245-2020 - page 13

13
chị thường bắt đầu từ khuya
nay và kết thúc vào sớm hôm
sau. Tạm xong việc, chị vội
vã về nhà đưa hai con đi học,
sau đó quay về dọn dẹp, đi
chợ, nấu ăn…Nếu có những
chuyến hàng khác lại nhận
chở để kiếm thêm. Cứ quay
cuồng với công việc như thế,
mỗi ngày chị chỉ ngủ được
vài giờ ít ỏi.
Những ngày nhận chở hàng
xa, chị Huệ phải nhờ người
đưa đón con đi học. Có lần
giáp tết, phải chở hoa từ Đà
Lạt xuống TP.HCM, lúc mệt
quá chị chỉ thầm mong có
người lái xe thay mình một
đoạn, chỉ một đoạn thôi. Nhìn
mọi người hối hả về nhà đón
tết chị tủi thân rơi nước mắt,
vậy nhưng vẫn phải kìm cảm
xúc, ráng lái xe an toàn giao
cho kịp chuyến hàng.
Mạnh mẽ trong công việc
nhưng khi về nhà, chị luôn là
một người mẹ dịu dàng. Trong
những lần tâm sự cùng con,
chị chia sẻ về công việc để
giúp các con hiểu và thông
cảm cho công việc của mình.
Mỗi lúc có thời gian, chị lại
đọc truyện, dạy các con học
bài, tâm sự, nấu những bữa
ăn ngon để các con không
bao giờ cảm thấy bị thiệt
thòi. “Chỉ cần các con khỏe,
vui, có cuộc sống đầy đủ là
mình hạnh phúc, dù có cực
khổ đến đâu. Mình tin rằng
sự quan tâm, sự cố gắng, yêu
thương sẽ xoa dịu mọi thứ,
chắc chắn thế!” - chị nói.•
ĐÀOHÀ- TỰSANG
2
giờ sáng, khi nhiều người
còn đang ngon giấc cũng
là lúc chịNguyễnThịHuệ
(phường Tân Đông Lập, Dĩ
An, Bình Dương) nhẹ nhàng
trở dậy đắp lại chăn, hôn tạm
biệt các con chuẩn bị đi làm.
Nghề chọn người
Mở cửa thật khẽ để các con
không thức giấc, chị Huệ ra
khỏi nhà rồi mặc vội chiếc
áo khoác, lái xe đến chợ đầu
mối Thủ Đức (TP.HCM) lấy
hàng. Từng tốt nghiệp đại học
chuyên ngành thiết kế thời
trang nhưng có lẽ do “nghề
chọn người chứ người không
chọn nghề” mà cuối cùng chị
lại gắn bó với chiếc vô lăng.
Dừng xe tại điểm lấy hàng,
chị Huệ cầmgiấy điểmnhanh
thông tin các loại rau, số lượng
khách đã đặt rồi tự bốc hàng
chất lên rất gọn gàng. Hầu
hết tài xế đến đây là nam,
nhiều người ngỡ ngàng khi
thấy chị quần quật làm việc
không thua kém ai. Nghỉ tay
lau mồ hôi trên trán, chị kể:
“Trước đây gia đình mình
cũng kinh doanh vận tải nên
mình theo anh trai lái xe để
phụ giúp những khi thiếu
người. Cứ như thế mà trở
thành nghề và gắn bó luôn
đến giờ”.
Sau bốn điểm dừng bốc đủ
hàng theo yêu cầu của khách,
chị Huệ bắt đầu đi giao thực
phẩm cho các bếp ăn tập thể
của các công ty tận Củ Chi
(TP.HCM). Đến nơi, chị mở
thùng xe, vác từng bao rau
củ nặng trịch xuống xếp cẩn
thận. Giao xong số hàng, chị
dựa lưng vào xe uống ngụm
nước, thở phào: “Thế là tạm
xong rồi đó. Nghề này hôm
nắng ráo còn đỡ, bữa nào trời
mưa cực hết biết, bốc hàng
nặng mà còn trơn trượt, té
là chuyện cơm bữa”.
Đồng hồ chỉ 5 giờ sáng,
chị Huệ lên xe nổ máy về
nhà kịp giờ đưa con đi học.
Trên đường gặp hàng bánh
mì chị tranh thủ mua một ổ,
vừa lái xe vừa ăn lót dạ. Tới
nhà, hai con của chị - bé gái
học lớp 4, bé trai mới mẫu
giáo đã dậy, áo quần tươm
tất chờ mẹ. Xuống xe, không
kịp vào nhà, chị lẹ làng dắt
chiếc xe máy ngoài hiên chở
con đi ăn sáng rồi đưa chúng
tới trường.
Một mình gánh trọn
hai vai
Từ nhỏ chị Huệ đã không
nhận được tình yêu thương
của cha mẹ một cách trọn
vẹn. Cuộc hôn nhân đổ vỡ
của cha mẹ đã khiến chị,
một đứa trẻ 10 tuổi khi ấy,
trở nên yếu đuối, dễ tủi thân.
Tiếp đó, người anh duy nhất
cũng ra đi mãi mãi khiến chị
dường như sụp đổ hoàn toàn.
Chị gọi đó là “những ngày
không có gì cả”.
Thời gian trôi qua, chị
Huệ lập gia đình, hai đứa
con lần lượt ra đời. Tưởng
chừng sau tất cả chị sẽ được
bù đắp nhưng rồi cuộc hôn
nhân ấy cũng không đi đến
đâu. Những lúc rơi vào cùng
cực, chị từng có ý định tìm
đến cái chết do trầm cảmmột
thời gian dài nhưng hình ảnh
mẹ già phải vào chăm sóc
mình từ thay tã, đút ăn, hình
ảnh hai đứa con nhỏ ngóng
mẹ trở về đã giúp chị đứng
dậy. Vượt qua những cú sốc
về tinh thần, chị gồng lên
làm tròn hai vai vừa là mẹ
vừa là cha.
Một mình nuôi hai con nhỏ,
công việc bận rộn không cố
định thời gian đòi hỏi chị
Huệ phải thu xếp thời gian
để vừa hoàn thành công
việc, vừa chu toàn việc nhà.
Những chuyến xe hàng của
Phút nghỉ ngơi hiếmhoi giữa những lần lấy hàng của chị Huệ.
Ảnh: ĐÀOHÀ
Huệ là đứa con hiếu thuận, mỗi lần bệnh tôi đều giấu chứ
nó mà biết thế nào cũng bỏ hết công việc tất bật chạy về lo
cho mẹ. Nó làm nghề lái xe nên mỗi khi nghe đài, đọc báo
mà thấy có tai nạn tôi đều lo sợ. Tôi thương con, nhiều lần
khuyênbỏnghề, kiếmnghề khácmànókhôngnghe.Thôi thì
cái nghềđã vận vàomình, đành chịu. NhìnHuệmạnhmẽ vậy
thôi nhưng trong lòngnónhiềunỗi niềm, dễ tổn thương lắm!
NGUYỄN THỊ CHÂU
,
mẹ chị Huệ
Là phụ nữ nhưngHuệ rấtmạnhmẽ, đa tài trong công việc
lẫn cuộc sống. Cô ấy có thể làm những việc nặng nhọc mà
đàn ông chúng tôi thường làm, từ lái xe tới khuân vác…
Thực sự rất vất vả.
Anh
SƠN VŨ
, bạn chị Huệ
“Phụ nữ ai cũng
yếu đuối cả nhưng
khi dấn thân nhiều
quá thì mình buộc
phải cố gắng, phải
thích nghi…”.
Xót xa con chàođời
nằmlồngấp,mẹ nguy
kịchphải chạyECMO
Mấy ngày qua, anh Nguyễn Thanh Bình (35
tuổi, ngụ huyện Tam Nông, Đồng Tháp) chạy
đôn chạy đáo để lo thuốc men, xoay xở viện phí
cho vợ là chị Võ Bảo Cúc (32 tuổi) đang điều trị
tại Khoa hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy
(TP.HCM).
Trước đó, vào ngày 17-10, chị Cúc mang thai
37 tuần, cảm thấy bị đau bụng nên vào một
phòng khám tư thăm khám và được chẩn đoán
thiểu ối, cần phải mổ bắt con, sau đó chuyển chị
vào BV đa khoa Đồng Tháp mổ sinh.
Khi mổ bắt con được 1 tiếng thì bác sĩ thông
báo chị Cúc bị băng huyết, máu chảy không cầm
được, phải mổ lần hai để cầm máu. Sau đó, tình
trạng chị Cúc ngày càng xấu dần đi, các bác
sĩ quyết định chuyển chị đến BV Chợ Rẫy vào
chiều 18-10. Bé gái sơ sinh nặng 1,8 kg đang
nằm lồng ấp và được gửi lại BV nhờ các y, bác sĩ
chăm sóc.
Lúc nhập BV Chợ Rẫy, chị Cúc rất yếu, anh
Bình được bác sĩ giải thích phải đặt máy hỗ trợ
tim phổi nhân tạo ECMO với chi phí đặt máy là
hơn 100 triệu đồng, mặc dù được BHYT chi trả
khoảng 50 triệu đồng nhưng mỗi ngày các chi
phí khác cũng tốn cả chục triệu đồng.
“Thường ngày tôi đi làm phụ hồ, vợ đi giữ trẻ,
tối về phụ quán bún cho người ta để nuôi mẹ
già, trả tiền thuê nhà trọ và lo cho hai con, đứa
lớp 7, đứa lớp 3 ăn học, tằn tiện chỉ đủ sống qua
ngày. Từ khi vợ tôi nằm BV, tôi phải chạy vay
của người ta gần 20 triệu đồng rồi, sợ vay nhiều
quá không có gì để trả cho người ta. Số tiền chạy
máy lên đến cả trăm triệu đồng, vượt xa sức của
tôi” - anh Bình buồn rầu chia sẻ.
BS Phan Thị Xuân, Trưởng Khoa hồi sức cấp
cứu BV Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân nhiễm một
loại virus cúm, đây là nguyên nhân khiến cho
bệnh nhân bị viêm cơ tim, suy tim.
“Sau khi được đặt ECMO, bệnh nhân duy trì
được ôxy máu, huyết áp ở mức bình thường. Tuy
nhiên, chi phí đặt ECMO khá tốn kém, mặc dù
BHYT chi trả được khoảng 50% nhưng vẫn quá
khả năng chi trả khi các chi phí hằng ngày phải
đóng 5-10 triệu đồng. Gia đình muốn đưa bệnh
nhân về do không có tiền phẫu thuật, chúng tôi
cố gắng động viên người nhà ráng giữ bệnh nhân
lại để xin các nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện và
báo, đài vận động tiền viện phí để bệnh nhân
được điều trị khỏe lại, về với gia đình và nhất là
con thơ vừa mới sinh ra đã thiếu hơi ấm của mẹ”
- BS Xuân chia sẻ.
Quý độc giả hảo tâm xin gửi đóng góp về
Phòng công tác xã hội BV Chợ Rẫy. Địa chỉ:
201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5,
TP.HCM. Điện thoại: 028.3855.2486. Hoặc
thông qua số tài khoản Ngân hàng Vietcombank:
0071000077458, Chi nhánh Sài Thành. Chủ tài
khoản: Bệnh viện Chợ Rẫy. Nội dung chuyển
khoản: Giúp đỡ bệnh nhân Võ Bảo Cúc,
Khoa hồi sức cấp cứu.
HOÀNG LAN
Sản phụ saumổ bắt con rơi vào nguy kịch, phải chạy ECMO
để duy trì sự sống. Ảnh: HL
Đời sống xã hội -
ThứBảy24-10-2020
Nước mắt trong đêm
của nữ tài xế xe tải
Nói đến công việc tài xế xe tải, người ta thường nghĩ chỉ những người
đàn ông khỏe mạnhmới có thể làmđược...
Chị Huệ lái xe đi lấy hàng. Ảnh: TỰSANG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook