258-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 9-11-2020
Chính quyền đô thị TP.HCM:
không thí điểm
TP.HCMđã có sự chuẩn bị và
nghiên cứu kỹ càng; các cơ quan
của Chính phủ cũng phối hợp chặt
chẽ và thống nhất cao với đề án.
NGHĨANHÂN
Q
uốc hội (QH) đã có
những thảo luận ban đầu
về dự thảo nghị quyết
về tổ chức chính quyền đô
thị tại TP.HCM, mở đường
cho trung tâm kinh tế trọng
điểm phía Nam này cải cách
tổ chức, bộ máy chính quyền
địa phương phù hợp với đặc
thù của mình.
Tuần này, nội dung này sẽ
tiếp tục được thảo luận tại hội
trường trước khi QH thông
qua.
Pháp Luật TP.HCM
trao
đổi với Thứ trưởng Bộ Nội
vụ Trần Anh Tuấn về những
bước chuẩn bị cuối cùng cho
đề án này.
Thuyết phục về cơ sở
pháp lý và kinh nghiệm
thực tiễn
.
Phóng viên
: Thưa ông,
nối tiếp Hà Nội, Đà Nẵng,
QH đang thảo luận để thông
qua cơ sở pháp lý cho mô
hình mới chính quyền đô thị
TP.HCM. Đến lúc này, liệu
có thể tự tin là mọi việc sẽ
suôn sẻ?
+ Thứ trưởng
Trần Anh
Tuấn
: Chúng tôi rất tự tin. Bộ
Nội vụđã
trực tiếp
tham gia
quá trình
xây dựng
cũng như
tổ chức
thẩmđịnh
đề án thì thấy cả Thành ủy,
HĐND, UBND TP.HCM đã
có sự chuẩn bị và nghiên cứu
kỹ càng. Các cơ quan của
Chính phủ cũng phối hợp
chặt chẽ và thống nhất cao.
Khi trình Ủy ban Thường vụ
QH, rồi đến thảo luận bước
đầu của QH hai tuần trước
thì cũng nhận được nhiều ý
kiến ủng hộ.
Có thể nói là rất thuận lợi,
vì căn cứ pháp lý cũng như
cơ chế, chính sách của đề án
đã được luận giải rõ ràng,
thuyết phục về cơ sở pháp
lý, về kinh nghiệm thực tiễn.
Vấn đề còn lại là “thí điểm”
hay làmthật?TP.HCMthì kiên
trì đề nghị không “thí điểm”.
“Tôi tin rằng QH sẽ
thảo luận kỹ, không
gắn hai chữ “thí
điểm” ấy vào nghị
quyết lần này nữa.
Như thế mới đáp
ứng yêu cầu bứt phá
của một địa phương
năng động, sáng
tạo, luôn đi đầu
trong đổi mới như
TP.HCM.”
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Trần Anh Tuấn
Đảm bảo quyền làm chủ của người dân
.
Phóng viên:
Theo đề án của TP.HCM, chính quyền đô thị sẽ
chỉ còn một cấp. Thiết chế dân chủ đại diện là HĐND ở quận,
phường sẽ không còn tổ chức nữa. Vậy thực thi quyền làm chủ
của cư dân đô thị có bị ảnh hưởng nhiều không?
+ Thứ trưởng
Trần AnhTuấn
: Cư dân đô thị có tính độc lập
và nhu cầu dân chủ trực tiếp cao hơn nhiều so với nông thôn.
Điều kiện hạ tầng kỹ thuật, thông tin, giao thông, dân trí đô
thị cho phép cư dân thực hành dân chủ trực tiếp tốt hơn. Thiết
chế dân chủ đại diện qua HĐND ở quận, phường không còn
nhiều ý nghĩa nữa. Để tinh gọn bộ máy, phát huy hiệu quả thì
có thể tập trung chức năng dân chủ đại diện lên HĐND TP.
Cũng xét về dân chủ đại diện thì ngoài thiết chế HĐND,
người dân còn có nhiều tổ chức đại diện sâu sát đến tận thôn,
xóm, tổ dân phố như MTTQ, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…
Cư dân đô thị lại hưởng dụng những thành quả của thời cách
mạng 4.0 với nhiều kênh liên lạc, phản ánh, rất dễ dàng thực
hiện quyền giám sát, phản biện.
Và quan trọng hơn cả, Đảng với mạng lưới, tổ chức rộng
khắp, lãnh đạo toàn diện với bộmáy chính quyền địa phương,
dù được tổ chức bất kỳ theo mô hình nào.
Chính phủ cũng thống nhất
như vậy. Cá nhân tôi thấy đã
đầy đủ về cơ sở pháp lý, cơ
sở thực tiễn và Luật Chính
quyền địa phương đã được
sửa đổi, trao quyền cho QH
quyết định rồi thì việc gì phải
làm “thí điểm” nữa.
. Nhưng hai nghị quyết của
QH về chính quyền đô thị ở
Hà Nội - ban hành năm 2019
và Đà Nẵng - ban hành năm
2020 đều “thí điểm”. Vậy lập
luận thế nào để bỏ hai chữ
này cho TP.HCM?
+ Quá trình chuẩn bị đề án
củaHàNội, ĐàNẵng đều diễn
ra trong bối cảnhLuật Tổ chức
chính quyền địa phương 2015
chưađượcsửađổi, bổsung, vẫn
quy định quận, phường là cấp
chính quyền địa phương, bao
gồmHĐND và UBND. Nghị
quyết số 18 của Trung ương 6
khóa XII, năm2017 của Đảng
thì có câu “chủ động thí điểmở
những nơi có đủ điều kiện”…
Cơ sở pháp lý chưa có nên
hai nghị quyết của QH về tổ
chức chính quyền đô thị tại
Hà Nội, Đà Nẵng mới có từ
“thí điểm”.
Còn bây giờTP.HCM thuận
lợi hơn rất nhiều. Tháng 11-
2019, QHđã sửa Luật Tổ chức
chính quyền địa phương, theo
đó, dù vẫn quy định chung
quận, phường là cấp chính
quyền địa phương nhưng đồng
thời bổ sung “trừ trường hợp
cụ thể QH quy định không
phải là cấp chính quyền địa
phương”. Luật này đã có hiệu
lực từ ngày 1-7 vừa rồi.
Ngoài ra, TP.HCM từ rất
sớm đã nghiên cứu, xây dựng
đề án cơ chế đặc thù, mà một
nội dung quan trọng là đổi
mới mô hình tổ chức chính
quyền địa phương cho phù
hợp đặc thù đô thị. Đến giai
đoạn 2009-2016, khi Trung
ương, QH cho phép 10 tỉnh,
thành thí điểm không tổ chức
HĐND huyện, quận, phường
thì TP.HCM là địa phương
tích cực nhất, quyết liệt triển
khai diện rộng nhất. Khi kết
thúc thí điểm, TP cũng mạnh
dạn đề nghị được tiếp tục mô
hình này.
Một quá trình như vậy, với
sự quyết tâm, đồng thuận của
cả hệ thống chính trị TP.HCM,
nay được Chính phủ thống
nhất và ủng hộ thì tôi tin rằng
QH sẽ thảo luận kỹ, không
gắn hai chữ “thí điểm” ấy
vào nghị quyết lần này của
TP.HCM nữa. Như thế mới
đáp ứng yêu cầu bứt phá của
một địa phương năng động,
sáng tạo, luôn đi đầu trong
đổi mới như TP.HCM.
Đáp ứng đòi hỏi
cấp thiết từ thực tiễn
. Chúng ta đã từng có cả
một cuộc thí điểm rầm rộ bảy
năm về không tổ chức HĐND
quận, huyện, phường, rồi bất
ngờ dừng lại. Đến Luật Tổ
chức chính quyền địa phương
2015 vẫn kiên định chính
quyền đô thị ba cấp với đầy
đủ cặp đôi HĐND - UBND,
rồi sửa luật này năm 2019.
Theo ông, đã đến lúc chúng
ta thực sự sẵn sàng với mô
hình chính quyền đô thị một
cấp như đề án của TP.HCM?
+ Trước đây thì đúng là
còn ý kiến khác nhau thật.
Tuy nhiên, nhận thức là quá
trình.Việc tổ chức chínhquyền
địa phương như thế nào cho
phù hợp với đặc điểm của đô
thị cũng như của nông thôn
đã được nghiên cứu lâu rồi.
Do đó mới có căn cứ để 11
năm trước thí điểm không tổ
chức HĐND ở huyện, quận,
phường.
Đô thị có nhiều đặc điểm
khác nông thôn. Đời sống
kinh tế đô thị chủ yếu là
phi nông nghiệp, đa ngành,
đa lĩnh vực, có tốc độ phát
triển cao. Hạ tầng đô thị có
tính thống nhất, liên thông,
phức tạp, mang tính hệ thống,
không phụ thuộc vào địa giới
hành chính. Việc phân chia
địa giới hành chính ở đô thị
chỉ có ý nghĩa là khu vực
hành chính, mang tính quản
lý hành chính là chủ yếu.
Quản lý nhà nước về an
ninh trật tự, an toàn xã hội,
giao thông, điện nước, xây
dựng, môi trường ở đô thị
là công việc hằng ngày, đa
dạng, phức tạp. Việc duy trì
các cấp chính quyền trung
gian như quận, phường theo
mô hình chung hiện nay khó
đáp ứng được yêu cầu ấy.
Kết quả thí điểm trước đây,
rồi thực tiễn quá trình thảo
luận mô hình chính quyền đô
thị cho Hà Nội, Đà Nẵng đã
khai thông nhiều. Còn điểm
nghẽn trongLuật Chính quyền
địa phương đã được sửa đổi
và có hiệu lực, không còn
vướng gì nữa.
. Với hai nghị quyết đã ban
hành về chính quyền đô thị
ở Hà Nội, Đà Nẵng và dự
thảo nghị quyết cho TP.HCM
thì đang có hai mô hình: Đô
thị với một cấp chỉnh quyền
và hai cấp chính quyền. Nên
hiểu như thế nào về tính đa
dạng này?
+ Về mặt khoa học cũng
như xu hướng thế giới, cho
đến nay, chúng ta đều thống
nhất là đô thị thì chỉ nên một
cấp chính quyền. Đà Nẵng và
TP.HCMđi theo cách ấy - chỉ
Nếu đề án chính quyền đô thị TP.HCMđược thông qua, HĐNDTP sẽ đảmđươngmột số nhiệmvụ thay thế HĐND cấp quận, phường.
Trong ảnh: Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết tại một kỳ họp củaHĐNDTP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook