245-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy24-10-2020
đất màmình đang thuê. Ông Phương
không đồng ý, cho rằng phần đất
mà Đỏ thuê là đất đang tranh chấp
trong nội bộ gia đình ông.
Sau đó hai bên xảy ra cự cãi,
vợ ông Phương cầm cây sắt đang
gắp than nướng thịt quơ trúng bắp
tay trái của Đỏ nhưng không gây
thương tích. Đỏ cầm một cây xà
gồ bằng kim loại, dài khoảng 4 m
chọc thủng hai mặt biển hiệu cơm
tấm của gia đình ông Phương. Ông
Phương đã đến cơ quan công an
phường trình báo.
Chiều hôm sau, Đỏ đến nhà ông
Phương cầm cây xà beng đứng trên
ghế inox, dùng cây sắt tiếp tục đập
bể, làm hư hỏng toàn bộ bảng hiệu
“Cơm sườn cô Bảy Hoa”.
Công an phường Tân Tạo lập
hồ sơ, sau đó chuyển đến Cơ quan
CSĐT Công an quận Bình Tân
xử lý. Về dân sự, bị hại là ông
Phương không có yêu cầu bồi
thường. Sau đó, Đỏ bị VKSND
quận này ra cáo trạng truy tố về
tội hủy hoại tài sản theo khoản 1
Điều 143 BLHS 1999.
Xử sơ thẩm, Đỏ thừa nhận có
hành vi đập phá biển hiệu cơm sườn
nhưng không cho rằng hành vi này
là vi phạm pháp luật. Theo bị cáo,
biển hiệu trên không thuộc sở hữu
của ông Phương và bị cáo đập phá
biển hiệu trên phần đất mình đang
thuê. Bị hại Phương thì cho rằng
biển hiệu là tài sản thuộc sở hữu
của ông, do ông tự tay đi mua và
có phiếu thu.
Luật sư bào chữa đề nghị HĐXX
định giá lại tài sản là cái biển hiệu
bị phá hỏng và cần tham khảo giá
thị trường của các cơ sở chuyên
làm biển hiệu quảng cáo để có kết
quả chính xác.
Phải định giá lại biển hiệu
TAND quận cho rằng lời khai
nhận của bị cáo tại phiên tòa
là khách quan, phù hợp với lời
khai của bị hại, người làm chứng
và vật chứng cùng các tài liệu,
chứng cứ khác đã được thu thập
trong vụ án.
Kết luận định giá tài sản ngày 3-5-
2019 của Hội đồng định giá tài sản
trong tố tụng hình sự UBND quận
Bình Tân xác định: Giá trị còn lại
của biển hiệu “Cơm sườn cô Bảy
Hoa” đã qua sử dụng là 3,36 triệu
đồng. Biển này có kích thước 1,26 x
1,03 x 0,2 m, khung nhôm và nhựa
PKL hiện đã bị bể luôn phần đèn,
không còn giá trị sử dụng.
Từ đó, tòa có đủ cơ sở để xác định
bị cáo Đỏ đã phạm vào tội hủy hoại
tài sản với giá trị như trên và tuyên
phạt chín tháng tù nhưng cho hưởng
án treo. Bị cáo Đỏ kháng cáo cho
rằng tòa chưa xác định được ai là
HOÀNGYẾN
T
AND TP.HCM vừa xử phúc
thẩm đã tuyên hủy bản án sơ
thẩm vụ Cao Văn Đỏ bị truy
tố về tội hủy hoại tài sản để điều
tra, xét xử lại. Mấu chốt trong vụ
này là việc xác định giá trị của tấm
biển hiệu cơm sườn mà cơ quan
tố tụng dùng làm cơ sở để truy tố
bị cáo Đỏ.
Phá nát biển “Cơm sườn
cô Bảy Hoa”
Theo hồ sơ, sáng 17-12-2017,
ông Trần Bình Phương ở tỉnh lộ 10
(phường Tân Tạo, quận Bình Tân)
đang bán cơm tại nhà thì bị cáo Đỏ
đến yêu cầu ông tháo biển hiệu “Cơm
sườn cô Bảy Hoa” xuống. Đỏ cho
rằng biển hiệu đã để lấn sang phần
Ly kỳ vụ
phá hỏng
biển hiệu
cơm sườn
Hai kết quả định giámới và cũ do cùng
một hội đồng định giá cho kết quả khác
nhau, tòa sơ thẩm cho rằng vậy không sai
nhưng tòa phúc thẩmnói vi phạm tố tụng.
chủ sở hữu thực sự của biển hiệu,
hồ sơ định giá chưa chính xác.
Tại phiên tòa phúc thẩm, TAND
TP.HCM cho rằng kết luận định giá
tài sản ban đầu vào tháng 1-2018
của Hội đồng định giá tài sản trong
tố tụng hình sự quận Bình Tân kết
luận biển hiệu có giá 4,2 triệu đồng.
Tuy nhiên, kết luận này bị thay thế
bởi một kết luận định giá tài sản
khác vào tháng 5-2019.
Tuy vậy, kết quả định giá mới
vẫn chưa xác định được số tiền
thiệt hại do hành vi của Đỏ gây ra là
bao nhiêu. Mặt khác, việc định giá
lần đầu và lần sau do cùng một hội
đồng định giá là chưa phù hợp với
khoản 1 Điều 218 BLTTHS 2015.
Do việc điều tra ở cấp sơ thẩm
chưa đầy đủmà cấp phúc thẩmkhông
thể bổ sung được nên cần phải hủy
án để điều tra lại, trong đó cần định
giá để xác định thiệt hại do bị cáo
gây ra là bao nhiêu.
Cũng theo HĐXX, tại phiên tòa,
bị cáo Đỏ lại cung cấp được một
bản tường trình và bản cam kết
đề ngày 30-9 có chứng thực của
UBND phường 4, quận 10. Theo
đó, bị cáo cho rằng biển hiệu bị hư
không phải là của bị hại Phương
mà là của người khác. Do đó, khi
điều tra lại cần xác minh, làm rõ
ai là chủ sở hữu sử dụng biển hiệu
bị hư hỏng để có cơ sở xác định bị
hại, người liên quan trong vụ án.•
Trong giai đoạn điều tra, ngày 31-1-2018, Hội đồng
định giá tài sản trong tố tụng hình sự UBND quận Bình
Tân xác định: Biển hiệu “Cơm sườn cô Bảy Hoa” bị bể
luôn phần đèn, không còn giá trị sử dụng, phải thay
mới trị giá 4,2 triệu đồng. Ngày 10-9-2018, cơ quan
điều tra (CQĐT) yêu cầu Hội đồng định giá tài sản
trong tố tụng hình sự cấp TP.HCM định giá lại tài sản.
Tuy nhiên, cơ quan này có công văn đề nghị CQĐT
cung cấp thông tin về căn cứ nghi ngờ kết luận định
giá tài sản trước đó. Ngày 16-10-2018, hội đồng này
lại có công văn gửi CQĐT yêu cầu trưng cầu Hội đồng
định giá tài sản ở quận Bình Tân để định giá lại.
Sau đó CQĐT đề nghị Hội đồng định giá tài sản
trong tố tụng hình sự quận Bình Tân định giá lại
tài sản. Kết luận định giá tài sản mới thay thế kết
luận định giá tài sản cũ và cấp sơ thẩm đã sử dụng
kết quả mới này để truy tố và xét xử đối với bị cáo.
Theo tòa sơ thẩm, việc định giá của hội đồng
định giá đã được thực hiện đúng theo trình tự, quy
định của pháp luật. Hội đồng này đầy đủ thành
phần, có khảo sát giá của các công ty, cửa hàng
có chuyên môn làm biển hiệu. Do đó có cơ sở căn
cứ vào kết luận định giá sau để xác định giá trị của
tài sản bị hư.
Rắc rối định giá từ giai đoạn điều tra
Đỏ đến nhà ông Phương,
cầm cây xà beng đứng
trên ghế inox, dùng cây
sắt tiếp tục đập bể, làmhư
hỏng toàn bộ bảng hiệu
“Cơm sườn cô Bảy Hoa”.
Nữ bị cáo cùng đồng phạm chiếm đoạt 16 tỉ đồng
TAND tỉnh Đồng Nai vừa xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo
Nguyễn Thị Minh Phương 16 năm tù về tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh trên, các bị cáo
Phạm Thanh Toàn, Hồ Đình Phú cùng bị phạt 13 năm tù,
bị cáo Hồ Ngọc Thiên Tường bị phạt 12 năm tù.
Theo cáo trạng, năm 2015, Phương và Toàn tham gia
nhiều website huy động vốn như fxmt4, stg68, M5, M7
và bị các đối tượng quản lý website này chiếm đoạt
tiền. Từ đó, Phương biết được cách thức, thủ đoạn nên
bị cáo thành lập một website tương tự để lừa tiền của
người khác.
Ngày 23-6-2015, Phương thành lập Công ty TNHH
MTV Phương Thái An (trụ sở ở Biên Hòa, Đồng Nai), lập
website rồi giao cho Phú trực tiếp quản lý. Để tạo niềm
tin cho người tham gia, Phương đã chuyển thành Công ty
cổ phần Phương Thái An với số vốn điều lệ khống 20 tỉ
đồng và có thêm mục ngành kinh doanh vàng bạc, đá quý.
Người đại diện theo pháp luật là Phương, chức danh chủ
tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc.
Phương còn thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội
thảo tặng quà, bổ nhiệm các chức danh leader (người
đứng đầu các chi nhánh). Tường có nhiệm vụ thiết kế
chương trình, tổ chức sự kiện để lôi kéo người tham gia,
nhận và chuyển tiền theo danh
sách Phương cung cấp.
Người tham gia góp vốn kinh
doanh qua trang web hero8.org sẽ
được hưởng lãi suất cao. Phương
cùng đồng phạm đưa ra giải pháp
đầu tư theo mã pin ID. Người góp
vốn đầu tư phải mua mã pin ID với
mức tiền 10,16 triệu đồng. Sau năm
ngày góp vốn, mỗi mã ID sẽ nhận
được 39,6 triệu đồng tiền lãi. Tương
đương 4,3%/ngày, 130%/tháng.
Đến cuối tháng 8-2016, hero8.org mất khả năng chi trả
nhưng Phương cùng các đồng phạm vẫn tiếp tục kêu gọi
những người khác tham gia nộp.
Công an đã làm rõ 799 người tham gia đăng ký hơn 4.700
ID của hero8.org với số tiền nộp là hơn 47 tỉ đồng. Số tiền
hero8.org chuyển trả là 38,4 tỉ đồng, trong đó có gần 200
người hưởng lợi gần 6,3 tỉ đồng và
612 người nộp số tiền hơn 32,6 tỉ đồng
nhưng bị chiếm đoạt 16 tỉ đồng.
HĐXX nhận định hành vi của
các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng,
nguy hiểm cho xã hội, gây thất thoát
số tiền rất lớn, cần phải tuyên một
mức án tương xứng. Tuy nhiên, tại
tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai
báo, ăn năn hối cải, khắc phục một
phần thiệt hại đã gây ra.
MINH VƯƠNG
Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án. Ảnh: MV
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook