13
Đời sống xã hội -
ThứSáu 6-11-2020
Bỏ quê lên phố làm đôi chân
cho con học đại học
Có những ông bố, bàmẹ sẵn sàng từ bỏ quê hương, tha phương cầu thực để trở thành đôi chân
cho các con, nâng bước các con theo đuổi con đường học hành.
BÁCHAN
H
ẳn mọi người vẫn còn
nhớ câu chuyện cõng
bạn đến trường đầy xúc
động của đôi bạn Nguyễn
Tất Minh và Ngô Minh Hiếu
(Thanh Hóa). Gần 10 năm
ròng, Hiếu cõng Minh đến
lớp, hỗ trợ bạn đi học.
Kết thúc 12 năm đèn sách,
Minh đỗ ĐH Bách khoa Hà
Nội, còn Hiếu đỗ ĐHYDược
Thái Bình. Đôi bạn tạm thời
không thể đồng hành cùng
nhau, đồng nghĩa với việc
từ nay Minh sẽ đến lớp mà
thiếu đi “đôi chân” quen thuộc
của Hiếu.
Chặng đường mới có
cha đồng hành
Minh nhập học ĐH Bách
khoa Hà Nội vào cuối tháng
8, sống xa nhà, lại không thể
tự sinh hoạt dễ dàng, vì vậy
ông Nguyễn Tất Mây (cha
Minh) đành xa quê, theo con
lên Hà Nội nhập học.
Để tiết kiệm chi phí, cha
con Minh được sắp xếp ở ký
túc xá (KTX) của ĐH Bách
khoa, mọi chi phí phòng ở đều
được nhà trường miễn phí.
Đến thăm Minh sau hơn
hai tuần nhập học, chúng tôi
mới biết ở khu KTX này có
khá nhiều gia đình đặc biệt.
Có cùng hoàn cảnh như
Minh và ở cùng phòng với
Minh là Nguyễn Đức Quân,
cậu học trò bị xương thủy tinh
đã hơn 12 nămnay nhưng luôn
vượt qua mọi khó khăn, Quân
đạt hơn 26 điểm trong kỳ thi
THPT quốc gia 2020 và là tân
sinh viên ngành toán - tin ĐH
Bách khoa Hà Nội.
Do bị xương thủy tinh nên
sức khỏe của Quân khá yếu,
việc đi lại gặp nhiều khó khăn,
cứ mỗi khi thời tiết thay đổi,
chân trái của em bị cóng và
khó đi.
Vì vậy, để thuận lợi đến
trường, Quân phải nhờ đến
sự giúp đỡ của bác ruột ở quê
lên chăm sóc suốt thời gian
emhọc ĐH. Hằng ngày, Quân
vẫn cần bác dắt và cõng lên
cầu thang.
ỞKTX, ngoài việc đưa con
đi học, hai phụ huynh này chia
lịch sinh hoạt, phân công nấu
cơm, dọn dẹp rất tỉ mỉ.
Thức ăn của cả nhà chủ
yếu mang từ quê lên, đủ cho
2-3 tuần nên công việc chỉ có
nấu cơm, giặt giũ và đưa các
con đi học.
“Lên đây đồng nghĩa với
chuyện gia đình ở nhà phải
gồng tiền sinh hoạt cho cả
hai cha con, rồi nuôi một đứa
học lớp 9 ở nhà. Tôi bị đau
chân, không thể làm việc gì
nặng, làm bảo vệ cũng không
được vì bị trói buộc thời gian,
không đưa đón Minh được,
tất cả gánh nặng đè lên vai
mẹ cháu. Nhưng biết làm
sao được, còn nước còn tát,
ước mơ của con vẫn là quan
trọng nhất” - ông Nguyễn Tất
Mây chia sẻ.
“Mọi thứ ở đây khá đắt
đỏ, do đó chúng tôi tính để
các con ổn định việc học sẽ
tìm thêm việc làm để có chi
phí trang trải sinh hoạt. Các
cháu ở với nhau rất vui, được
hỗ trợ từ các bạn nhiều lắm.
Chúng tôi sống với nhau như
một gia đình, vì coi nhau như
gia đình thì dễ động viên, chia
sẻ hơn, lúc đó khó khăn mới
dễ vượt qua” - ông Trần Văn
Nhuận, người thân của Quân,
bộc bạch.
Để thuận tiện cho việc đi
lại, phòng của Minh và Quân
được bố trí ở tầng một với
lối đi riêng được thiết kế độ
dốc vừa phải, giúp xe lăn có
thể lên xuống được. Các giờ
học của em cũng được bố trí
ở tầng một để tiện đi lại.
Tạo việc làm cho
phụ huynh yên tâm
Nhằm góp thêm một phần
sức mạnh cho cả hai gia đình,
ban quản lý KTX ưu tiên làm
cầu thang chuyên cho xe lăn
để hai bạn có thể lên xuống dễ
dàng hơn. Căn phòng 102 của
gia đình Minh và Quân được
miễn phí tiền phòng. KTXcòn
hỗ trợ lắp đặt đường điện để
gia đình lắp máy nước nóng
lạnh, máy điều hòa…phục vụ
tốt nhất cho sinh hoạt.
Tiêu điểm
“Chúng tôi sống
với nhau như một
gia đình, vì coi
nhau như gia đình
thì dễ động viên,
chia sẻ hơn, lúc đó
khó khăn mới dễ
vượt qua.”
Ông
Trần Văn Nhuận,
người thân của Quân
Nắm được hoàn cảnh của
Minh và Quân, KTX đã sắp xếp
cho cả hai phụ huynh ở cùng
con để tiện việc học hành, đi
lại của hai em. Kể từ đó, sinh
viên KTX cũng đùa vui gọi đây
là “gia đình gà trống”.
ÔngNguyễn TấtMây: “Tôi lên
đây thì tất cả gánh nặng đè lên
vai mẹ cháu nhưng biết làmsao
được, ướcmơ của con vẫn là
quan trọng nhất”. Ảnh: HP
Đôi bạn TấtMinh vàĐức Quân
tại phòng ký túc xá.
Để giảm bớt áp lực về kinh
tế cho cha Minh, ban quản lý
KTX ĐH Bách khoa đã sắp
xếp cho cha Minh điều hành
hệ thống nước 10 tòa nhà với
gần 4.000 sinh viên tại KTX.
“Công việc này phù hợp
với ông Mây vì sức ông yếu,
không thể làm việc nặng.
Việc bơm nước, điều hành
hệ thống nước rất đơn giản,
hết nước thì bật máy bơm, có
lỗi gì thì báo cho ban quản lý.
Như vậy ông Mây vừa chủ
động được việc cơm nước, có
thời gian đưa đón em Minh,
vừa có việc nhẹ nhàng” - ông
Nguyễn Hữu Khôi, Giám đốc
Trung tâm quản lý KTX ĐH
Bách khoa Hà Nội, cho biết.
Theo ông Khôi, việc tạo
điều kiện cho phụ huynh
đến ở tại KTX cùng con như
gia đình Minh, Quân không
phải là lần đầu tiên xảy ra ở
trường. Hiện ở KTX cũng có
bạn nữ có hoàn cảnh tương tự.
Bạn này bị khuyết tật ở chân,
không thể đi lại, đã ở KTX
cùng với người nhà suốt năm
năm qua để đi học.
“Năm nay bạn này sẽ tốt
nghiệp ngành công nghệ
thông tin và không có quá
nhiều khó khăn trong sinh
hoạt tại khu tập thể. Sắp tới,
nếu gia đình Quân có nguyện
vọng làm việc tại đây thì ban
quản lý KTX vẫn có thể sắp
xếp, hỗ trợ tối đa cho các gia
đình” - ông Khôi nói.
11 giờ trưa, sau khi hoàn
thành bốn tiết học, Quân và
Minh trở về phòng KTX, cả
nhà bốn người quây quần bên
bữa cơm do hai phụ huynh
chuẩn bị, hômnay có lạc rang,
cà pháo và canh rau muống.
Tất cả đều ăn thật ngon để có
sức bước thật chắc trên con
đường mình đã chọn.•
Trụ sở UBND TP.HCM được xếp hạng di tích kiến trúc quốc gia
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện vừa ký
quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với Di tích kiến
trúc nghệ thuật trụ sở UBND TP.HCM ở 86 Lê Thánh
Tôn, phường Bến Nghé, quận 1.
Theo đó, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên
bản và bản đồ khoanh vùng cho các khu vực bảo vệ di tích
trong hồ sơ. UBND TP.HCM thực hiện việc quản lý nhà
nước đối với di tích này theo quy định của pháp luật về di
sản văn hóa.
Theo UBND TP, trụ sở UBND TP.HCM là một trong
những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của TP, trải
qua hơn 110 tuổi. Trụ sở được xây dựng từ năm 1898 đến
1909, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, mô phỏng
theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.
Cấu trúc điển hình với phần chính giữa là tháp nhọn nhô
cao, hai bên có hai tầng mái đăng đối, bên trái và bên phải
tòa nhà thấp hơn so với các phần còn lại.
Thiết kế mặt đứng công trình có sự pha trộn của nhiều
phong cách kiến trúc châu Âu như bố cục mặt bằng kiểu
kiến trúc Phục hưng, trang trí phù điêu kiểu Baroque và
Rococo, các cửa sắt kiểu Art Nouveau.
Thời Pháp thuộc, tòa nhà này là Hôtel de ville hay
người Việt còn gọi là dinh Xã Tây. Trước năm 1975, tòa
nhà được gọi là tòa Đô Chánh Sài Gòn, là nơi làm việc và
hội họp của chính quyền thời bấy giờ.
Từ ngày 30-4-1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của
chính quyền UBND TP.HCM với địa chỉ hiện nay là 86
Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1. Tòa nhà nằm
ngay đầu đường Nguyễn Huệ, hướng ra sông Sài Gòn.
Trước đó, UBND TP.HCM có tờ trình đề nghị Bộ VH-
TT&DL xem xét, xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật
quốc gia đối với trụ sở UBND TP.HCM.
TÁ LÂM
Trụ sở
UBND
TP.HCM.
Ảnh: PV