230-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư7-10-2020
cao là bình thường
và biết được tình bạn tốt giữa Minh và Hiếu, cá nhân
ông nghĩ tấm gương của Hiếu là một gương tốt, cần
được xem xét.
“Thế nhưng theo quy chế tuyển sinh ĐH do Bộ
GD&ĐT công bố trước mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc
gia không có quy định xét cho những trường hợp đặc biệt
như Ngô Văn Hiếu. Vậy nên Trường ĐH Y Hà Nội phải
tuân thủ quy chế tuyển sinh ĐH và không thể đặc cách
cho thí sinh này” - ông Tú trả lời.
Cũng theo một chuyên gia giáo dục nhận định,
trường hợp của Hiếu, nếu Trường ĐH Y Hà Nội đặc
cách cho cá nhân này sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt
cho các thí sinh khác.
Chiều tối 6-10, thông tin từ Trường ĐH Y Dược Thái
Bình cho biết nhà trường sẵn sàng miễn học phí trong suốt
thời gian Ngô Minh Hiếu theo học tại trường.
Bên cạnh đó, BV Bạch Mai cũng sẵn sàng thăm khám,
hỗ trợ điều trị sức khỏe cho Nguyễn Tất Minh và hỗ trợ
Minh về y tế trong suốt thời gian học ĐH.
Chia sẻ với
Pháp Luật TP.HCM
, chị Đinh Thị Thủy (mẹ
của Hiếu) bày tỏ sự cám ơn với Trường ĐH Y Dược Thái
Bình đã tạo điều kiện miễn toàn bộ học phí cho Hiếu.
Theo chị Thủy, ngay từ đầu Hiếu cũng đã xác định nguyện
vọng 1 và nguyện vọng 2 rồi. Vì thế khi biết mình không
đậu vào ĐH Y Hà Nội thì Hiếu cũng xác định theo học
ĐH Y Dược Thái Bình. “Cháu nó nói sẽ cố gắng học tập
để trở thành một bác sĩ giỏi. Vì cháu nó nghĩ năng lực của
mình như vậy thì mình phải chấp nhận để cố gắng làm tốt
hơn nữa” - chị Thủy thông tin.
Được biết, tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X
của tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 2-10, có 380 đại biểu
là những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được biểu
dương. Trong đó, đại hội biểu dương hành động đẹp của
Ngô Văn Hiếu cõng bạn thân Nguyễn Tất Minh bị khuyết
tật đôi chân từ nhỏ đến trường suốt 10 năm qua.
ĐẶNG TRUNG - BÁCH AN
Các ngành có điểm chuẩn cao “ngất trời” năm 2020
Hàn Quốc học (Trường ĐH
KHXH&NVHà Nội): 30 điểm.
Cũng tại trường này, ngànhĐông
phươnghọc cóđiểmchuẩn29,75.
Ngành quan hệ công chúng 29
điểm, ngành quốc tế học 28,75
điểm, ngành báo chí và ngành
khoa học quản lý đều 28,5 điểm.
Ngành luật kinh tế Trường
ĐH Luật Hà Nội: 29 điểm (tổ
hợp C00).
Sư phạm toán Trường ĐH
Sư phạmHà Nội năm nay cũng
thuộc tốp điểm chuẩn cao “ngất
trời” với 29,5 điểm.
Ngành báo chí Trường ĐH KHXH&NV (TP.HCM) có điểm chuẩn 27,5.
Học viện Biên phòng, Trường Sĩ quan Chính trị lấy điểm chuẩn cao nhất 28,5.
Khối trường công an cũng có điểm chuẩn cao không kém. Nữ thí sinh phải đạt
trên 28 điểm mới đậu theo tổ hợp C03, D01 của Học viện An ninh nhân dân và
đậu vào Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy khu vực phía Bắc.
Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn ngành khoa học máy tính là
29,04 điểm; kỹ thuật máy tính, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là 28,65 điểm;
kỹ thuật điều khiển - tự động hóa là 28,16 điểm.
Một ngành vẫn luôn giữ vững vị thế của mình là ngành y. Năm nay ngành y
khoa của Trường ĐHYHà Nội lấy 28,9 điểm, ngành răng hàm mặt là 28,65 điểm.
Trong khi đó, ngành y khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM lấy 28,45 điểm, kế đến
là răng hàm mặt 28 điểm. 
Còn ngành y khoa tại Khoa y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) lấy 28,35 điểm.
Đừng đánh giá điểm chuẩn chỉ ở việc tăng hay giảm
Với mặt bằng điểm chuẩn nếu nhìn rộng hơn,
kết quả tuyển sinh năm nay là một thành công
rất lớn.
Bởi phụ huynh, học sinh năm nay chịu rất
nhiều áp lực, trải qua nhiều khó khăn để vẫn duy
trì việc học tập để có kết quả tốt. Đề thi nhẹ hơn
nhưng không phải là quá dễ mà kết quả của các
em đạt được vẫn rất cao.
Chưa kể, từ điểm chuẩn năm nay cho thấy thí
sinh đã có sự chủ động, định hướng được theo
ngành nghề. Các trường cũng coi trọng công
tác sàng lọc, không phải cứ điểm cao là đậu
ĐH dễ dàng.
Tuy nhiên, cần chú trọng công tác hướng
nghiệp cho học sinh hơn vì chọn nghề hiện nay
còn lệch lạc, thiếu kiến thức, bị cuốn vào những ngành được quảng bá nhiều, bỏ
rơi những ngành nghề bình thường khác trong khi nhu cầu vẫn rất cần.
Bên cạnh đó, các trường ĐH cũng cần chú trọng đầu tư nâng chất lượng đào
tạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động.
Ông
TRẦN ANH TUẤN
,
Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
được đăng ký không giới hạn
nguyện vọng vào các trường,
các ngành. Bộ GD&ĐT cũng
đã thường xuyên khuyến cáo,
truyền thông qua các kênh
để cácTS lưu ý điểm này khi
đăng ký xét tuyển bằng điểm
thi THPT.
Tuy nhiên, một số TS chỉ
đăngkýmột(hoặcrấtít)nguyện
vọng hoặc chỉ đăng ký vào các
ngành, trường thuộc tốp đầu,
mức độ cạnh tranh rất lớn. Về
nguyên tắc, các trường sẽ xét
tuyển theo điểm thi từ cao đến
thấp (không phân biệt thứ tự
nguyện vọng của TS, trừ các
TS có cùng điểm thi ở cuối
danh sách). Do giới hạn về
chỉ tiêu tuyển sinh nên việc
TS có điểm thi thấp hơn các
TS khác không trúng tuyển
là việc tất yếu có thể xảy ra
mặc dù TS có điểm thi cao
hoặc rất cao.
Theo bà Thủy, các trường
được xét tuyển nhiều đợt trong
năm, đợt 1 xét tuyển chung
cũng chỉ là một trong các
đợt xét tuyển của các trường.
Các trường căn cứ vào số
lượng TS xác nhận nhập học,
xem xét các chỉ tiêu tuyển
sinh còn lại trong năm 2020
để quyết định có xét tuyển
bổ sung hay không (ở các
đợt tiếp theo).
Nếu xét tuyển bổ sung, các
trường sẽ công bố chỉ tiêu,
mức điểm nhận hồ sơ (lưu ý
điểm nhận hồ sơ không thấp
hơn mức điểm trúng tuyển
đợt 1).•
Ông TrầnAnh Tuấn.
Thí sinh trúng tuyển làmhồ sơ nhập học tại trường
ĐHKHTN (ĐHQuốc gia TP.HCM). Ảnh: PQ
Khônggiao thêmbài
tậpvề nhà chohọc sinh
lớp1
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi Sở GD&ĐT các
tỉnh, TP về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp tiểu học.
Văn bản nêu: Để tiếp tục hỗ trợ nhà trường, giáo
viên triển khai thực hiện hiệu quả chương trình,
sách giáo khoa GDPT mới, Bộ GD&ĐT đề nghị Sở
GD&ĐT chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch giáo
dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng:
Phân bố hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học
giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây
quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương
trình GDPT mới theo hướng mở; giúp học sinh hoàn
thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp, không giao thêm
bài tập về nhà cho học sinh.
Thời khóa biểu cần đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các
môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về
thời lượng, thời điểm trong ngày học và trong tuần
học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu
học, đặc biệt là học sinh lớp 1.
Chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học đáp ứng với yêu cầu phát triển
phẩm chất, năng lực người học, tổ chức sinh hoạt
chuyên môn theo hướng dẫn, tăng cường trao đổi
thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi
mới của chương trình và đồng hành thực hiện hiệu
quả chương trình.
Tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên
cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện
chương trình, chủ động phối hợp với các nhà xuất
bản, cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác bồi dưỡng,
hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.
Cùng ngày, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng có văn
bản thông báo kết luận chỉ đạo của Phó Giám đốc
Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu sáng 6-10
tại hội nghị xây dựng giáo dục cấp tiểu học năm học
2020-2021.
Theo đó, về chương trình GDPT 2018, ông Hiếu
yêu cầu các phòng GD&ĐT phải đặt công tác kiểm
tra, giám sát lên hàng đầu. Đồng thời, có kế hoạch
kiểm tra nội dung cụ thể, ưu tiên kiểm tra tổ chức dạy
học lớp 1 và các điều kiện chuẩn bị cho lớp 2.
Ngoài ra, giáo viên cần căn cứ kế hoạch dạy học của
các môn học, hoạt động giáo dục để lưu ý mục tiêu của
chương trình là chú trọng hình thành các năng lực đặc
thù của môn học bên cạnh các phẩm chất và năng lực
chung cho học sinh. Giáo viên phải sử dụng các thiết
bị dạy học tối thiểu theo quy định, sau đó mới đến các
thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của
đơn vị, lớp học và chuỗi hoạt động dự kiến tổ chức.
Sở cũng yêu cầu giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi
tiết dạy, khuyến khích giáo viên làm nhật ký giảng
dạy ghi nhận những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn
khi thực hiện chương trình để báo cáo với cấp quản
lý, sau đó chuyển cho các nhà xuất bản để điều chỉnh
sách giáo khoa cho phù hợp khi tái bản.
Sở GD&ĐT TP.HCM cũng nói rõ tùy theo mức độ
tiếp nhận của học sinh, giáo viên chủ động điều chỉnh
kế hoạch dạy học, phân phối các tiết dạy theo từng
giai đoạn, giãn tiến độ thực hiện chương trình và tăng
thời lượng tiết dạy để vừa sức với các em, giúp các
em dễ dàng tiếp thu, nắm vững bài học.
Ở môn tiếng Việt lớp 1, sở lưu ý giáo viên có thể phân
phối tiết dạy theo hướng tăng thêm thời lượng ở phần âm,
vần để rèn thêm kỹ năng đọc, viết cho học sinh, tạo tâm
thế nhẹ nhàng để các em tiếp thu bài tốt hơn.
HÀ PHƯỢNG - PHẠMANH
Học sinh lớp1TrườngTiểuhọc TriệuThị Trinh, quận10, TP.HCM
trongmột tiết học. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Do các trường dùng
nhiều phương thức
tuyển sinh hơn dẫn
đến chỉ tiêu dành
cho phương thức xét
tuyển dựa trên kết
quả kỳ thi tốt nghiệp
THPT bị giảm đi.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook