266-2020 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
M
ỗi ngày dù trời nắng
gắt haymưa rào, người
dân sống quanh khu
vực Trường THCS Thông
Tây Hội, quận Gò Vấp đều
quen thuộc với hình ảnh ông
Hồng đội chiếc nón in dòng
chữ An toàn giao thông, hai
tay hai chiếc cờ điều tiết giao
thông để dẫn mọi người qua
đường.
“Chú bảo vệ thân
thiện” của mọi người
Trường THCS Thông Tây
Hội nằm ngay mặt đường
Quang Trung, quận Gò Vấp.
Quanh khu vực này còn có
Trường Tiểu học Nguyễn Thị
MinhKhai, TrườngMầmnon
Hạnh Thông Tây, Cơ sở 2 của
trường trong hẻm cùng với
siêu thị. Vì thế, lượng xe đi
lại nơi đây rất đông, đặc biệt
là trong những giờ cao điểm.
Được lãnh đạo Trường
THCS Thông Tây Hội tuyển
làmbảo vệ từ năm2003, hằng
ngày thấy cảnh phụ huynh,
học sinh (HS) đi qua đường
khi xe buýt, ô tô, xe máy cứ
lao vù vù, ông Hồng lo lắng
và tình nguyện dẫnmọi người
qua đường.
Cómặt tại trường từ 11 giờ,
khi chuông vừa reo, nhiều HS
họcmột buổi kết thúc giờ học,
ông Hồng đã đứng sẵn trước
cổng để điều tiết giao thông.
Dáng người ông nhỏ nhắn
hòa lẫn trong dòng xe cộ
đi lại tấp nập. Hễ thấy phụ
huynh muốn qua đường, ông
liền giơ chiếc cờ xin đường
và từ từ dẫn mọi người qua.
Xong việc, ông lại trở về vị
trí làm việc.
Đứng chờ con trong sân
trường, chị NT, phụ huynh
HS lớp 9/3, bày tỏ: “Suốt bốn
năm con tôi học tại trường, tôi
đều thấymỗi ngày cứ đều đặn
bốn lần chú dẫn mọi người
qua đường dù nắng hay mưa.
Trước đây, khi chưa có cầu
bộ hành, công việc của chú
vất vả hơn nhiều”.
Mẹ của Thái Vũ, HS lớp 6,
đứng ngay bên cạnh tiếp lời:
“Tôi chưa từng thấymột người
bảo vệ nào như thế. Thấy phụ
huynh, HS từ xa chú luôn tươi
cười, niềm nở. Vì vội đưa HS
qua đường, nhiều hôm chú
không kịp đội mũ giữa trời
nắng gắt. Nhưng chưa bao
giờ tôi thấy chú than mệt hay
cau có với bất kỳ ai. Đặc biệt,
chú luôn quan tâm đến HS.
Có hôm con trai tôi quên vở,
chính chú đã đưa điện thoại
để cháu gọi báo tôi đem đến
cho con. Tiền lương của chú
có bao nhiêu đâu nhưng chú
lại tốn rất nhiều tiền điện
thoại vì suốt ngày để tụi nhỏ
gọi về cho gia đình”.
Tại Trường THCS Thông
Tây Hội, ông Hồng được HS
đặt cho biệt danh là “chú bảo
vệ thân thiện”.
“Chú Hồng rất tốt bụng” -
BảoThy, HS lớp 9 của trường,
bày tỏ. Thy nhớ lại: “Hômđó,
vào tiết cuối lớp được nghỉ,
tụi em ra sân chơi nhưng than
đói bụng. Làmviệc ngay cạnh,
chú biết chuyện liền hỏi: “Các
con muốn ăn gì?” rồi không
chần chừ, chú rút trong túimấy
chục ngàn đồng đưa cho cả
nhómđể mua bánh. Hôm sau,
em có trả nhưng chú không
lấy. Việc này lặp đi lặp lại
rất nhiều lần. Ở trường nếu
HS gặp khó khăn, chú đều
sẵn sàng giúp đỡ trong khả
năng của chú”.
Gia Ngọc, HS lớp 7/1, cho
hay: “Sắp tới ngày 20-11, em
dự định sẽ tặng chú một món
quà như là một sự tri ân”.
“Vui vì mọi người
qua đường an toàn”
Quệt giọt mồ hôi lăn trên
trán sau khi dẫn phụ huynh
qua đường, ông Hồng nói:
“Trường ở khu vực trung
tâm, xe cộ tấp nập. Nếu mình
không điều tiết thì sẽ dễ gây
ùn ứ, kẹt cứng. Hơn nữa, để
HS, phụ huynh tự qua đường
Ảnh 1, 2:
Ông Trần VănHồng
với HS nhà trường và ôngHồng
khi dẫn phụ huynh cùngHS
qua đường. Ảnh: KHÁNHCHI
Làm việc có trách nhiệm,
sẵn sàng giúp đỡ người khác
Chú Hồng làm việc rất tích cực. Dù đã được nhà trường
phân ca, thế nhưng sau khi hết ca trực của mình, chú vẫn ở
lại hỗ trợ những ca sau. Đầu giờ hay cuối giờ chú đều đến
trường để đảm bảo an ninh trật tự trước cổng trường cũng
như hỗ trợ phụ huynh trong giờ cao điểm đưa đón con.
Hồi chưa có cầu bộ hành, do trường có hai cơ sở nên HS
thường xuyên phải qua đường để vào Cơ sở 2 trong hẻm.
Nhà trường phân công giám thị, đoàn viên và bảo vệ thực
hiện công việc trên. Chú tiên phong ra giữa đường chặn xe
để HS qua đường. Từ khi có cầu đi bộ thì tình hình đỡ hơn.
Tuy nhiên, trường có hai cơ sở nên giáo viên phải chạy qua
chạy lại để dạy các em nên rất cực. Chưa kể phụ huynh còn
đưađóncon, những lúcnhư thếchúđềusẵnsàngdẫnđường.
NGUYỄN THỊ THU THỦY
,
tổ trưởng tổ văn phòng
Trường THCS Thông Tây Hội
Tiêu điểm
Ký ức vui vẻ
 là chương trình có rating bình quân cao
nhất trên VTV3 năm 2019, giành cúp VTV Award 2019
chương trình văn hóa - khoa học xã hội - giáo dục ấn
tượng, đoạt giải chương trình xuất sắc nhất và được yêu
thích nhất tại giải
Mai vàng
2019.
Chương trình sẽ chính thức quay lại mùa 3 lúc 21 giờ 15
tối Chủ nhật hằng tuần trên kênh VTV3 kể từ ngày 22-11.
Trong một phỏng vấn hậu trường, nhà báo Lại Văn
Sâm chia sẻ rằng anh từng không dám nhận lời mời của
chương trình cho mùa 3. Tuy nhiên, sau khi trao đổi cùng
êkíp qua nhiều lần thì anh cảm nhận cách tiếp cận khai thác
các mảng đề tài ký ức đa dạng và quan trọng phía êkíp, với
sức trẻ đầy nhiệt huyết đã giúp anh thêm cảm hứng để trở
lại. MC Lại Văn Sâm cũng xóa bỏ hoàn toàn sự lo ngại về
việc sẽ lặp lại các chủ đề, lặp lại chính mình trong công
việc dẫn dắt và nhận lời làm sứ giả của những miền ký ức. 
Điểm mới của mùa 3, thay vì chỉ tái hiện, giới thiệu các
ký ức, kỷ niệm, nhân vật, đồ vật, bối cảnh… trên sân khấu
như trước,
Ký ức vui vẻ
mở rộng thêm việc ghi hình ngoại
cảnh với
Chuyến xe ký ức
.
Chuyến xe ký ức 
sẽ đưa nghệ sĩ đi thực tế đến tận nơi để
trải nghiệm và giới thiệu cuộc sống, văn hóa nhiều vùng
miền trên khắp Việt Nam, qua đó khơi gợi cho khán giả
những ký ức đẹp.
QUỲNH TRANG
Làm gương lễ phép
cho học sinh
ÔngTrầnVăn Hồng cho biết
cứmỗi sángđónHS, ông lại cúi
chàophụhuynhvàcácem.Theo
ông, đây là cách mà ông chủ ý
để làm gương và giáo dục HS.
Nhờ vậy, HS cũng cúi chào lại
và trở nên lễ phép hơn.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư18-11-2020
Chú bảo vệ gần 17 năm dẫn
học sinh qua đường
Ngoài công việc bảovệ trườnghọc, 17nămqua, ôngTrầnVănHồng, quậnGòVấp (TP.HCM)
còn tình nguyện dẫn học sinh, phụ huynh và người dân qua đường.
tôi cũng không yên tâm nên
xung phong làm nhiệm vụ
này. Mới đó đã 17 năm trôi
qua, bao nhiêu buồn vui gắn
bó với nghề này”.
Ông Hồng cho biết ban đầu
mới phụ trách công việc này
ông cũng sợ vì rất nguy hiểm.
Có không ít lần bản thân ông
bị va quệt do nhiều người
không chịu nhường đường,
có người tỏ thái độ khó chịu,
thậm chí còn mắng ông. Tuy
nhiên, những lúc đó ông chỉ
im lặng bởi như ông chia sẻ,
mục đích cuối cùng mà ông
hướng tới là làm sao để HS
và phụ huynh qua đường an
toàn. Sau này, khi những
người đó hiểu việc làm của
ông thì dần dần cũng vui vẻ
nhường đường.
“Hiện nay cầu bộ hành đã
được xây nhưng chỉ giải quyết
được cho người đi bộ, trong
khi đó trường còn một lượng
lớn xe của HS, phụ huynh và
giáo viên. Chưa kể trường
còn có Cơ sở 2 ở trong hẻm.
Có hôm giáo viên phải dạy
cùng lúc hai cơ sở, hai tiết
cạnh nhau. Khi đó, tôi dẫn
đường để các cô dễ dàng đi
cho kịp giờ. Để làm tốt việc
của mình, tôi phải nắm rõ thời
khóa biểu của nhà trường” -
ông Hồng cho hay.
“Cứ mỗi ngày đưa được
HS qua đường an toàn, tôi
lại thấy vui. Nhiều phụ huynh
thương còn hay mua quà tặng
tôi. HS cũ dù đã nhiều năm
trôi qua nhưng gặp vẫn chào
tôi và bảo: “Chú Hồng dẫn
người qua đường đây rồi”.
Nghe câu đó tôi cảm thấy ấm
áp và muốn tiếp tục gắn bó
với công việc” - ông Hồng
trải lòng.
Tháng 10 vừa rồi, ông
Hồng được nghỉ hưu nhưng
vì thương yêu học trò nên ông
quyết định xin ký hợp đồng
để tiếp tục được làm công
việc mình yêu thích.•
MC Lại Văn Sâm trở lại
Ký ức vui vẻ
mùa 3
“Tôi chưa từng thấy
một người bảo vệ
nào như thế, chưa
bao giờ tôi thấy chú
than mệt hay cau có
với bất kỳ ai.”
Một phụ huynh HS
Những
người thầy
tỏa sáng
phía sau
bục giảng
- Bài 2
1
2
MC và những gươngmặt đội trưởng của
Ký ức vui vẻ
mùa 3.
Ảnh: BTC cung cấp
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook