245-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy24-10-2020
m i ề n T r u n g
Đường bộ vào Rào Trăng 3 đã thông
Ngày 23-10, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh
Thừa Thiên-Huế, cho biết đường 71 vào thủy điện Rào
Trăng 3 đã được thông, trong ngày mũi đường thủy cũng
tìm thấy thêm hai thi thể công nhân. Hai công nhân được
lực lượng chức năng phát hiện tại khu vực gần điểm sạt
lở của thủy điện Rào Trăng 3. Lực lượng tại Rào Trăng 3
đang triển khai tích cực công tác tìm kiếm và lo xử lý y tế
cho các thi thể tìm thấy. Sau đó, thi thể được chuyển về
bệnh viện để làm các thủ tục nhận dạng trước khi bàn giao
về các gia đình lo hậu sự.
Đến thời điểm này, lực lượng cứu nạn bằng đường thủy
đã tìm thấy 4/17 công nhân mất tích do sạt lở đất đá ở
thủy điện Rào Trăng 3.
Chiều cùng ngày, lực lượng chức năng thông tuyến
đường bộ vào Rào Trăng 3. Ngay khi thông đường, các
phương tiện và thiết bị sẽ được đưa vào thủy điện Rào
Trăng 3 để phục vụ công tác tìm kiếm các nạn nhân mất
tích còn lại.
Theo thông tin từ sở chỉ huy tiền phương, công tác cứu
hộ vô cùng khó khăn bởi hàng vạn tấn đất đá vùi lấp công
nhân ở thủy điện. Nếu đào lấp dưới chân thì sẽ nguy hiểm
cho khối tham gia lực lượng cứu hộ.
Vì vậy, sở chỉ huy tiền phương quyết định sẽ làm đến
đâu chắc đến đó và dần dần sẽ bóc từng lớp một để tìm
thi thể các công nhân. Các lực lượng đã khắc phục mọi
khó khăn, gian khổ. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã bám trụ ở
lại thủy điện Rào Trăng 3, 4 để tham gia nhiệm vụ được
phân công.
NGUYỄN DO
CHÂNLUẬN-ĐỨCMINH
N
gày 23-10, tin từ Văn
phòng Chính phủ cho
hay Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính
phủ Mai Tiến Dũng đã ký
văn bản truyền đạt chỉ đạo
của Thủ tướng về việc xây
dựng nghị định thay thế Nghị
định 64/2008 về vận động,
tiếp nhận, phân phối và sử
dụng các nguồn đóng góp
tự nguyện hỗ trợ nhân dân
khắc phục khó khăn do thiên
tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm
trọng, các bệnh nhân mắc
bệnh hiểm nghèo.
Lấy ý kiến rộng rãi để
làm căn cứ sửa đổi
Văn bản cho biết tại phiên
họp thường kỳ tháng 8-2020,
Chính phủ đã thông qua đề
nghị của Bộ Tài chính xây
dựng nghị định này.
Điều này là để việc tổ chức
vận động, tiếp nhận, phân
phối và sử dụng các nguồn
đóng góp tự nguyện hỗ trợ
nhân dân khắc phục khó khăn
do thiên tai, dịch bệnh, sự
cố; các bệnh nhân mắc bệnh
hiểmnghèo đảmbảo hiệu quả,
kịp thời, khuyến khích, tôn
vinh và tạo điều kiện thuận
lợi để các tổ chức, cá nhân
phát huy tinh thần đoàn kết,
tương thân, tương ái, nhanh
chóng hỗ trợ nhằm ổn định
cuộc sống, khôi phục và phát
triển sản xuất, sinh hoạt của
người dân.
Văn bản truyền đạt lần này
nêu rõ: Thủ tướng chỉ đạo Bộ
Tài chính khẩn trương chủ trì
nghiên cứu, lấy ý kiến rộng
rãi, đầy đủ bộ, ngành, cơ quan
liên quan và đối tượng chịu sự
tác động trực tiếp, xây dựng
nghị định để thay thế Nghị
định 64/2008, trình Chính
phủ theo quy định.
Thủ tướng cũng yêu cầu
UBND các tỉnh, thành trực
thuộc trung ương trong phạm
vi trách nhiệm của mình khẩn
trương phối hợp với Ủy ban
Trung ươngMTTQViệt Nam
cùng cấp, Hội Chữ thập đỏ và
các cơ quan liên quan hướng
dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân
thực hiện hoạt động cứu trợ
đúng địa chỉ, đối tượng, đúng
quy định của pháp luật, đảm
bảo minh bạch, khách quan,
công bằng giữa các đối tượng
hưởng cứu trợ.
Nhiều quy định
chưa phù hợp
Trước đó, Bộ Tài chính cho
biết sau hơn 10 năm triển khai
thực hiện, Nghị định 64/2008
đã bộc lộ một số bất cập cần
sửa đổi. Thực tế thiên tai, hỏa
hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy
ra với nhiều mức độ khác
nhau nhưng nghị định chưa
quy định rõ mức độ cụ thể để
xác định trường hợp nào do
Ủy ban Trung ương MTTQ
ra lời kêu gọi, trường hợp nào
do Ủy ban MTTQ kêu gọi.
Bên cạnh đó, thời gian để
ban cứu trợ các cấp tổ chức
tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ
sau mỗi đợt thiên tai, hỏa
hoạn, sự cố nghiêm trọng là
30 ngày là ngắn, không đủ
thời gian cho các tổ chức, cá
nhân nước ngoài, đồng bào
người Việt sinh sống tại nước
ngoài đóng góp.
Với một số đợt thiên tai lớn,
gây hậu quả nghiêm trọng, số
lượng tiền, hàng cứu trợ lớn
dẫn đến công tác tiếp nhậnmất
nhiều thời gian và công sức,
Nghệ sĩ TrườngGiang cùng nhà báo Lê Phi, Trưởng đại điện báo
Pháp Luật TP.HCM
tại ĐàNẵng
trao quà hỗ trợ cho người dân xã TânNinh, huyệnQuảngNinh, Quảng Bình. Ảnh: HẢI HIẾU
Các nội dung chi
từ nguồn vận động,
đóng góp tự nguyện
và những nội dung
chi này có phần
trùng lắp chưa thực
sự đảm bảo ổn định
cuộc sống của người
dân khu vực bị
thiệt hại.
Thủ tướng yêu
cầu thay thế
Nghị định 64
về cứu trợ
Nghị định 64/2008 bộc lộ nhiều điều cần phải
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn
và các quy định liên quan khác.
thời gian tiếp nhận không đủ
có thể dẫn đến việc sử dụng
không đúng mục đích tiền,
hàng cứu trợ.
Với mỗi đợt thiên tai, có
nhiều nguồn lực được huy
động, sử dụng để hỗ trợ khẩn
cấp cũngnhư lâudài chongười
dân vùng bị thiệt hại nhưng
Quỹ phòng, chống thiên tai chỉ
quy định nội dung chi, không
quy định mức chi... Việc này
dẫn đến người bị thiệt hại các
đợt thiên tai khác nhau có
mức hỗ trợ chênh lệch lớn.
Ngoài ra, một số hộ gia đình
còn được hỗ trợ trực tiếp từ
các tổ chức, cá nhân nên có
sự chênh lệch.
Hiện nay, các nội dung
chi từ nguồn vận động, đóng
góp tự nguyện chủ yếu tập
trung vào việc cứu đói, cứu
rét (lương thực, thực phẩm,
chăn màn, quần áo, thuốc
chữa bệnh…) và những nội
dung chi này có phần trùng
với nội dung chi hỗ trợ từ
ngân sách trung ương, chưa
thực sự đảmbảo ổn định cuộc
sống của người dân khu vực
bị thiệt hại.
Nghị định 64/2008 cũng
chưa quy định hình thức hỗ
trợ (bằng tiền hay hiện vật) từ
nguồn đóng góp tựnguyện của
các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước để thực hiện các
nội dung chi hỗ trợ theo quy
định. Khi tổ chức thực hiện
Nghị định 64/2008, một số
địa phương còn gặp khó khăn
trong việc phối hợp giữa các
cơ quan, đơn vị như Ủy ban
MTTQ Việt Nam, Hội Chữ
thập đỏ, các sở LĐ-TB&XH,
NN&PTNT, Tài chính…
Chưa hết, Chính phủ cũng
có Nghị định 02/2017 về
chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp, Nghị định
58/2018, Luật Phòng, chống
thiên tai... nên cần rà soát lại
nội dung chi của Nghị định
64/2008 để sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp...•
Bên lề Quốc hội ngày 23-10,
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng, đã chia sẻ
về vấn đề cứu hộ, cứu nạn ở miền
Trung hiện nay và chuyện lương
khô ầm ĩ trên công luận.
Tướng Lê Chiêm cho biết ông là
người miền Trung và đã trực tiếp
theo dõi, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn
ở nhiều cấp. Ông khẳng định công
tác này chính quyền địa phương
và quân đội rất tích cực, kịp thời,
nhân dân đánh giá tốt. Vấn đề là
việc đưa hàng cứu trợ đến người
dân có nơi, có lúc không tổ chức
chặt chẽ, không đến nơi đến
chốn, hàng không đến người dân,
thời gian chậm, chất lượng thấp.
Sử dụng hàng hóa ở một số địa
phương không đúng mục đích.
“Đưa vào kho dự trữ rồi hết đợt
lũ lụt mới đưa ra, lúc đó không
hiệu quả, không có tác dụng, đồng
thời hàng hóa xuống cấp. Cấp phát
cho dân như thế là không tốt” - ông
nói.
Ông cũng đề cập đến việc một
số người đi làm nhiệm vụ cứu nạn,
cứu hộ sử dụng hàng cứu trợ không
đúng mục đích. “Ví dụ, lương
khô sử dụng cho cán bộ làm quà,
bánh kẹo sử dụng cho các nhiệm
vụ khác. Rồi hàng cao cấp không
được chuyển đến nơi cần, nhất là
người dân bị thiệt hại. Cái này cần
khắc phục” - ông nói.
Với kinh nghiệm tham gia khắc
phục hậu quả lũ lụt nhiều năm, ông
cho hay là thấy có tình trạng đó.
“Tôi không nói cụ thể địa phương
nào vì tôi làm nhiệm vụ khắc phục
từ khi còn là cán bộ tỉnh, quân khu
cho đến khi ra Bộ Quốc phòng.
Đây là vấn đề cần cảnh tỉnh và
chấn chỉnh ngay đối với cán bộ cơ
sở, kể cả lực lượng vũ trang. Đây
là tôi nói chung chứ không phải địa
phương nào để tất cả hàng hóa của
nhân dân, Nhà nước, quân đội phải
được chuyển tới người bị thiệt hại
đang cần chứ không phải cấp cho
người khác” - ông nói.
Ông cũng nói đến thời điểm này
chưa phát hiện trường hợp nào như
vậy trong đợt này nhưng sau các
đợt lũ lụt đều có tình trạng bớt xén
chế độ, hàng cứu trợ. Ông khẳng
định: “Đây là lời cảnh tỉnh. Lãnh
đạo các địa phương phải có trách
nhiệm ngăn chặn ngay để hàng hóa
phải đến được người dân”.
Qua khảo sát, tướng Chiêm
cho hay hiện hàng hóa ứ đọng rất
nhiều, đặc biệt là hàng hóa của các
địa phương khác đưa tới Quảng
Trị, Quảng Bình. Hàng hóa ứ đọng,
không vận chuyển được đến nơi
người dân cần do không có phương
tiện và phương pháp thực hiện
không khoa học, các tổ chức của
các địa phương chưa có lực lượng
tiếp nhận, phân phối hàng kịp thời.
Ông đề nghị thời gian tới địa
phương phải chú ý những điều dân
cần, nhất là nơi ăn chốn ở, điều
kiện sinh hoạt, thuốc men phòng,
chống dịch bệnh, đảm bảo đời sống
lâu dài cho họ. “Cần phải chuẩn bị
các điều kiện để giúp dân về nhà
cửa, phương tiện đi lại, đảm bảo
thóc giống và các vật nuôi, cây
trồng để đời sống nhân dân nhanh
chóng được khôi phục” - ông nói.
Đ.MINH - C.LUẬN
TướngLêChiêm: “Chuyệnlươngkhô làtôi cảnhbáo”
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook