3
Thời sự -
Thứ Tư 11-11-2020
TP.HCM: Tăng tốc
các dựándân sinh
Sáng 10-11, tại kỳ họp thứ 22, các đại biểu HĐND
TP.HCM đã thảo luận và thông qua nghị quyết điều
chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020 cho 153 dự án và một chương trình.
Trong đó, số vốn tăng cho 127 dự án là 1.185 tỉ đồng.
26 dự án điều chỉnh giảm vốn hơn 1.569 tỉ đồng và
một chương trình giảm hơn 245 tỉ đồng.
Nói về lý do điều chỉnh giảm, ông Lê Thanh Liêm,
Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, cho biết
đây là các chương trình, dự án không thể sử dụng hết
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
do vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng,
giảm khối lượng thực hiện theo thực tế và giảm kế
hoạch theo giá trị quyết toán được phê duyệt. Do
đó, UBND TP đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch
đầu tư công trung hạn để bổ sung cho các dự án có
tiến độ thực hiện tốt, có nhu cầu điều chỉnh tăng kế
hoạch đầu tư công trung hạn.
Còn đối với
127 dự án được
điều chỉnh tăng
vốn, ông Lê
Thanh Liêm cho
biết đó là các
dự án đã được
HĐND TP bố trí
kế hoạch đầu tư
công năm 2020
và có tiến độ
thực hiện tốt, tỉ
lệ giải ngân cao,
cần điều chỉnh
tăng kế hoạch
vốn đầu tư năm
2020 để tiếp tục
thực hiện và sớm
hoàn thành đưa
vào sử dụng.
Để thực hiện
có hiệu quả
các dự án này,
nghị quyết của
HĐND TP giao
UBND TP cần
có giải pháp đủ
mạnh để tăng
cường tính kỷ
luật, kỷ cương
trong chấp hành
các quy định
về ngân sách. Nghị quyết cũng yêu cầu có giải pháp
đẩy nhanh tiến độ các dự án trong lĩnh vực giáo dục,
chương trình, dự án công nghệ thông tin, các dự án
phục vụ dân sinh; hạn chế tình trạng chênh lệch quá
lớn giữa số liệu quyết toán dự án hoàn thành với
tổng mức đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.
HĐND TP đề nghị có hướng xử lý đối với các dự
án đã được quyết định chủ trương đầu tư, đã hết thời
hạn thực hiện dự án theo quy định nhưng chưa được
bố trí vốn để thực hiện dự án đảm bảo đúng quy định
pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các
quy định khác liên quan.
Liên quan đến nội dung về điều chỉnh kế hoạch
đầu tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách TP,
HĐND TP cũng thông qua nghị quyết điều chỉnh
giảm hơn 3.621 tỉ đồng.
Nguyên nhân của việc điều chỉnh giảm này là do
tiến độ thực hiện dự án bị ảnh hưởng bởi nhiều khó
khăn mà chủ yếu do vướng công tác bồi thường, hỗ
trợ tái định cư.
Đồng thời, TP cũng điều chỉnh tăng vốn hơn
3.632 tỉ đồng để bổ sung vốn thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư với các dự án đã hoàn
chỉnh hồ sơ pháp lý theo quy định.
Cùng đó là bổ sung kế hoạch đầu tư công năm
2020 nguồn vốn ngân sách TP do thay đổi khả năng
huy động các nguồn vốn, với tổng số vốn bổ sung là
2.860 tỉ đồng để điều chỉnh tăng vốn cho 167 dự án
đã được bố trí kế hoạch đầu tư công.
TÁ LÂM
Vay thêm hơn 2.378 tỉ
đồng cho dự án cải
thiện môi trường nước
Tại kỳ họp này, HĐND TP.HCM
đã thống nhất tờ trình của UBND
TP về huy động vốn thực hiện dự
án cải thiện môi trường nước lưu
vực Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh
Đôi - kênh Tẻ (giai đoạn 2), theo
phương án vay lại nguồn vốn vay
nước ngoài của Chính phủ.
Theo đó, số tiền mà UBND TP
muốn vay lại từ nguồn vốn vay
nước ngoài của Chính phủ để
làm dự án này là 10.813 triệu yen
Nhật, tương đương hơn 2.378 tỉ
đồng (khoản vay lần thứ tư). Thời
gian vay 30 năm, UBND TP sẽ bố
trí ngân sách hoặc các nguồn vốn
khác trả nợ đúng hạn.
HĐND TP cũng đã thông qua
nghị quyết về đề nghị công nhận
xã Thạnh An, huyện Cần Giờ là xã
đảo. HĐNDTP.HCMgiao UBNDTP
hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận
xã Thạnh An, huyện Cần Giờ là xã
đảo trình cấp có thẩmquyền xem
xét, quyết định.
Phải bảo vệ
cán bộ dámnghĩ,
dám làm
“Nếu như không bảo vệ được cán bộ dámnghĩ, dám làm thì chắc chắn không ai
sáng tạo, không ai dámđổi mới, đột phá” - đại biểuĐàoThanhHải (Hà Nội).
Đ.MINH- C.LUẬN- T.PHÚ
C
hiều 10-11, tại kỳ họp
thứ 10, Quốc hội (QH)
khóa XIV, các đại biểu
(ĐB) đã thảo luận tổ, góp ý
dự thảo các văn kiện trình
Đại hội ĐB toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng.
Chống tham nhũng,
niềm tin của dân
tăng lên
ĐB Trương Trọng Nghĩa
(TP.HCM) cho rằng công
cuộc chống tham nhũng thời
gian qua đã làm được nhiều
việc mà các nhiệm kỳ trước
không làm được. Theo ĐB
Nghĩa, chủ trương là chống
tham nhũng từ trên xuống,
từ trong ra, điều này cực kỳ
khó khăn nhưng làm được
như vậy, Đảng đã khôi phục
được lòng tin của nhân dân.
“Tất nhiên, vẫn còn có điểm
nọ điểm kia, vẫn còn hạn chế
nhưng cơbản công cuộc chống
thamnhũngvừa qua giúpniềm
tin của nhân dân tăng lên rất
nhiều” - ĐB Nghĩa nói.
Tuy vậy, ĐB Đào Thanh
Hải (Hà Nội) cho rằng sau
một loạt vụ việc xảy ra, có
tình trạng nhiều cán bộ, đảng
viên không dám đổi mới,
sáng tạo, diễn ra ở tất cả cấp
ngành, địa phương.
“Hầu hết cán bộ, đảng viên
gần đây đều xác định làm tròn
vai. Đơn cử sáng nay (10-11),
HĐND TP Hà Nội triệu tập
phiên họp bất thường thông
qua kế hoạch đầu tư công.
Lãnh đạoTPHàNội nói nhiều
vấn đề đã phân cấp cho quận,
huyện nhưng có nhiều quận
sợ, vẫn xin ý kiến HĐND TP
để cho chắc” - ông Hải nêu.
Theo ĐB Hải, dự thảo văn
kiện có nêu đổi mới, sáng tạo
và đột phá để hoàn thành mục
tiêu yêu cầu của các nghị quyết
nhưng hiện tại trong đổi mới,
sáng tạo và đột phá giữa đúng
và sai rấtmongmanh, “vôcùng
mongmanh”. “Nếunhưkhông
bảo vệ được cán bộ dámnghĩ,
dám làm thì chắc chắn không
ai sáng tạo, không ai dám đổi
mới, đột phá” - ĐB Hải nêu.
Theo ông Hải, trong nghị
quyết Đại hội Đảng tới đây cần
nhấn mạnh vấn đề bảo vệ cán
bộ, nếu không thì thực hiện
nghị quyết gặp rất nhiều khó
khăn. “Khi cán bộ đổi mới,
sáng tạo, làm được thì khen,
không làm được thì quy trách
nhiệm rất nặng nề. Trong khi
cái không thành công đó có
thể do khách quan đem lại, do
tình hình thế giới diễn biến,
nhiều vấn đề ảnh hưởng yêu
cầu mục tiêu, do đó cần có
quan điểm để bảo vệ cán bộ
dám đổi mới, sáng tạo và có
những quan điểm đột phá” -
ông Hải nói và đề nghị phải
có cơ chế bảo vệ cán bộ đổi
mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Thành ủy Hà Nội Vương
Đình Huệ đề nghị thư ký ghi
rõ, nhấn mạnh nội dung có cơ
chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ,
dám làm, đổi mới, sáng tạo
vì lợi ích chung.
“Tránh biết rồi khổ
lắm nói mãi…”
Nêu ý kiến tại tổ của mình,
Thủ tướngNguyễnXuânPhúc
cũngnhắcđếnviệc trongnhiệm
kỳ này có nhiều cán bộ cấp
cao bị xử lý nhưng việc xử lý
là nhân văn và cương quyết.
“Những vấn đềmờ ám, tiêu
cực, thamnhũng, lợi ích nhóm
phải được xử lý nghiêm, tạo
niềm tin cho nhân dân, không
để tình trạng mù mờ, thiếu
niềm tin” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đồng ý
cần phải thay đổi cơ chế để
khuyến khích sáng tạo, tránh
các đổi mới, sáng tạo, sáng
kiến đi ra nước ngoài.
“Những gì sáng tạo, đổi
mới thì Đảng và Nhà nước
cần phải ưu tiên phát triển.
Nếu không làm được thì đất
nước ta nghèo. Phải tháo gỡ
để mọi người có thể đóng
góp; người tài, người giỏi,
tâm huyết với phát triển, chứ
không phải “nhân tài như lá
mùa thu”” - Thủ tướng nói.
Đặc biệt, Thủ tướng cho
rằng cần phải xóa bỏ những
cái cũ kỹ, văn hóa lạc hậu,
nghi kỵ, thiếu đoàn kết. “Phải
là “nhân chi sơ tính bản thiện
chứ không phải nhân chi sơ
tính cục bộ”, 100 triệu người
là một ý chí. Đảng đổi mới
sát dân, sát cơ sở, Chính phủ
và QH điều hành thể chế tốt,
tránh tình trạng biết rồi khổ
lắmnói mãi” - Thủ tướng nêu.
Muốn vậy, theo Thủ tướng,
phải có cơ chế giám sát để
đảng viên gương mẫu, trở
thành cán bộ của dân, của
Đảng. Thủ tướng nhấn mạnh
rằng từ cán bộ cho đến thể
chế, vai trò cấp ủy các cấp
là rất quan trọng.
ĐBDương QuốcAnh (Gia
Lai) cũng cho rằng cần phải
thay đổi chính sách trọng
dụng cán bộ chất lượng cao,
đặc biệt là với các cháu học ở
nước ngoài. Nếu cứ như hiện
nay thì các cháu không về vì
nếu theo quy định thi công
chức hiện nay thì “trượt” hết.
ĐBNguyễnAnhTrí(HàNội)
đề cập đến vấn đề phát triển
nguồnnhân lực chất lượngcao,
phát hiện, bồi dưỡng nhân tài
và nói: “Tôi mong rằng phần
này phải làm sâu sắc hơn, đặc
biệt là phải có sự công minh,
bình đẳng trong việc bổ nhiệm
cán bộ và cả về mặt cơ hội để
họ phát triển”. Theo ĐB Trí,
vấn đề công minh, bình đẳng
trong bổ nhiệm cán bộ là hết
sức quan trọng. “Theo tôi nghĩ
là con ai cũng được, miễn là
có tài, có đức, có tâm thì phải
có cơ chế để họ cống hiến cho
đất nước” - ông Trí nói.•
“Những vấn đề mờ
ám, tiêu cực, tham
nhũng, lợi ích nhóm
phải được xử lý
nghiêm, tạo niềm tin
cho nhân dân, không
để tình trạngmùmờ,
thiếu niềm tin.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Đại biểuĐào
ThanhHải (Hà
Nội) cho rằng
phải có cơ chế
bảo vệ cán
bộ dámnghĩ,
dám làm.
Ảnh: TP
“Hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp”
Phải có cơ chế để nhân dân giám sát, có thể thông qua
MTTQ hay các hình thức khác, còn dân chủ đại diện phải
thông qua QH.
Có một số ý mới là giảm số lượng ĐBQH của các cơ quan
hành pháp, QH đã thảo luận và khá thống nhất. Tôi cho rằng
kể cả ngành tư pháp cũng nên bớt ĐBQHđể bớt sức ép và sự
xung đột giữa lợi ích ngành của mình, giữa một bên là“mũ”
củangành,một bên là“mũ”ĐBdâncử. Giảmbớt nhữngĐBQH
nhánh hành pháp, tư pháp là để tăng ĐBQH chuyên trách.
Về nội dunghoàn thiện cơ chếbảo vệ hiếnpháp, nhiệmkỳ
trước cũng có tranh luận xemcó nên thành lập cơ quan bảo
hiến không thì khi đó thống nhất là không. Bây giờ trong dự
thảo văn kiện có câu“hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp”.
Tôi rất tán thành ý này nhưng cơ chế ấy thế nào phải bàn rõ.
Đại biểu
TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
,
TP.HCM