231-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứNăm8-10-2020
vốn. Lợi nhuận có thể từ 6%/
năm trở lên.
“Công ty cam kết mua lại
phần của khách hàng nếu họ
không muốn đầu tư tiếp. Hợp
đồng sẽ được ký qua online
(có xác thực chữ ký) hoặc
hợp đồng giấy nếu khách yêu
cầu. Trong quá trình đầu tư,
chúng tôi sẽ chủ động tìm
người mua tốt nhất để bán
lại sản phẩm, mang đến lợi
nhuận cho khách hàng” - nhân
viên tư vấn giải thích thêm.
Một đơn vị khác, Công ty
REVEX cũng đưa ra lời giới
thiệu về mô hình mua chung
BĐS như sau: Nền tảng đầu
tư chung BĐS, đầu tư chỉ với
1 m
2
, hưởng lãi cho thuê hằng
tháng và chênh lệch giá bán
theo tỉ lệ.
“Một dự án BĐS hoặc một
tài sản được chia nhỏ làm
nhiều phần để nhiều nhà đầu
tư tham gia. Mỗi đơn vị hợp
đồng có thể được định giá là
1 triệu đồng hoặc mức bất kỳ
tùy chủ đầu tư. Ví dụ, một
BĐS căn hộ A có tổng giá
trị đầu tư 10 tỉ đồng có thể
phát hành 10.000 đơn vị hợp
đồng, mỗi đơn vị hợp đồng
là 1 triệu đồng. Khi cho thuê
hoặc bán căn hộ, lợi nhuận sẽ
được chia đều cho các nhà
đầu tư theo tỉ lệ” - phía công
ty giải thích.
tài sản này trở nên phức tạp.
Luật sư Cường khuyến cáo
nhà đầu tư không nên chạy
theo cam kết lợi nhuận. Lý
do là điều này phụ thuộc vào
từng dự án, uy tín, năng lực
của chủ đầu tư và đều ở thì
tương lai. Rất nhiều nhà đầu
tư đã phải vỡ mộng khi lợi
nhuận cam kết không được
đảm bảo.
Đồng tình, ông Nguyễn
Hoàng Việt, Chủ tịch HĐQT
SonViet Property JSC (SVP)
- một đơn vị phát triển và phân
phối BĐS, đặt ra hàng loạt
câu hỏi: Với hình thức mua
chung thì bên đứng ra đại diện
sở hữu là ai, mức độ tin cậy
như thế nào, nếu không bán
được thì sao, ngôi nhà ấy do
ai quản lý, sử dụng…?
“Việc mua chung nên do
chủ đầu tư thực hiện, mọi
người mua ký hợp đồng trực
tiếp với chủ đầu tư và giới
hạn tối đa năm người cùng
sở hữu một căn hộ, một căn
biệt thự, quy định rõ quyền
sở hữu của từng người. Khi
ra sổ, các thành viên góp vốn
đều được đứng tên chung, tỉ
lệ góp rõ ràng mới đảm bảo
được quyền lợi của người bỏ
tiền ra. Đó là chưa tính toán
đến việc lời - lỗ khi bán ra”
- ông Việt góp ý.
Nêu quan điểm của mình,
chuyên gia kinh tế Đinh Thế
Hiển cho rằng hình thức mua
chung qua ứng dụng rất rủi
ro. Mua một dự án BĐS thì
phải có giấy tờ để chứng
nhận quyền sở hữu, có như
vậy quyền lợi của người mua
mới đượcNhà nước, pháp luật
công nhận, bảo vệ. Việc mua
chung chưa đảm bảo sự xác
lập quyền sở hữu cho từng
cá nhân.
“Mô hình đầu tư chung mà
các công ty giới thiệu là dựa
theo mô hình Fintech P2P
(Person to Person). Xét về
pháp lý thì mua chung BĐS
với hình thức như vậy không
được bảovệ và không ai chứng
nhận. Có những app cam kết
có lợi nhuận ổn định thì đó
là huy động vốn, nếu không
cam kết thì là mời gọi đầu tư
nhưng lại không có cơ sở pháp
lý rõ ràng. Do đó, nhà đầu tư
cần thận trọng với hình thức
này” - ông Hiển khuyến cáo.•
Các dự án bất kỳ có thể
kết nối với những đơn vị này
thông qua hệ thống giao diện
lập trình ứng dụng để kêu gọi
nhà đầu tư.
Đo lường mức độ
an toàn
Luật sư Trần Minh Cường,
Đoàn Luật sư TP.HCM, cho
rằng về mặt bản chất, đây là
hình thức huy động vốn tham
gia vào thị trường BĐS. Ở
một góc độ, đây là tín hiệu
tích cực đối với các doanh
nghiệp khi nguồn vốn cho
BĐS đang khá khó khăn.
“Tuy nhiên, đây là mô hình
hoàn toàn mới tại Việt Nam
Nhà đầu tư không
nên chạy theo cam
kết lợi nhuận vì điều
này phụ thuộc vào
từng dự án, uy tín
chủ đầu tư và đều ở
thì tương lai.
nên hành lang pháp lý của nó
chưa rõ ràng và đầy đủ. Điều
này ẩn chứa nhiều rủi ro cho
nhà đầu tư. Mọi ràng buộc chỉ
dựa vào hợp đồng hợp tác giữa
khách hàng với đơn vị phát
hành, không có quy định cụ
thể liên quan đến trách nhiệm
về việc triển khai dự án, tiến
độ…như một hợp đồng mua
bán theo đúng quy định” - luật
sư Cường phân tích.
Bên cạnh đó, việc nhiều
người cùng mua chung một
BĐS sẽ phức tạp hơn một
người mua rất nhiều khi quyết
định bán hay giữ. Trường hợp
bất đồng ý kiến giữa các nhà
đầu tư sẽ khiến việc giao dịch
KIÊNCƯỜNG
T
hời gian gần đây, nhiều
đơn vị kinh doanh bất
động sản (BĐS) đã cho
ra đời các ứng dụng trực
tuyến (app) rất mới mẻ. Qua
đó, nhiều nhà đầu tư có thể
cùng kết nối, mua chung một
căn hộ, một dự án. Có khi chỉ
cần vài triệu đồng là người
mua đã có thể góp vốn vào
một dự án trị giá vài tỉ đồng.
Mua chung bất động
sản qua ứng dụng
“Mô hình của chúng tôi là
khách mua sẽ chia sẻ cơ hội
đầu tư cùng các khách hàng
khác bằng hình thức mua
chung, đầu tư chung căn hộ
hoặc shophouse. Ví dụ, một
căn hộ 3 tỉ đồng, chủ đầu tư
sẽ chia thành 100 phần, mỗi
phần 30 triệu đồng. Tùy khả
năng tài chính của mình mà
khách hàng có thể mua một
phần hoặc nhiều phần” - nhân
viên tư vấn Công ty cổ phần
RealStake, một đơn vị đang
triểnkhaimôhìnhnày, chobiết.
Theo đó, trong các dự án
được góp vốn, khách hàng sẽ
ký với công ty này hợp đồng
mua bán và quản lý BĐS.
Trong hợp đồng thể hiện rõ
tỉ lệ khách hàng tham gia góp
Hình thức mua chung bất động
sản khá lý tưởng cho nhà đầu tư ít
vốn nhưng sẽ đi kèmnhiều rủi ro
do khó xác lập quyền sở hữu.
Trào lưu “mua chung”
bất động sản
Trao đổi với phóng viên báo
Pháp Luật TP.HCM
, một đơn
vị đã đưa mô hình này ra thị trường cho biết hợp đồng ký
kết giữa nhà đầu tư và các đơn vị phát triển ứng dụng mua
chungBĐS là hợpđồnghợp tác kinhdoanh.Trongđó, quyền
lợi - trách nhiệm hai bên được quy định rõ trong hợp đồng
và phù hợp với pháp luật, căn cứ pháp lý vận hànhmô hình
theo Bộ luật Dân sự 2015.
Kháchmua chung cư cao cấp căngbăng rônđòi sổhồng
Sáng 7-10, hàng chục khách hàng tập trung trước block
A, chung cư F.Home (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) căng
băng rôn đòi sổ hồng cùng nhiều quyền lợi khác.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chung cư F.Home do
Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng (DNF) làm chủ đầu
tư (CĐT). Khách hàng mua căn hộ của DNF từ năm 2016
qua phương thức sau khi mua căn hộ, tất cả chủ sở hữu
phải ký ngay hợp đồng cho CĐT thuê lại trong 10 năm,
tiền thuê là 10%/năm (trên giá trị căn hộ) để thực hiện
việc kinh doanh khách sạn.
Theo phản ánh của khách hàng, từ quý III-2017 đến
nay, CĐT đơn phương hủy hợp đồng, trả lại toàn bộ
nhà cho khách nhưng lại nợ tiền thuê nhà trước đó.
Tổng số tiền CĐT nợ mà các khách hàng tập hợp được
khoảng 6,3 tỉ đồng. Trong đó có người bị nợ đến 300
triệu đồng.
Theo đơn khiếu nại gửi đến CĐT, các chủ sở hữu căn
hộ tại đây còn “tố” CĐT không thực hiện đúng nghĩa vụ
với khách hàng như không tổ chức hội nghị nhà chung cư,
làm sai thiết kế khu vực sảnh... Đáng nói nhất là đến nay
nhiều khách hàng vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận
quyền sở hữu căn hộ.
“Việc không có sổ hồng khiến chúng tôi không thể mua
bán, chuyển đổi, đăng ký hộ khẩu hay sử dụng để làm tài
sản thế chấp, phục vụ kinh doanh cá nhân” - đại diện các
khách hàng cho hay.
Trước bức xúc của khách hàng, ông Trần Kiều Việt
Kỳ, Phó Tổng giám đốc DNF, đã đứng ra đối thoại. Theo
ông Kỳ, CĐT dự kiến tổ chức hội nghị nhà chung cư vào
tháng 9 nhưng do dịch COVID-19 nên không thể tiến
hành. CĐT muốn dời ngày tổ chức hội nghị đến cuối
tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Về việc chậm ra sổ hồng, hiện còn khoảng 1/4 chủ sở
hữu căn hộ chưa có sổ hồng do vướng hồ sơ ở cơ quan
chức năng.
“Theo yêu cầu của Sở Xây dựng, chung cư phải có nhà
xe thông minh. Khi thi công thì vướng cư dân block B
kiện tụng nên hiện việc cấp sổ đang bị tạm dừng. Trong
đó có một số căn hộ đã được công chứng, nộp thuế
nhưng chưa được cấp sổ. Hiện hồ sơ đã được gửi đến Sở
TN&MT để làm thủ tục ra sổ” - ông Kỳ nói.
Về tiền thuê nhà còn nợ, đại diện CĐT cho biết đang
huy động nguồn tiền để trả nợ cho cư dân. Do ảnh hưởng
của dịch bệnh nên hiện công ty không có nguồn thu.
Vị này cũng cam kết khi bàn giao lại căn hộ cho cư dân,
CĐT sẽ trả lại lối đi tiền sảnh theo thiết kế đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
TẤN VIỆT
Một dự án được giới thiệu thông qua appmua chung bất động sản. Ảnh: KC
Hàng chục khách hàng đội mưa căng băng rôn đòi sổ hồng
tại chung cư F.Home. Ảnh: TẤNVIỆT
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook