231-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm8-10-2020
NGUYỄNTHẢO
N
gày7-10, tiếp tục chương
trình Phiên họp toàn thể
lần thứ 30, Ủy ban Pháp
luật thẩm tra Tờ trình của
Chính phủ về dự thảo Nghị
quyết tổ chức chính quyền
đô thị tại TP.HCM.
TP.HCM là đô thị
loại đặc biệt
Tờ trình của Chính phủ do
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần
Anh Tuấn trình bày đã nêu
rõ sự cần thiết xây dựng dự
thảo nghị quyết. Theo đó,
TP.HCM là đô thị loại đặc
biệt, có vị trí chính trị quan
trọng của cả nước, trung tâm
lớn về kinh tế, văn hóa, giáo
dục, đào tạo, khoa học công
nghệ, đầu mối giao lưu và
hội nhập quốc tế.
Trong quá trình phát triển,
TPvẫn chưa phát huy hết tiềm
năngcủamìnhdonhiềunguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân
làmôhình tổ chức chínhquyền
địa phương chưa phù hợp với
đặc điểm, tính chất của một
đô thị loại đặc biệt.
Ngoài ra, qua đánh giá tổng
kết hơn sáu năm thí điểm
không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường tại TP.HCMcho
thấy nhiều kết quả tích cực
như tinh gọn bộ máy, giảm
tầng nấc trung gian, tiết kiệm
ngân sách...
Cùng với đó, việc đổi mới
tổ chức và hoạt động của
phát huy quyền làm chủ của
nhân dân. Đồng thời phát
huy tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, tính minh bạch trong
quản lý của chính quyền TP;
huy động mọi nguồn lực cho
sự phát triển bền vững; nâng
cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân...
Đại biểu quan tâm
vấn đề “thí điểm” hay
“không thí điểm”
Về tên gọi của nghị quyết,
Chính phủ đề nghị xác định là
“Nghị quyết của Quốc hội về
tổ chức chính quyền đô thị tại
TP.HCM”, áp dụng trực tiếp,
lâu dài chứ không áp dụng
thí điểm, thử nghiệm trước
tổ chức HĐND huyện, quận,
phường. Kết thúc giai đoạn
thí điểm, TP đã tổng kết việc
thực hiện thí điểm và rút ra
các bài học kinh nghiệm.
Trong khi đó, nhiều đại biểu
đề nghị xác định tên gọi của
nghị quyết là “Nghị quyết thí
điểm tổ chức mô hình chính
quyền đô thị tại TP.HCM”
với những nội dung, phạm vi
như nghị quyết đối với TPHà
Nội và TP Đà Nẵng.
Thường trực Ủy ban Pháp
luật cho rằng việc tổ chức
chínhquyềnđô thị tạiTP.HCM
là vấn đề hệ trọng, liên quan,
ảnh hưởng trực tiếp đến người
dân không chỉ ở địa bàn TP
mà còn ảnh hưởng đến tình
hình phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh - quốc
phòng chung của cả nước.
Trong khi đó, TP.HCM là
địa bàn có diện tích tự nhiên
và số lượng đơn vị hành chính
trực thuộc rất lớn, đông dân
nhất cả nước. Do vậy, việc lựa
chọn bước đi đột phá trong
việc tổ chức chính quyền đô
thị ởTPcần được nghiên cứu,
đánh giá kỹ để bảo đảm tính
khả thi.•
Cán bộUBNDquận Bình Tân, TP.HCMkịp thời giải quyết các hồ sơ cấp bách cho dân. Ảnh: LÊ THOA
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện
các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất
vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong
nhiệm kỳ khóa XIII thuộc lĩnh vực nội vụ.
Hai bộ có số thứ trưởng ít hơn quy định
Báo cáo cho thấy qua sắp xếp, cơ cấu tổ chức của bộ có
249 vụ và tương đương (giảm 12 tổ chức); 126 cục (tăng bảy
tổ chức); 31 tổng cục và tương đương, gồm 21 tổng cục và
10 tổ chức tương đương (tăng hai tổng cục); có 100 đơn vị sự
nghiệp công lập (giảm 10 tổ chức).
Tổ chức bộ máy của các cơ quan thuộc Chính phủ có
52 ban và tương đương (giảm một tổ chức); 142 đơn vị sự
nghiệp công lập (giảm 24 tổ chức).
Thực hiện Luật Tổ chức chính phủ 2015, tính đến ngày
30-9, số thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ là 110
người, trong đó hai bộ có ba thứ trưởng là Bộ KH&ĐT và Bộ
TT&TT (ít hơn quy định hai người).
Có bảy bộ, cơ quan ngang bộ có bốn thứ trưởng và tương
đương là các bộ Xây dựng, LĐ-TB&XH, Y tế, VH-TT&DL,
GD&ĐT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc
(ít hơn quy định một người).
Có tám bộ gồm Tài chính, Tư pháp, Công Thương,
KH&CN, TN&MT, GTVT và Văn phòng Chính phủ, Thanh
tra Chính phủ có năm thứ trưởng và tương đương (bằng số
quy định).
Có ba bộ có từ sáu thứ trưởng trở lên, gồm Bộ Ngoại giao
(bằng số quy định), Bộ Nội vụ (vượt một), Bộ NN&PTNT
(vượt một).
Hai bộ Quốc phòng, Công an có chín thứ trưởng (vượt ba).
Theo báo cáo, số lượng thứ trưởng nhiều hơn so với
quy định ở một số bộ (Quốc phòng, Công an, Nội vụ,
NN&PTNT) chủ yếu là do sắp xếp tổ chức bộ máy và yêu
cầu của công tác cán bộ như thực hiện chủ trương luân
chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo từ địa phương về trung
ương.
Trình Bộ Chính trị hướng xây dựng cơ cấu
Chính phủ khóa XV
Dự kiến tháng 11-2020, Chính phủ sẽ trình Đề án định
hướng xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV
(nhiệm kỳ 2021-2026). Nội dung đề án sẽ tập trung làm rõ
việc điều chỉnh hợp lý phân công quản lý nhà nước đối với
ngành, lĩnh vực giữa các bộ, cơ quan ngang bộ để xác định
hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ…
Theo báo cáo, Chính phủ đã rà soát, điều chỉnh, xác định
rõ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, cơ quan ngang
bộ. Kết quả cho thấy hiện cơ bản đã bảo đảm thực hiện nhất
quán nguyên tắc: Một việc chỉ do một cơ quan, một người
chịu trách nhiệm; những việc có liên quan đến cơ quan khác
thì xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan
phối hợp thực hiện; khắc phục chồng chéo, trùng giẫm hoặc
chia cắt trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
Báo cáo cũng thừa nhận dù đã khắc phục được 14/21 vấn
đề đặt ra từ đầu nhiệm kỳ khóa XIV nhưng đến nay vẫn có
20 vấn đề giao thoa hoặc có sự phân công, phối hợp quản lý
giữa các bộ, cơ quan ngang bộ…
ĐỨC MINH
chính quyền địa phương ở
đô thị, nông thôn và hải đảo
là nhiệm vụ quan trọng, luôn
được Đảng và Nhà nước quan
tâm chỉ đạo, nhiều nghị quyết
đã được ban hành và thực
hiện hiệu quả.
“Xuất phát từ cơ sở thực
tiễn, cơ sở chính trị và căn
cứ pháp lý nêu trên, việc ban
hành nghị quyết của Quốc hội
về tổ chức chính quyền đô thị
tại TP.HCMlà cần thiết” - Thứ
trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh
Tuấn nhấn mạnh.
Mục tiêu của nghị quyết
là tổ chức chính quyền địa
phương ở đô thị tại TP.HCM
tinh gọn, hợp lý, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm
khi tổng kết, đánh giá để áp
dụng chính thức trên phạm vi
rộng như đối với TP Hà Nội
và TP Đà Nẵng.
Qua thảo luận, các đại
biểu nhận định việc nghiên
cứu để hình thành mô hình
chính quyền đô thị phù hợp
với đặc điểm, tính chất của
một đô thị đặc biệt về kinh
tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, dân
cư, địa giới đơn vị hành chính
của TP.HCM là thực sự cần
thiết nhằm tạo bước đột phá
cho sự phát triển của TP.
Một số ý kiến nhất trí với tờ
trình của Chính phủ là “không
thí điểm” và cho rằng trước
đây, TP.HCM là một trong 10
địa phương thí điểm không
Việc thí điểm
không tổ chức
HĐND huyện,
quận, phường tại
TP.HCM cho thấy
nhiều kết quả tích
cực như tinh gọn bộ
máy, giảm tầng nấc
trung gian, tiết kiệm
ngân sách...
Nghị quyết của Quốc hội về chính
quyền đô thị TP.HCM là cần thiết
Chính phủ đề nghị xác định là “Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM”,
áp dụng trực tiếp, lâu dài chứ không áp dụng thí điểm.
Một số bộ có số thứ trưởngvượt quyđịnh
Quy định nội dung chuyển tiếp
trong dự thảo nghị quyết
Dự thảo nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại
TP.HCM gồm 12 điều, quy định việc tổ chức chính quyền
đô thị tại TP.HCM; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND,
chủ tịch UBNDTP.HCM; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của
UBNDquận; nhiệmvụ, quyền hạn của chủ tịchUBNDquận...
Đểđảmbảo tính liên tục và không tạo khoảng trống trong
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của chính quyền địa
phương ở quận và phường tại TP.HCM, dự thảo nghị quyết
đã quy định một số nội dung chuyển tiếp.
Theo đó, nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-
2021 và tổ chức thực hiện từ ngày 1-7-2021.
Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
giữa nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội
được ban hành trước thời điểm nghị quyết này có hiệu lực
thì áp dụng theo nghị quyết này.
Khắc phục việc bổ nhiệm
chức danh “hàm”
Hiện Ban Tổ chức Trung ương đang chủ trì, phối hợp với
các cơquan liênquannghiên cứu, xây dựngđề án“Xây dựng
tiêuchuẩn, chếđộ, chính sáchđối với đội ngũchuyêngia; tiêu
chuẩn, chế độ trợ lý, thư ký của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban
Bí thư và lãnhđạo củaĐảng, Nhà nước”để khắc phục việc bổ
nhiệm chức danh“hàm”trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Hiện Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh/thành và các cơ quan
liên quan không thực hiện việc bổ nhiệm mới chức danh
“hàm” đối với cán bộ, công chức, viên chức.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook