245-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Phạm vi đánh giá tác động
giao thông
Khu vực nội thành bao gồm các
quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12,
PhúNhuận,Tân Bình,ThủĐức, GòVấp,
BìnhTân,TânPhúsẽlà5km.Quậnngoại
thành sẽ đánh giá trong vòng 3 km.
Đánh giá tác động giao thông là vô cùng quan trọng
Theo KTSNgôViết NamSơn, chuyên gia quy hoạch đô thị, việc đánh giáTĐGT ở các nước trên thế giới được ápdụng
từ lâu. Việt Nammới bắt đầu triển khai là rất muộn, song dùmuộn cũng phải làmvì nó có vai trò vô cùng quan trọng.
Đánh giá TĐGT trước khi xây dựng là để đánh giá xem giao thông ở khu vực đó đạt ở ngưỡng nào, khu vực đó có
kẹt xe hay không và chính quyền có các giải pháp khoa học khi cấp phép xây dựng cho dự án. Ông Sơn cho rằng về
nguyên tắc hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, nếu chính quyền không có ngân sách thì có thể cùng nhà
đầu tư chia sẻ nguồn kinh phí này. Tuy nhiên, cũng không nên giao cho nhà đầu tư tự đánh giá, cần giao cho một
đơn vị có chứng chỉ hành nghề và phải thông qua các nghiên cứu khoa học để đưa ra đánh giá.
Đồng thời, đơn vị này cũng phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và chủ đầu tư về đánh giá này. Song song, Nhà
nước cũng cần đánh giá lại hồ sơ, trường hợp đánh giá không phù hợp cần đưa ra giải pháp xử lý.
tập trung đông người, trước khi phê
duyệt quy hoạch yêu cầu phải tổ chức
đánh giáTĐGThiện hữu của khu vực
hoặc thỏa thuận đấu nối giao thông
để không phát sinh ùn tắc giao thông.
Đồng thời, Chính phủ cũng giao
nhiệm vụ cho Bộ GTVT ban hành
quy định bắt buộc chủ đầu tư khi lập
dự án đầu tư công trình xây dựng lớn
phải thiết kế phương án kết nối giao
thông vào đường quốc lộ, đường
chính trong đô thị. Từ đó, tính toán
nhu cầu giao thông phát sinh của công
trình, đảm bảo an toàn và không gây
ùn tắc giao thông.
Trong thời gian Bộ GTVT chưa
ban hành quy định trên, Sở GTVT
đã xây dựng hướng dẫn đánh giá
TĐGT và có văn bản gửi Bộ GTVT,
Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến.
Bốn đối tượng phải
đánh giá
ÔngNgôHảiĐường,Trưởngphòng
Quản lý khai thác hạ tầng giao thông
đường bộ (Sở GTVT), cho biết đối
tượng thực hiện đánh giá được chia
thành bốn nhóm.
Bốn nhóm này bao gồm: Nhóm
công trình đầu tư xây dựng tại khu
vực chưa có quy hoạch phân khu tỉ lệ
1/2000 được duyệt; dự án đầu tư xây
dựng công trình kết nối giao thông
trực tiếp với hệ thống hạ tầng giao
thông chưa được đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh theo quy hoạch; dự án
đầu tư xây dựng công trình đã được
chấp thuận báo cáo đánh giá nhưng
sau thời gian năm năm không thực
hiện dự án sẽ được yêu cầu đánh
giá lại; dự án đầu tư xây dựng công
trình cần điều chỉnh quy hoạch do
thay đổi phạm vi, công suất tăng
hơn 20% tổng diện tích nhu cầu sử
dụng đất, công suất của quy hoạch.
Trong đó, các dự án được đầu tư
buộc phải đánh giá gồm: Dự án khu
công nghiệp, cảng, logistics, dự án
khu đô thị, dự án chung cư hoặc khu
nhà ở thấp tầng (diện tích sàn tối thiểu
50.000 m
2
hoặc tối thiểu 500 đơn
vị nhà ở); dự án trường học, dự án
trung tâm thương mại, siêu thị (diện
tích sàn tối thiểu 10.000 m
2
); dự án
văn phòng làm việc (tối thiểu 15.000
m
2
), dự án nhà nghỉ khách sạn, nhà
hàng tiệc cưới, bệnh viện, phức hợp…
Ngoài ra, các dự án đầu tư xây
dựng công trình có quy mô dưới
ngưỡng có lối tiếp cận giao thông
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT vừa kiến nghị UBND
TP.HCMcho triển khai thí điểm
đánh giá tác động giao thông
(TĐGT) đối với các công trình xây
dựng trên địa bàn TP, thời gian thí
điểm là hai năm. Theo đó, sở đã đưa
ra danh mục các dự án xây dựng
phải đánh giá và các dự án được
đầu tư buộc phải đánh giá.
Chưa có quy định và
hướng dẫn cụ thể
Theo Sở GTVT, hiện nay các công
trình xây dựng tập trung đông người
trên địa bàn TP phát triển nhanh làm
chomật độ dân số tăng cao, do vậy hệ
thốnghạ tầnggiao thôngkhông thểđáp
ứng. Nguyên nhân là do các dự án này
chưa được đầu tư đúng quy hoạch dẫn
đến giao thông khu vực xung quanh
quá tải, đặc biệt tại các trục đường
chính và cửa ngõ ra vào TP.
Để giải quyết vấn đề này, tại các
văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư
xây dựng công trình hoặc quyết định
phê duyệt quy hoạch, UBND TP và
các sở, ngành đề nghị chủ đầu tư liên
hệ với Sở GTVT để thực hiện đánh
giá nhằm kiểm tra, đưa ra biện pháp
giảm thiểu TĐGT. Việc này nhằm
để khi công trình đưa vào khai thác
không gây quá tải cho hệ thống hạ
tầng giao thông xung quanh.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành chưa có
quy định và hướng dẫn cụ thể về việc
đánh giá TĐGT. Do đó, để triển khai
thực hiện, Sở GTVT cho rằng cần
thiết ban hành văn bản hướng dẫn
đánh giá TĐGT để nhà đầu tư và các
cơ quan quản lý nhà nước làm cơ sở
triển khai thực hiện.
Trước đó, năm 2016, UBND TP
đã ban hành kế hoạch triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
TP lần thứ X về chương trình giảm
ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao
thông. Cụ thể, đối với các dự án đầu
tư xây dựng công trình quy mô lớn,
Nhiềudựánchưađượcđầu tưđúngquyhoạchdẫnđếngiao thôngkhuvực xungquanh thườngxuyênquá tải. Ảnh: ĐÀOTRANG
TP.HCM sẽ đánh giá tác động
giao thông với công trình xây dựng
Sở GTVT đã đưa ra danhmục các dự án xây dựng phải đánh giá tác động giao thông và phạmvi triển khai
bao gồm tất cả quận, huyện trên địa bàn TP.
trực tiếp với các tuyến đường giao
thông chưa đầu tư, thường xuyên ùn
tắc giao thông cũng sẽ làm đánh giá.
Theo ông Đường, Sở GTVT sẽ sử
dụng phần mềmmô phỏng đánh giá
để dự báo giao thông trong tương lai
từ các công trình xây dựng mới, từ
đó đưa ra các kịch bản giao thông
cho phù hợp. Chi phí thực hiện báo
cáo đánh giá tác động do chủ đầu
tư các dự án chi trả và đơn vị này
sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Sở GTVT kiến nghị UBND TP
cho phép triển khai thí điểm thực
hiện đánh giá TĐGT đối với các
công trình kết nối vào hệ thống giao
thông đường bộ trong thời gian chờ
Bộ GTVT có ý kiến.
Sở GTVT cũng kiến nghị UBND
giao cho sở ban hành hướng dẫn thí
điểm đánh giá TĐGT các công trình
xâydựngkết nối vàohạ tầnggiao thông
đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát nhà đầu tư thực hiện việc đánh giá
tác động, tránh quá tải cho hệ thống
giao thông xung quanh dự án…•
Sở GTVT sẽ sử dụng phần
mềmmô phỏng đánh giá
để dự báo giao thông trong
tương lai từ các công trình
xây dựngmới, từ đó đưa
ra các kịch bản giao thông
cho phù hợp.
Xác định cơ quan quyết chủ trương
đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
Thủ tướng vừa có văn bản về việc thẩm quyền phê duyệt
chủ trương đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM và UBND
tỉnh Tây Ninh báo cáo HĐND tỉnh thống nhất cử đại diện
TP.HCM là cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án
và triển khai các trình tự, thủ tục phê duyệt dự án theo quy
định hiện hành.
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dài 53,5 km, bắt đầu từ
đường vành đai 3 (huyện Hóc Môn, TP.HCM), đi song
song đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng (Tây Ninh).
Đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua quốc lộ
22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía quốc
lộ 22, kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.
Giai đoạn đầu được chia thành hai phần: TP.HCM - Trảng
Bàng (dài 33 km, có quy mô bốn làn xe, tốc độ thiết kế 120
km/giờ) và Trảng Bàng - Mộc Bài (dài 20,5 km, bốn làn xe,
tốc độ 80 km/giờ). Giai đoạn 2 sẽ làm 6-8 làn xe.
Dự kiến năm 2021 dự án sẽ tiến hành bồi thường giải
phóng mặt bằng, tái định cư. Tháng 3-2021, đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư. Từ năm 2011 đến 2025 tập trung triển khai
dự án. Năm 2025 khánh thành, đưa vào hoạt động.
HUY VŨ
Đồng Nai sẽ mở thêm 3 khu công nghiệp
“khủng”
Theo quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đã
được Chính phủ phê duyệt thì tỉnh Đồng Nai có 35 khu.
Đến nay, UBND tỉnh đã thành lập được 32 khu, còn ba khu
đang hoàn tất thủ tục để nhanh chóng thành lập và mời gọi
nhà đầu tư.
Hiện tỉnh Đồng Nai đang gấp rút hoàn thành hồ sơ để
thành lập ba KCN là Cẩm Mỹ khoảng 300 ha nằm trên địa
bàn xã Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ), Phước Bình 190 ha ở
xã Phước Bình (huyện Long Thành) và Gia Kiệm 330 ha ở
xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất).
Ngoài ba KCN dự tính sẽ thành lập ở trên thì trong quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tỉnh Đồng Nai sẽ
làm mới và mở rộng thêm tám KCN khác tại các huyện, TP
Long Khánh với mục tiêu tập trung phát triển công nghiệp
nhưng thu hút đầu tư có chọn lọc để có những dự án mang
lại hiệu quả cao.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng,
trong thời gian tới, tỉnh thu hút đầu tư ưu tiên mời gọi
những dự án công nghệ cao đem lại giá trị gia tăng cao và
sử dụng ít lao động. Nếu các KCN trên sớm tìm được nhà
đầu tư để tiến hành xây dựng và đi vào hoạt động sẽ thu hút
được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
VŨ HỘI
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook