQ
còn tiếp tục tăng tốc cải tạo
trái phép các đá thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam
cho mục đích xây dựng căn
cứ quân sự cùng các công
trình hỗ trợ con người sinh
sống. Là một bên tham gia
DOC và UNCLOS, những
hành động của Bắc Kinh là
không thể chấp nhận được vì
không chỉ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến an ninh hàng hải
Biển Đông mà còn làm xói
mòn niềm tin giữa TQ và các
nước trong khu vực.
Như vậy, rõ ràng nếu thiếu
vắng thái độ và cam kết thực
chất của TQ thì sẽ rất khó để
ASEANđẩynhanh tiếnđộxây
dựng không chỉ COC mà bất
kỳ cơ chế giải quyết khủng
hoảng nào đáp ứng được nhu
cầu thực tế của khu vực.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook