6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 9-11-2020
KIMPHỤNG
S
ố báo ngày 7-11,
Pháp Luật
TP.HCM
thông tin VKSND
TP.HCM kiến nghị với Sở Tư
pháp TP.HCM về việc chấn chỉnh
hoạt động công chứng trên địa bàn
TP. Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám
đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết
ngay sau khi nhận được công văn
kiến nghị nêu trên, Sở Tư pháp TP
đã có công văn phản hồi.
Nhiều kế hoạch cụ thể
Theo Sở Tư pháp TP, thời gian
qua, để đối phó với tình trạng các
đối tượng giả người, sử dụng giấy tờ
giả yêu cầu công chứng để thực hiện
hành vi phạm tội, sở đã chủ động về
mặt quản lý nhà nước.
Cụ thể, sởđã thammưu choUBND
TP ban hành Quyết định số 1198
ngày 29-3-2018 về ban hành quy
chế cung cấp thông tin, khai thác,
sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu công
chứng điện tử tại TP.HCM.
Đây là văn bản có ý nghĩa quan
trọng đối với việc vận hành của cơ
sở dữ liệu công chứng điện tử, nơi
cung cấp các thông tin về nguồn gốc
tài sản, tình trạng giao dịch của tài
sản và các thông tin về biện pháp
ngăn chặn được áp dụng đối với tài
sản có liên quan đến hợp đồng, giao
dịch đã được công chứng.
Sở đã tổ chức triển khai, thực hiện
Công văn số 4724 ngày 13-11-2019
của UBND TP về tăng cường quản
lý nhà nước, phòng, chống tội phạm
Sở Tưpháp
phảnhồi về
giảmạo trong
công chứng
Sở Tư pháp TP.HCMđã chủ động
thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn,
xử lý việc giả người, dùng giấy tờ giả
trong công chứng.
Người dân đang thực hiện giao dịch tại Phòng Công chứng số 1. Ảnh: KIMPHỤNG
Dự thảo về chống giả mạo trong công chứng
Sở Tư pháp đã xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức tọa đàm về nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống giảmạo giấy tờ, chủ thể trong hoạt động
công chứng, chứng thực trên địa bàn TP.HCM. Dự thảo này có sự tham gia
của công an, TAND, VKSND, Hội Công chứng viên, các tổ chức hành nghề
công chứng và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Mục đích nhằm góp phần chấn chỉnh, khắc phục tình trạng sử dụng
giấy tờ giả, người giả ngày càng phổ biến, tinh vi như hiện nay; nâng cao
sự cảnh giác, kỹ năng phát hiện giấy tờ giả cho công chứng viên. Kế hoạch
đang được lấy ý kiến góp ý của Hội Công chứng viên trước khi trình UBND
TP ban hành.
Khi phát hiện hồ sơ
có dấu hiệu giả mạo thì
các tổ chức hành nghề
công chứng chuyển
ngay hồ sơ và tài liệu có
liên quan đến Cơ quan
CSĐT Công an TP.
và vi phạmpháp luật về đất đai, kinh
doanh bất động sản. Sở cũng phối
hợp với các cơ quan báo chí tăng
cường tuyên truyền, phổ biến pháp
luật để cá nhân, tổ chức lưu ý khi
ký kết hợp đồng, giao dịch. Việc này
nhằm nâng cao nhận thức, sự cảnh
giác của người dân, hạn chế rủi ro
trong việc ký kết hợp đồng, giao dịch.
Sở cũng thường xuyên tổ chức các
lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
công tác công chứng, chứng thực cho
cán bộ tư pháp, công chứng viên trên
địa bàn TP. Trong đó chú trọng bồi
dưỡng chuyên đề về các giải pháp
phòng ngừa, xử lý tình trạng giả
mạo trong hoạt động công chứng,
chứng thực.
Cạnh đó, Sở Tư pháp đã phối
hợp với Hội Công chứng viên TP
mời đại diện Phòng Kỹ thuật hình
sự Công an TP tập huấn chuyên đề
“Phương pháp và kỹ năng nhận biết
chữ ký, tài liệu, người giả mạo”.
Riêng sở cũng đã ban hành kế
hoạch về phòng, chống vi phạm
pháp luật và tội phạm trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
mình. Trên cơ sở kế hoạch này, sở
đang hoàn chỉnh chuyên đề “Phòng
ngừa tội phạm và phòng, chống vi
phạm pháp luật trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước của Sở Tư pháp:
Công chứng, luật sư, đấu giá tài sản,
thừa phát lại, trọng tài thương mại”.
Phối hợp “trị” nạn
giả người, giả giấy
Sở Tư pháp TP xây dựng liên
thông cơ sở dữ liệu công chứng,
đất đai với Sở TN&MT TP nhằm
cung cấp dữ liệu thật cho hệ thống
công chứng. Mục đích là để giảm
thiểu tình trạng lọt giấy tờ giả,
gây thiệt hại cho những người
liên quan và đảm bảo an toàn cho
công chứng viên.
Sở đã chủ động phối hợp với
Sở TN&MT, Sở TT&TT nghiên
cứu, xây dựng cơ chế liên thông
cơ sở dữ liệu công chứng, đất đai.
Ngày 29-10 vừa qua, Sở Tư
pháp, Sở TN&MT cùng Sở TT&TT
ký kết kế hoạch liên tịch về kết
nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu công
chứng và cơ sở dữ liệu địa chính
tại TP.HCM. Kế hoạch này nhằm
tăng cường quản lý nhà nước,
phòng, chống tội phạm vi phạm
pháp luật về đất đai, kinh doanh
bất động sản.
Sở Tư pháp TP cũng thường
xuyên quán triệt với các tổ chức
hành nghề công chứng về cách
xử lý. Theo đó, khi phát hiện hồ
sơ công chứng có dấu hiệu giả
mạo thì các tổ chức hành nghề
công chứng chuyển hồ sơ và tài
liệu liên quan đến Cơ quan CSĐT
Công an TP để điều tra, xử lý
theo quy định.
Hằng năm, căn cứ theo kế hoạch
hoặc yêu cầu đột xuất, Thanh tra
Sở Tư pháp đều thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành trong lĩnh vực công
chứng. Từ đây sẽ kịp thời xử lý khi
phát hiện các vi phạm của công
chứng viên và tổ chức hành nghề
công chứng. Sở tăng cường xử lý vi
phạmhành chính đối với các hành vi
giả mạo người yêu cầu công chứng,
chuyển hồ sơ đến công an những vụ
việc có dấu hiệu tội phạm để điều
tra, xử lý theo quy định.
Trong văn bản phản hồi cho
VKSND TP, Sở Tư pháp cho biết
đã chủ động làm nhiều việc để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước
trong lĩnh vực công chứng. Tuy
nhiên, do đặc thù TP.HCM có dân
số đông, số lượng hợp đồng, giao
dịch là rất lớn nên vẫn còn trường
hợp giả người hoặc sử dụng giấy tờ
giả nhưng không được phát hiện,
xử lý kịp thời.
Sở Tư pháp ghi nhận các kiến
nghị của VKSND TP để tiếp tục đề
ra các giải pháp và triển khai hiệu
quả trong thời gian tới.•
Trước khi thi hành bản án tử hình bằng tiêm thuốc độc,
các nữ tử tù sẽ được trích xuất tới bệnh viện để kiểm tra
xem có thai hay không.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao,
TAND Tối cao và VKSND Tối cao vừa ban hành Thông tư
liên tịch số 02/2020 quy định về việc phối hợp tổ chức thi
hành án (THA) tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Thông tư trên bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày
1-12 tới.
Theo thông tư, sau khi kiểm tra hồ sơ của người bị kết
án tử hình, xác định người bị kết án không thuộc trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của BLHS năm 2015 và
không thuộc trường hợp đang bị điều tra, truy tố, xét xử về
một tội phạm khác thì chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm
phải ra quyết định THA tử hình.
Đáng chú ý, trường hợp người bị THA tử hình là phụ nữ
thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ để đưa bản án tử hình ra thi
hành, hội đồng THA tử hình phải yêu cầu thủ trưởng cơ quan
THA hình sự công an cấp tỉnh hoặc thủ trưởng cơ quan THA
hình sự cấp quân khu ra lệnh trích xuất người bị kết án tử
hình đến bệnh viện thuộc Sở Y tế hoặc bệnh viện cấp quân
khu, nơi đang giam giữ người bị kết án tử hình để kiểm tra,
xác định xem người bị kết án tử hình có thai hay không.
“Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản và có xác
nhận của bệnh viện nơi tiến hành kiểm tra, xác định” -
thông tư nêu rõ.
Cũng theo thông tư, hội đồng THA tử hình quyết định
hoãn THA trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là
gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có trở ngại khách quan khác
không thể thực hiện được việc THA tử hình hoặc trên
đường áp giải người bị THA tử hình bị tai nạn phải đưa đến
bệnh viện.
Trường hợp thứ hai là trang thiết bị, dụng cụ THA tử hình
bị hư hỏng; không xác định được tĩnh mạch; thuốc THA tử
hình không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoặc các
điều kiện khác bảo đảm cho việc THA tử hình không đáp
ứng được.
Sau khi THA tử hình xong, việc giải quyết cho nhận tử
thi, tro cốt, hài cốt và mai táng người đã bị THA tử hình
thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều
83 của Luật THA hình sự.
“Không tổ chức việc giao nhận tử thi, tro cốt, hài cốt của
người đã bị THA tử hình vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm
trước đến 6 giờ sáng hôm sau)” - thông tư nhấn mạnh.
TUYẾN PHAN
Nữ tử tùđược khámcó thai hay không trước khi tiêmthuốc độc