3
Thời sự -
ThứHai 9-11-2020
Họ đã nói
Nâng cao tính tự chủ của
bộ máy chính quyền
Tôi nhất trí việc QH
thảo luận, xem xét
thông qua dự thảo
nghị quyết về tổ chức
chínhquyềnđô thị tại
TP.HCM.
Thứ nhất, nhằm
nâng cao tính tự chủ,
tựchịutráchnhiệmcủa
bộmáy chính quyền đô thị, nâng cao chất
lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công,
phù hợp với đặc điểm, tính chất của một
trung tâmtài chính, kinh tế, côngnghệ cao
của cả nước và khu vực. Thứ hai, việc này
sẽ đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho
quá trình đổi mới hiệu lực, hiệu quả của
chính quyền đô thị.
Tôi tán thành với đề nghị của Chính phủ,
việc đổimớimôhình chínhquyềnđô thị tại
TP.HCM là vấn đề quan trọng và cấp bách
nên triển khai thực hiện ngay, không cần
phải tổ chức thí điểm. Không thí điểm là
phù hợp với quy định của hiến pháp, phù
hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của LuậtTổ chức Chínhphủ và LuậtTổ chức
chính quyền địa phương.
Về thực tiễn,TP.HCMđã cóbảy nămthực
hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận,
huyện, phường. Qua báo cáo tổng kết,
đánh giá của TP.HCM cho thấy việc không
tổ chức HĐNDquận, huyện, phường tạiTP
không làmảnh hưởng đến tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị ở địa phương.
Hoạt động quản lý, điều hành của bộmáy
hànhchínhnhànướcTPvàcácquận,huyện,
phường vẫn ổn định và thông suốt.
Đại biểu
DƯƠNG MINH TUẤN
(Bà Rịa-Vũng Tàu)
Làm đòn bẩy cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
Sự phát triển như
vũbãocủa côngnghệ
4.0 cùng với việc hình
thành hệ thống chính
phủ điện tử thời gian
quađãgiúptăngcường
chấtlượngphụcvụphát
triển kinh tế - xã hội,
đời sốngngười dân…
Đâylàthờicơthuậnlợi
để chúng tamạnh dạn tạo thế và lực thông
qua hình thức cải cách thể chế của TP.HCM.
Quađó tạođiềukiệnchoTP.HCMphát triển,
làmđònbẩypháttriểnchocáctỉnh,TPtrong
vùng kinh tế trọng điểmphía Nam.
Từ đó, tôi đề nghị các đại biểu QH và QH
xem xét cho thông qua nghị quyết của QH
về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM
trong kỳ họp này và cho thực hiện luônmà
không cần thí điểm.
Sau khi được QH thông qua nghị quyết
về tổ chức chính quyền đô thị, TP.HCM cần
chú trọngđầu tưcôngvàphát triểncơ sởhạ
tầng của TP mới trực thuộc TP.HCM để tạo
điềukiệnthuậnlợinhấtchoTPmớicấtcánh.
Đại biểu
HUỲNHTHÀNH CHUNG
(Bình Phước)
Tăng việc ứng dụng dịch vụ
công trực tuyến
Qua nghiên cứu và
trao đổi với một số
chuyên gia cũng như
mộtsốcửtriquantâm,
tôi nhận thấy đề án tổ
chức chính quyền đô
thị tại TP.HCM được
xây dựng rất công
phu, thể hiện trách
nhiệm chính trị rất cao của lãnh đạo và ý
chí nguyện vọng của nhân dân TP.HCM.
Đây là cơ sở quan trọng để đề án thật sự
đi vào cuộc sống sau khi được QH thông
qua nghị quyết về tổ chức chính quyền đô
thị tại TP.HCM.
Tôi cũng kiến nghị việc tổ chức chính
quyền đô thị TP.HCM thực hiện theo mô
hìnhmột cấp chính quyền và hai cấp hành
chính. Cốt lõi của việc tổ chức theomôhình
này là làm thế nào để tăng quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của TP. Làm thế nào
để hệ thống chính trị, chính quyền hoạt
độnghiệu lực, hiệuquả hơn và tăng cường
phân cấp hơn đến tận cấp xã, phường…
Từ đó giúp người dân được tiếp cận các
thủ tục hành chính qua hệ thống chính
quyền điện tử, tăng việc ứng dụng dịch
vụ công trực tuyến…
Đại biểu
NGUYỄN THỊ XUÂN THU
(Khánh Hòa)
Chú trọng việc bố trí đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở
Đoàn đại biểu QH
TPĐàNẵng tán thành
đề nghị của Chính
phủ, trình QH ban
hành nghị quyết về
tổ chức chính quyền
đô thị tại TP.HCM.
Một vấn đề cần
được QH quan tâm,
đó là sau khi nghị quyết này được ban
hành thì cần ban hành các văn bản
hướng dẫn về tổ chức triển khai thực
hiện kịp thời, phù hợp với điều kiện,
tình hình thực tiễn của địa phương.
Trong đó chú trọng việc bố trí nhân
lực, đội ngũ cán bộ cho cấp cơ sở đảm
bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
đặt ra, tránh tình trạng cắt giảm biên
chế theo kiểu dàn hàng ngang đối với
các địa phương mà không căn cứ vào
tình hình thực tiễn dẫn đến khó khăn
cho các cấp chính quyền, cấp cơ sở.
Cùng với đó, nghị quyết về chính
quyền đô thị tại TP.HCM lần này phải đạt
được mục tiêu là tạo điều kiện tốt nhất
để TP.HCM phát triển ổn định, làm tốt
vai trò là một trọng điểm kinh tế của cả
nước, có đóng góp quan trọng hơn cho
quá trình phát triển chung của đất nước
như tinh thần của Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị, QH và Chính phủ giao cho cũng
như sự kỳ vọng của nhân dân cả nước.
Đại biểu
NGUYỄN BÁ SƠN
(Đà Nẵng)
CHÂN LUẬN
ghi
Làm luôn,
có một cấp chính quyền ở TP.
Ngay cả đề án TP Thủ Đức
của TP.HCM - đơn vị hành
chính lãnh thổ tương đương
với cấp quận, cũng như vậy,
chỉ có một cấp chính quyền
là chính quyền TP Thủ Đức.
Hai đô thị lớn làm được
như vậy là vì họ đã có thực
tiễn bảy năm thí điểm không
tổ chức HĐND quận, huyện,
phường.
Còn Hà Nội là thủ đô, trước
chưa tham gia thí điểm nên
có lẽ quan điểm của cả địa
phương và Trung ương là cần
thận trọng hơn trước vấn đề
đổi mới tổ chức, bộ máy. Cho
nên thí điểm chính quyền đô
thị có hai cấp chính quyền, ở
TP và quận.
“Tôi tin là sẽ có sự
đồng thuận cao”
. Từ cuộc thí điểm không
tổ chức HĐND quận, huyện,
phường trước đây, đến lần này
tìm kiếmmô hình chính quyền
đô thị ở ba TP lớn, ông phán
đoán thế nào về tương lai mô
hình chính quyền đô thị?
+ Thực tiễn thí điểm ấy
cung cấp nhiều kinh nghiệm
và bài học quý để giờ đây Hà
Nội, Đà Nẵng, TP.HCM triển
khai mô hình chính quyền đô
thị phù hợp với đặc điểm địa
phương mình.
Trước đây, khi thí điểm
không tổ chức HĐND thì
UBND nơi đó vẫn giữ chế độ
làm việc tập thể kiểu cũ. Còn
lần này, UBND ở cấp trung
gian ấy chỉ là cơ quan hành
chính nhà nước hoạt động
theo chế độ thủ trưởng, bảo
đảm nguyên tắc tập trung dân
chủ. Đây là yếu tố rất quan
trọng để tinh gọn bộ máy,
tinh giản biên chế, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của chính quyền địa phương.
Qua đó đáp ứng sự hài lòng
của người dân và tạo cơ sở
để phát triển kinh tế - xã hội.
Tôi tin là kỳ họp này, QH
sẽ đồng thuận cao, thông qua
nghị quyết về chính quyền đô
thị TP.HCM. Như thế, sau bầu
cử đại biểu HĐND giữa năm
2021, mô hình chính quyền
đô thị ở ba TP sẽ đồng loạt
vận hành.
Thực tiễn sẽ kiểm định để
trong tương lai QH sẽ nghiên
cứu cho sửa hiến pháp và
Luật Tổ chức chính quyền địa
phương theo hướng đô thị chỉ
một cấp chính quyền, thống
nhất thực hiện trên toàn quốc.
.
Xin cám ơn ông
.•
Quốc hội tiếp tục chất vấn,
phê chuẩnbổnhiệm
nhânsự
Từ ngày 9 đến 13-11, Quốc hội tiếp tục chất vấn
và trả lời chất vấn; phê chuẩn việc bổ nhiệmmột số
nhân sự, đồng thời biểu quyết một số dự thảo luật,
nghị quyết…
Trọng tâm của kỳ họp thứ 10, Quốc hội (QH) khóa XIV tuần
làm việc thứ hai (theo hình thức tập trung) vẫn là chất vấn và
trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan đến thực hiện các nghị
quyết của QH, phê chuẩn bổ nhiệm một số nhân sự.
Theo chương trình làm việc, phiên chất vấn tại QH sẽ được
kéo dài đến hết buổi sáng 10-11. Đến thứ Tư 11-11, sau khi
thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2021, QH sẽ bắt đầu công tác nhân sự.
Cụ thể, QH sẽ nghe Thủ tướng trình bày tờ trình đề nghị phê
chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ KH&CN đối với
ông Chu Ngọc Anh, thống đốc NHNN Việt Nam đối với ông
Lê Minh Hưng. Công tác nhân sự sẽ được thảo luận ở đoàn đại
biểu (ĐB) QH. Chiều cùng ngày, QH sẽ bỏ phiếu kín để phê
chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ đối với hai ông Chu Ngọc Anh
và Lê Minh Hưng.
Thứ Năm 12-11, QH sẽ nghe Thủ tướng trình phê chuẩn
bổ nhiệm một số nhân sự thành viên Chính phủ, trong đó có
việc phê chuẩn ông Nguyễn Thanh Long làm bộ trưởng Bộ Y
tế và ông Huỳnh Thành Đạt làm bộ trưởng Bộ KH&CN. Dự
kiến nhân sự thống đốc NHNN cũng được Thủ tướng trình luôn
trong dịp này. Chánh án TAND Tối cao cũng sẽ đề nghị QH phê
chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự thẩm phán TAND Tối cao.
Thứ Sáu 13-11, QH phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự một số
thành viên Chính phủ, nhân sự thẩm phán TAND Tối cao bằng
hình thức bỏ phiếu kín.
Trong tuần làm việc, các ĐBQH sẽ thảo luận các dự thảo
Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự cơ sở; Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm
virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS); dự thảo nghị quyết về thí điểm quản lý, sử dụng
đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản
xuất, xây dựng kinh tế...
QH sẽ thông qua các luật như Luật Biên phòng Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Cư trú (sửa
đổi); Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Thỏa thuận quốc tế.
Vào chiều 12-11, sau khi thông qua nghị quyết về dự toán
ngân sách nhà nước năm 2021, QH sẽ dành thời gian thảo
luận về dự thảo nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại
TP.HCM. Trước đó, hôm 26-10, khi thảo luận về nghị quyết
này, đại đa số ý kiến tán thành để TP.HCM thực hiện luôn
chính quyền đô thị mà không thông qua “thí điểm”.
Đặc biệt, vào chiều thứ Sáu 13-11, Ủy ban Thường vụ QH
sẽ trình dự kiến ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử ĐBQH
khóa XV và bầu cử ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Cũng trong chiều 13-11, QH sẽ thông qua các nghị quyết
về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; nghị quyết về chủ
trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để
thực hiện dự án hồ chứa nước sông Than (Ninh Thuận), dự án
hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An), nghị quyết về tham gia lực
lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc…
CHÂN LUẬN
ĐạibiểuKsorH’BơKhắp(GiaLai)trongphiênchấtvấnhôm6-11.
Ảnh:Quochoi.vn